Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì:“Ngơn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật... trong các tác phẩm tự sự, nhà văn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật”[25,tr.214].Ngôn ngữ nhân vật là yếu tố quan trọng để cấu thành nên nhân vật. Tính cách cũng như bản chất nhân vật sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng thông qua ngơn ngữ nhân vật. Với Hồng Việt long hưng chínói riêng, văn học trung đại nói chung, ngơn ngữ nhân vật là một phương tiện để tác giả bộc lộ thái độ, quan điểm của mình về nhân vật, về cuộc sống xã hội. Nói cách khác ngơn ngữ nhân vật trong văn học trung đại và Hoàng Việt long hưng chíđã được sàng lọc cẩn thận qua ngơn ngữ của tác giả.
Ngôn ngữ của nhân vật văn học trong tác phẩm được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. TrongHồngViệt long hưng chí , ngơn ngữ của nhân vật hầu hết là thể hiện qua ngơn ngữ đối thoại. Đó là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong những tình huống cụ thể, là những phản ứng rất tự nhiên của nhân vật trước hiện thực nhưng lại bắt nguồn sâu xa từ tính cách nhân vật. Do vậy bao giờ qua những lời nói ấy cũng thể hiện được những nét thuộc về bản chất nhân vật.
Để khắc họa chân dung Vua Gia Long - một vị vua nhân từ trung nghĩa, tác giả Ngô Giáp Đậu không những chỉ bằng những hành động mà còn chú ý miêu tả rất kỹ ngôn ngữ của nhân vật này. Bất kỳ một lời nói nào của vua Gia Long nói ra đều thấm đẫm tình u thương dân chúng. Ơng dấy binh dẹp loạn không phải màng danh lợi mà tất cả là vì giang sơn xã tắc. Khi đồn thuyền qn Tây Sơnbao vây, phải lênh đênh mấy ngày trên biển, nước dự trữ trong thuyền hết kiết, quân sĩ khát bỏng cổ, vua Gia Long
ngước cổ nhìn trời khấn: “Nếu tơi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh cho người trên thuyền này”[16,tr.116].Biết quân Xiêm là quân tàn bạo nên Thế Tổ nói với các tướng: “Quân Xiêm là bọn bất trị. Lấy được Gia Định mà mất hết dân tâm ta cũng không nỡ làm. Huống chi Tây Sơn sẽ cho quân tăng viện. Vậy các ngươi phải cẩn thận để phòng khỏi sự đáng tiếc”[16,tr.128].Hay trong trận tiến thẳng ra Bình Thuận, Thế Tổ bảo với bọn Quân rằng: “Chuyến này đi là để cứu dân sinh một phủ Bình Thuận, không được thừa thắng ruổi dài để lọt vào trọng địa của quân địch mà mất uy mang nhục”[16,tr.171]. Lúc đến thành Vọng Các,được vua Xiêm ra đón và hỏi, Thế Tổ đáp: “Vận nước đang lúc lâm nguy, tôi dẫu bất tài cũng muốn một phen báo thù rửa hận, dẫu chết cũng cam lòng, đâu phải nản sợ!” [16,tr.123]. Lại một trận đánh chiếm Diên Khánh, Thế Tổ truyền lại với quân của Thành: “Những phủ huyện mới lấy được, phải cố sức mà giữ lấy một tấc đất, một người dân”[16,tr.172].
