Một số khuyến nghị nhằm thu hút LCF ở việt nam theo cơ chế CDM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 73 - 76)

II Các nút cổ chai chưa tìm ra biện pháp giải quyết

5.1 Một số khuyến nghị nhằm thu hút LCF ở việt nam theo cơ chế CDM

Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu chiến lược quốc gia về thu hút các dự án đầu tư theo cơ chế CDM trong thời gian qua và đã được xác định là một trong các nước có tiềm năng về xây dựng và thực hiện các dự án này, đặc biệt là các dự án đầu tư theo cơ chế CDM trong lĩnh vực năng lượng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg; ngày 02/12/2008), Bộ Tài nguyên và môi trường đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính nói chung và thu hút các dự án đầu tư theo cơ chế CDM nói riêng nhằm tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng Carbon thấp cũng như tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất và bảo vệ hạ tầng xã hội hiện hành.

Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thu hút dự án đầu tư theo cơ chế CDM tại Việt nam, phục vụ công cuộc phát triển bền vững đất nước, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và môi trường nên chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động chính liên quan đến dựa án đầu tư theo cơ chế CDM như sau:

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thực cộng đồng về các dự án theo cơ chế CDM cũng như tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị, khối doanh nghiệp ở trung ương và địa phương có tiềm năng tham gia các hoạt động CDM.

- Từng bước lồng ghép vấn đề về dự án theo cơ chế CDM vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành và địa phương.

- Nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút hơn nữa LCF tại Việt Nam và tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện dự án. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế về tài chính, chuyển giao công nghệ, kinh nghiêm, tăng cường năng lực để xây dựng, thực hiện dự án.

Bên cạnh những nỗ lực cải tổ chính sách trong nước, Việt nam cũng nên tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của Quốc tế, bao gồm: tài chính, chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác song phương và đa phương. Tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về biến đổi khí hậu như:

- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai cơ chế hợp tác giữa Việt Nam với các nhà tài trợ Quốc tế để thực hiện các nội dung của chương trình.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương về dứng phó với biến đổi khí hậu giữa Việt nam và một số nước, tổ chức quốc tế.

- Đóng góp tích cực và nâng cao vai trò của Việt nam trong khu vực và quốc tế vào quá trình xây dựng các thỏa thuận, văn bản quốc tế về biến đổi khí hậu. - Bổ sung hoàn thiện bộ khung văn bản quy phạm pháp luật và về cơ chế, chính

sách nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án CDM và các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu, nhằm tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào các dự án này tại Việt nam.

Mặt khác CDM là cơ chế mềm dẻo trong nghị định thư Kyoto. Việt Nam đã nhận được sự đầu tư tài chính của các nước phát triển như Australia, Đan Mạch hay của các tổ chức Quốc tế. Tuy nhiên Việt Nam cũng nên tính đến các thử thách trong tương lai khi phải thực hiện cam kết của nghị định thư.

- Lượng khí thải cho phép trong tương lai, - Biến động của giá thành CERs,

- Tính bất biến của các dự án đến giá thành của các dự án CDM.

Từ đó có thể xác định được số lượng dự án đầu tư theo cơ chế CDM thực thi và mức độ đền bù trong trường hợp thực thi nhiều dự án so với định mức cho trước. Số lượng các dự án đầu tư theo cơ chế CDM của Việt Nam tương đối nhiều, nhưng chỉ mới một phần nhỏ được EB phê chuẩn cho thực hiện. Tính đến những thách thức trong tương lai sẽ giúp chúng ta có định hướng đúng trong việc xác định thứ tự ưu tiên các dự án thực hiện trước, giá thành thực tế của các dự án. Đó sẽ là cơ sở để Việt Nam đi lên trên con đường phát triển bền vững.

Hướng đến công nghệ thu và lưu giữ Carbon CCS trong thời gian tới. Theo các chuyên gia của Nhóm Công tác Năng lượng và Nhóm Chuyên gia Năng lượng sạch của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đánh giá, Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng năng lượng sạch rất lớn.

Tiến sĩ Frank Mourits (Viện Tài nguyên Thiên nhiên Canada) là cố vấn cao cấp, Phó Chủ tịch Nhóm công tác APEC về công nghệ Thu và Lưu giữ Carbon (CCS) cho biết: “Công nghệ CCS đang triển khai tại Trung Quốc và APEC sẽ hỗ trợ để thực hiện tại Việt Nam. Trọng tâm trước hết của CCS ở Việt Nam sẽ hướng vào nhóm năng lượng hoá thạch để tìm cách sử dụng năng lượng sạch giúp cải thiện môi trường, đồng thời sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường công nghệ năng lượng sạch”. Ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH và dự kiến những năm tới đe doạ đến những vùng phát triển kinh tế-xã hội. Trong xu hướng phát triển bền vững hướng đến nền kinh tế với hàm lượng carbon thấp (low- carbon), chống BĐKH bằng giải pháp giảm thiểu nguyên nhân (tức giảm phát thải khí nhà kính chủ yếu là CO2), công nghệ CCS đang được các quốc gia nhìn nhận có vai trò tích cực”.

Công nghệ CCS với 3 khâu chính là: Thu Carbon, vận chuyển carbon và Lưu giữ Carbon đã khả thi về mặt kỹ thuật và đang từng bước được thương mại hoá ở các nước phát triển. Để công nghệ này có thể được ứng dụng mở rộng hơn, một số khía

cạnh công nghệ, pháp lý và cơ chế chính sách cần được quốc tế hoá kết hợp với tiếp cận cụ thể ở từng quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam. Theo đó, ứng dụng CCS vào Việt Nam, bước đầu là đánh giá tiềm năng và tìm hiểu khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách hiện có và rào cản để xác định hướng giải quyết. Thời gian qua, một số nghiên cứu về CCS ở các nước phát triển đã được tiến hành tại 4 nước Đông Nam Á (Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam). Nghiên cứu này ở Việt Nam đã đánh giá, phân tích 60 nguồn tĩnh phát thải CO2 (trong đó có 31 nhà máy nhiệt điện) có tổng phát thải CO2 khoảng 64 triệu tấn/năm và ghi nhận Việt Nam có tiềm năng ứng dụng công nghệ CCS về mặt kỹ thuật nhưng nhiều thách thức. Ứng dụng CCS có thể kết hợp với công nghệ gas-lift để tăng hiệu quả khai thác dầu mỏ ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia, để cải thiện ô nhiễm môi trường, trong đó có giảm phát thải CO2 ra môi trường, Việt Nam cần nghiên cứu và có cơ chế chính sách phù hợp để ứng dụng CCS và những công nghệ khác vào môi trường để có thể hướng đến thực hiện được nền kinh tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững./

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 73 - 76)