Điều vua Gia Long sợ nhất là phụ nghĩa với người khi mà đối thủ vẫn còn. Lúc được các quan dâng biểu nói, vua Gia Long dụ rằng: “Bờ cõi cũ tuy đã thu về, nhưng kẻ quốc thù chưa diệt được.Vì thế việc lên ngơi hãy tạm chưa vội bàn” [16,tr.349]. Là người nhân từ lại có cá tính khiêm tốn, khi con cháu nhà Lê, con cháu họ Trịnh, các cựu thần văn võ của triều Lê cùng các thổ tù ở các phiên trấn hội bàn rồi dâng biểu “xin Thế Tổ sớm lên ngôi báu”, Thế Tổ khiêm nhường khơng chịu nhận. Thế Tổ nói: “Đế vương các đời xưng hiệu không giống nhau, mà làm vua trong nước coi dân như con, thì đạo nghĩa cũng là một. Lúc trước trẫm ở Gia Định đã lên ngôi vương để rang buộc nhân tâm, đến khi thu phục kinh đô Phú Xuân đã xuống chiếu thay đổi niên hiệu, thế cũng đủ rõ ràng sự thay đổi bắt đầu vậy. Nay vua triều Tây Sơn đã bị bắt, võ công đã định, bọn ngươi dâng biểu khuyên ta lên ngơi hồng đế, mối tình nâng đội thật là chân thành khẩn thiết. Nước ta từ
Triệu Vũ đến Đinh Lý Trần, các đời đều xưng đế, còn ghi rõ trong sử sách. Nhưng nghĩ quốc triều mới gây dựng, kẻ thương tật chưa đứng dậy được, người đau ốm chưa lại hồn, phong tục kêu ngoa chưa thay đổi hết, ngược chính tệ đoan vẫn chưa tận trừ, mọi việc quốc kế nhân sinh còn đang bận rộn, nếu cứ an nhàn riêng cho một mình, thì đó khơng phải là ý trẫm”[16,tr.389]. Từ chối lời đề nghị của mọi người khơng phải vì ơng sợ gánh nặng trách nhiệm mà ông không muốn mang tiếng là kẻ bất nghĩa chiếm ngôi của nhà Lê. Với vua Gia Long, khát vọng trừ bạo cứu dân luôn là một lý tưởng cao nhất để ơng hướng tới.
Nói đến Nguyễn Huệ là nói đến một vị tướng tài trí mưu lược. Bởi vậy khi thể hiện nhân vật, tác giả Ngô Giáp Đậu rất chú ý lựa chọn ngôn ngữ để thể hiện được bản chất của con người này. Vốn là người được xem trọng, những lời nói của Nguyễn Huệ đối với người trên kẻ dưới đều xứng danh là một tướng giỏi. Chẳng hạn lúc Nhạc mời Huệ đến bàn việc đem quân vào đánh miền Nam, gặp Nhạc, Huệ nói: “mộ tổ của anh em ta ở Tây Sơn là đất có vương khí thiên tử. Thầy địa lý nó mộ ấy tán được mười hai năm thì khơng gì chế ngự được nữa. Kể từ an hem ta dấy binh ở Kiên Thành đến nay, đánh đâu thắng đó, bọn chúa Nguyễn phải chạy dạt khắp nơi, hồng tơn Dương thì đang bị giao cho mấy người nhà chúa cai quản. Bọn họ có tính chuyện khơi phục thì cũng còn lâu. Hiện nay Bắc triều kỷ cương rối ren, anhem họ Trịnh
đánh giết lẫn nhau, trước sau cơ nghiệp nhà Lê cũng phải sụp đỗ” [16,tr.60]. Nhân đó Huệ lại bảo Nhạc rằng: “Rồng là điềm thiên tử đóng đơ ở Thuận Hố mà cai trị cả Nam Bác hà. Đã đến lúc an hem ta lấy được thiên hạ rồi đấy. Vả lại thành Chà Bàn xưa là thành Bàn Xà của nước Chiêm Thành. Lúc anh em ta mới dấy đã chiếm ngay được đẻ làm nơi căn bản, thế chẳng phải là trời trao thiên hạ cho ta đó sao?”[16,tr.61]. Chỉ thơng qua một nhận định ngắn gọn khi đối đáp với Nhạc, Nguyễn Huệ đã bộc lộ tất cả tài trí và mưu lược của mình về qn sự. Ơng nhanh chóng chiếm được tín nhiệm của vua anh và các quân sĩ. Bản chất lanh lợi cộng với sự thơng minh, tài trí hơn người khiến cho Nguyễn Huệ khơng ngại nói ra những quan điểm của mình với bất cứ ai. Qua cách nói ấy cịn thấy được ở Nguyễn Huệ là một vị tướng có tầm nhìn xa trơng rộng, một con người sáng suốt am hiểu lòng dân làm nên chiến thắng lịch sử đại phá quân Thanh lẫy lừng.
Dẫu không phải là một yếu nhân lịch sử nhưng Tôn Thất Hội cũng được tác giả Ngô Giáp Đậu chú ý miêu tả ngôn ngữ để làm nổi bật được phẩm chất thẳng thắn cương trực của nhân vật này. Ví dụ khi việc quân hơi nhàn các tướng Trương, Phước, Duyệt, Nguyên, Tuỵ, Định, Khiêm,ngồi tham luận, Hội nói với Thành, người đọc rất ấn tượng với những lời nói rất ngay thẳng dứt khoát của Hội: “Tướng quân mà cũng theo đường cờ bạc
hay sao?”[16,tr.231] và khi Thành bảo “như thế cờ bạc ăn chơi đâu có phụ thiên hạ! ” Hội đáp: “Nhưng gà chọi làm cho họ Q Tơn bị hiềm khích; cá Kiếm làm cho Ai Bá bị chê bai. Chẳng lẽ, tướng quân cũng bắt chước tranh thắng cua gà và cá sao?”[16,tr.231]. Những lời nói này đã chứng tỏ được khí chất khẳng khái củaThất Hội. Với con người này, mọi lời nói đều tỏ ra ngay thẳng khơng biết vịng vèo uốn lượn.Khi đã phân biệt được chính ngụy, Thất Hội phò tá vua Gia Long trước sau vẫn là con người thẳng thắn dám nghĩ dám làm. Vừa biết tin tình hình chuẩn bị vây đánh thành Diên Khánh, Hội tức tốc đến gặp vua Gia Long nói: “Nặc Ấn nước Chân Lạp trước kia bị quân Chà Và đánh phải chạy sang nhờ vả nước Xiêm đưa ông ta về nước, để bày tỏ lòng dân thương yêu nước nhỏ của triều ta”[16,tr.219]. Những lời nói lưu lốt thẳng thắn của Hội làm cho vua Gia Long càng mến mộ và ghi nhận. Dám nói ra những suy nghĩ của mình khơng phải Hội khơng kính nể người khác mà xuất phát từ bản chất thật thà ngay thẳng. Từng lời nói của Hội đều là lời nói của một con người trung nghĩa thật đáng để cho người sau phải ngưỡng mộ nể phục.
Để lột tả bản chất của Trần Quang Diệu - một tướng Tây Sơn, tác giả Hồng Việt long hưng chíkhơng chỉ bằng hành động mà cịn tái hiện qua ngôn ngữ của nhân vật này. Khi biết viện binh đã rút bèn đưa viện binh đến chiếm Hoa Bông, Quang Diệu nói với thuộc hạ: “Người đời khen Gia Định có Tam hùng, thế mà Thanh Nhơn thì lập tâm bất nhân, Chu văn Tiếp thì dung binh bất tiếp, còn Võ Tánh quả là võ chàng? Ta thề cùng sống chết với chúng nó, xem hùng hay khơng hùng?” [16,tr.217]. Lời nói đó ngay từ đầu đã bộc lộ rõ ý định diệt cho bằng được thế lực Vua Gia Long. Khi đảm nhiệm cùng Dũng hợp sức đánh quân Nam triều,khi Dũng đã mất thuỷ quân về gặp hỏi ý, Quang Diệu khó chịu nói: “Kỹ thuật thuỷ chiến thì bên ta cịn kém họ. Khi quân Trịnh vào đánh xữ Đàng Trong họ cũng chuyên dùng quân bộ
thôi. Vậy tôi cho ông thêm quân ông gắng lên mà lập công,đừng để xấu mặt lần nữa khiến quân Nam triều thừa thắng ra lấy Phú Xuân thì cả ơng và tơi bị bắt làm tù binh” [16,tr.286]. Những lời nói của Quang Diệu cịn bộc lộ được cả bản tính kiêu dũng. Khi biết Văn Thành tiến quân vào Lị Giây, Quang Diệu nói: “Thành khơng nhớ trận thua ở Bình Thuận hay sao mà cứ đưa quân vào đây bức ta” [16,tr.334]. Chỉ với ngần ấy câu nói cũng đã đủ vẽ nên những nét tính cách cơ bản của nhân vật.
Có thể thấy khi xây dựng nhân vật, tác giả Ngô Giáp Đậu rất chú trọng đến ngôn ngữ nhân vật. Thực chất ngôn ngữ cũng là một dạng hành động của nhân vật, chỉ có điều đặc biệt hơn đây là hành động với chất liệu là ngôn từ. Việc tách riêng ngôn ngữ ra khỏi hành động cũng là nhằm đi sâu hơn vào hệ thống này để tìm hiểu đặc trưng rất riêng của nó. Từ đó hiểu hơn về nhân vật, chủ thể của lời nói đó. Các nhân vật trong Hồng Việt long hưng chído được xây dựng chủ yếu trên bút pháp tượng trưng, ước lệ cho nên ngôn ngữ của nhân vật cũng chịu ảnh hưởng bởi bút pháp này. Ngôn ngữ của các nhân vật nhiều khi bị quy định chặt chẽ bởi lối công thức, nhiều sáo ngữ hoa mĩ, diễn tả bằng nhiều câu biền ngẫu, đăng đối nhịp nhàng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp trong Hồng Việt long hưng chí những đoạn đối thoại giữa người trên kẻ dưới, giữa bề tôi và tướng lĩnh. Các nhân vật bề tơi đều có một thái độ rất khiêm nhường, lời lẽ của họ bao giờ cũng thể hiện sự tơn kính. Lời nói của các nhân vật thường chứa những cụm từ có tính chất hoa mĩ, giàu hình ảnh. Người nói thường so sánh mình với những sự vật nhỏ nhoi thấp hèn nhưng cũng xen lẫn khẳng khái thể hiện uy quyền của bản thân.Trong cuộc đối thoại giữa Thế Tổ với vua Xiêm ta cũng bắt gặp sự ví von như “trèo núi vượt biển”: “vua nước Nam gặp bước gian nan, những lúc trèo núi vượt biển được quỷ thần hiển linh phù hộ, trung thần nghĩa sĩ hết lòng phò tá, tuy là việc người, nhưng bên trong cũng có ý trời. Xem như vậy
thì biết Nguyễn triều nước Nam sẽ có ngày khơi phục nghiệp trung hưng” [16,tr.124]. Rõ hơn, đó là cuộc đối thoại với vua Xiêm ở Thành Vọng Các: “Quý quốc vương nghĩ tình lân bang giao hảo cho quân sang giúp, nhưng vì tướng tá kiêu căng, qn lính tham bạo nên mới đến nỗi thất bại như thế”[16,tr.130].Vua Xiêm tức giận nói: “Bọn chó má chỉ khơn nhà dại chợ! Để thua trận lần này làm cho Tây Sơn coi thường nước Xiêm ta”[16,tr.131].Thế Tổ lựa lời khuyên giải:“Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương cố nhiên là đắc tội. Nhưng có lẽ ý trời muốn bắt phải chờ thời. Xin quý quốc vương hãy tạm tha tội chết cho hai tướng” [16,tr.131].
Hoặc lời đáp của Vũ Văn Dũng khi Quang Diệu hỏi tình hình thua trận: “Tôi không ngờ bọn thuỷ quân Gia Định đưa thuyền cá thu đến đánh, lại thêm kế hoả công như trận Xích Bích. Một vạn quân bên ta chỉ chạy thoát được hai ba phần mười. Nay tơi làm tướng qn thuỷ thì tàu Định Quốc đã cháy, muốn làm tướng bộ thì Hịn Cóc chẳng cịn quân. Tướng quân định xử trí với tơi thế nào?”[16,286].
Có thể nói, ngơn ngữ đối thoại trong Hồng Việt long hưng chí của Ngơ Giáp Đậu là một hiện tượng khá lý thú. Dù nhân vật là người có trình độ học vấn cao hay chỉ là kẻ bề tôi hèn mọn không biết chữ, dù là bậc khanh tướng hay những con người bình thường thì ngơn ngữ của họ bao giờ cũng rất sang trọng thể hiện tầm nhận thức cao của những người có học thức. Đấy là cách nói có hình ảnh, thường hay so sánh ví von với những người nổi tiếng trong sử sách khiến cho người đối thoại có ấn tượng sâu sắc:
-Thế Tổ hỏi Đạm: “Như vậy đến ngày nào mới dẹp được Tây Sơn?”. Đạm thưa: “Có nhân nghĩa thì có thể đổi yếu ra mạnh. Bạo ngược thì tuy mạnh sẽ thành yếu. phù Sai không mạnh hay sao. Thế mà cuối cùng diệt được Hàn Xúc vậy”[16,tr.185].
Rõ ràng thông qua ngôn ngữ nhân vật, tác giả đã nói lên được rất nhiều điều. Chỉ cần qua đây chúng ta có thể thấy Phước Đạm là một người có trình độ học vấn cao. Khi nói chuyện với Bộ hộ Bá, Nhàn Trập đã lựa chọn những ngơn ngữ giàu hình ảnh, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nhưng thật không may cho Nhàn Trập người đối thoại với ông lại Bộ hộ Bá một con người vốn cũng có tài. Nếu như ngơn ngữ của Trập đã rất sắc bén thì những lời nói của Bộ hộ Bá cịn sắc bén hơn. Đáp lại những lời nói của Bộ hộ Bá, Nhàn Trập cũng dùng những lời nói ví von: Bộ hộ Bá nói: “Văn Tiếp võ nghệ hơn đời, nay đem đại quân vào đánh, thế của ta khó địch nổi. Chi bằng bọn ta tạm rút về Quy Nhơn, mùa xuân lại đem quân vào đánh cũng không muộn”[16,tr.106]. Nhàn Trập không nghe, đáp: “Tiếp tuy là tướng kiêu dũng nhưng so uy hổ với bọn Đông Sơn tôi thì bằng sao được! Huống chi Tiếp đóng giữ ở núi Trà Giang đã lâu năm, đên trận Nha Trang quân lính mới lâm trận thấy voi chiến của bên ta đã kinh sợ tháo chạy.Thế đủ biết quân lính của Tiếp không điều khiển được….Để xem chim chích có chọi nổi mịng két hay khơng?”[16,106]. Bá bảo lại Trập: “Mòng két sao không đứng chờ bắt cá lại định vù đi đâu?”[16,tr.106].
Những lời nói của Bộ hộ Bá khơng chỉ thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về tri thức mà qua đó ơng cũng kín đáo gửi gắm lời từ chối ý kiến của Nhàn Trập. Đây cũng là một cách từ chối rất khéo léo, chắc chắn rằng người có hiểu biết như Nhàn Trập khơng những khơng bực tức mà cịn phải kính nể.
Điểm dễ nhận thấy nhất với các nhân vật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí là trong những cuộc đối thoại giao tiếp, tác giả Ngô Giáp Đậu thường để cho các nhân vật viện dẫn các điển tích điển cố trong sử sách Trung Quốc khiến cho tính chất của lời nói trở nên sắc sảo, mạnh mẽ
và dễ hiểu hơn đối với người đối thoại. Chẳng hạn khi đối thoại với Thế Tổ, về việc hạ Quy Nhơn, Võ Tánh nói: “Chia mũi nhọn mà chặn địch từ xa đến thì nước Tấn phá được nước Sở,đánh mau khiến cho quân địch mệt sức thì