Nhân vật vua GiaLong

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 41 - 47)

Trong lịch sử, Gia Long là một nhân vật rất phức tạp. Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản. Đây là một “núi” mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ơng tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch sử; những mâu thuẫn từ sự đa dạng trong cách nhìn, cách nghĩ. Nó được sản sinh tự nhiên từ ngàn vạn sự kiện thực hư, chính đáng và khơng chính đáng. Nếu khơng thật sự khách quan và chiêm nghiệm theo nhiều chiều cạnh, lát cắt của lịch sử, soi xét từ gần đến xa, từ sau đến trước, chủ thể và khách thể, hoá thân vào nhiều vị trí để có góc nhìn trọn vẹn, hoặc luôn bị kiềm toả bởi một định kiến chủ quan, thủ cựu thì thật khó thốt ra khỏi những sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề.

Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh. Chưa có ai, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy. Cũng chưa thấy ai đầy lịng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ơng. Hơn hai mươi năm lăn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ơng. Ơng đã chiến thắng.

Trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn vẫn bảo lưu những yếu tố tên tuổi, tính cách và mơi trường sống của nhân vật như trong lịch sử, nhưng để đem lại một cái nhìn mới từ một hình tượng cũ quen thuộc, nhà văn Ngơ Giáp Đậu không đi sâu vào kể những việc làm không hay của Nguyễn Ánh mà bằng cách trao cho nhân vật những lời thoại khiến cho nhân vật có điều kiện để bộc lộ tính cách của mình một cách khách quan nhất.

Trong Các triều đại Việt Nam, tác giả viết:“Nguyễn Phúc Ánh cịn có tên h là Chủng và Nỗn,sinh năm Nhâm Ngọ (1762), con thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, mẹ Nguyễn Ánh là con gái Diễn Quốc Công Nguyễn Phúc Trung, người làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên”[7, tr.335].

Hồng Việt long hưng chí mở đầu hồi thứ nhất không đi chi tiết như sử sách mà nói một cách khái quát về Nguyễn Ánh để gây ấn tượng cho người đọc hứng thú với những trang viết tiếp sau. Phải kéo dài mãi đến trang 24 ta mới thấy danh tính Nguyễn Ánh xuất hiện. Điều này làm cho nhân vật mang một màu sắc mới khác với màu sắc truyền thống trong sử sách:

-“Chuyện nói về Thế Tổ Cao hồng đế triều ta dấy nghiệp trung hưng ở đất Gia Định, thu phục Phú Xuân, thu tóm Bắc hà, cầm tù vua Tây Sơn rồi xưng đế nước Nam. Trải qua binh đao chồng chất lao khổ, lập công cao nhất, cõi Nam mở mang, thần truyền thánh kế, thật đã xây dựng cơ đồ vững chắc cho con cháu”[16,tr.15].“Thế Tổ Cao hoàng đế (tức Gia Long) sinh ngày Kỷ Dậu tháng giêng năm Nhâm Ngọ (1762), tên huý là Chủng, lại có các tên huý khác là Ánh, Noãn và Cảo (Định vương lấy nghĩa chữ Cảo là hình tượng mặt trời lúc giữa trưa mà đặt tên cho) Thế Tổ là con thứ ba của hoàng tử Cốn, khi Võ Vương mất ngài mới lên bốn tuổi…” [16,tr.24].

Ngay việc Nguyễn Ánh thốt chết trong lúc trời nổi sóng to, gió lớn làm lật thuyền của Tơn Thất Kính và Nguyễn Cửu Dật, đã cho thấy Nguyễn Ánh là kẻ có mạng lớn, là điềm báo trước sẽ làm nên việc lớn: “Bấy giờ, Thế Tổ cao hoàng đế mới mười bốn tuổi ngồi cùng thuyền với Định Vương nên thoát chết….”[16,tr.51].

Sử sách có nói đến nhiều giai thoại như “cưỡi trâu qua sơng”, “thiếu nước ngọt”:“Tháng 4 năm đó bị Nguyễn Huệ đuổi gấp, Ánh phải cưỡi trâu lội qua sông rồi đem mẹ, vợ con ra đảo Phú Quốc”[7,tr.336]; “Nguyễn Ánh từ biệt mẹ và vợ con đem quân chạy ra ngoài cõi. Nguyễn Ánh chơi vơi ngoài biển suốt một tuần liền, thiếu lương ăn, nước ngọt, quân sĩ tưởng khó thốt chết nhưng nhờ may mắn mà sống sót”[7,tr.337].

Trong tiểu thuyết Hồng Việt long hưng chí, Ngô Giáp Đậu đã mô tả chi tiết, làm cho nhân vật mang tính huyền thoại:“Đến sơng Đăng Giang là nơi nhiều cá Sấu, không thể bơi sang được. Thế Tổ liền cưỡi trâu bơi sang sơng. Ra giữa dịng nước xiết, trâu bị nhấn chìm.Thế Tổ may mắn được cá sấu hộ vệ nên thoát chết”.[16,tr.112]; “Lênh đênh giữa biển khơi suốt bảy ngày đêm, nước dự trữ trong thuyền hết kiệt, quân sĩ khát bỏng cổ, Thế Tổ ngước nhìn trời thầm khấn: Nếu tơi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh cho người trên chiếc thuyền này. Vừa dứt lời thì gió ngừng sóng lặng, rồi một dòng nước trong vọt lên. Thế Tổ thử thấy vị nước ngọt. Quân sĩ trên thuyền thoả sức uống cho đến khi hết khát. Thế Tổ sai hứng đầy bốn năm chum dự trữ, sau đó nước biển lại mặn như cũ.”[16tr.116].

Việc Nguyễn Ánh được các bề tôi quần thần ủng hộ, đưa lên nắm quyền quốc chính cho thấy ơng là một người có tài thật sự, được sự tín nhiệm cao: “Đỗ Thanh Nhơn cùng các tướng tôn Thế Tổ làm Đại nguyên suý nắm quyền quốc chính. Bấy giờ là tháng giêng năm Mậu Tuất, niên hiệu Lê Cảnh Hưng năm thứ 39 (1778)” [16,tr.86].

Ở Hồng Việt long hưng chí, Ngơ Giáp Đậu thường thông qua các sự kiện và lời thoại để thể hiện tính cách, tài năng của nhân vật:

“Thế Tổ bèn sai Quân chỉ huy quân thuỷ bộ sáu nghìn người, lấy Võ Tánh làm tiên phong, Nguyễn Văn Thành làm Phó tiên phong. Trước khi lên đường, bọn Quân vào bệ kiến, Thế Tổ bảo: Chuyến này đi là để cứu sinh dân một phủ Bình Thuận, khơng được thừa thắng ruổi dài để lọt vào nơi trọng địa của địch mà mất uy mang nhục”[16,tr.171]. “Ngày mồng một tháng hai năm Giáp Thìn (1784) Thế Tổ xuống thuyền sang Xiêm….Tháng Ba, thuyền của Thế Tổ đến thành Vọng Các, vua Xiêm tiếp đãi rất trọng thể. Thấy Thế Tổ buồn lịng vì việc nước, vua Xiêm nói: Vua nước Nam nản sợ rồi chăng?. Thế Tổ đáp:Vận nước đang lúc lâm nguy, tôi dẫu bất tài cũng muốn một phen báo thù rửa hận, dẫu chết cũng cam lòng, đâu phải nản sợ!”[16,tr.123].

Mặc dù, trong các lần cầm quân chỉ huy tướng sĩ đánh quân Tây Sơn phần lớn đều không thành nhưng qua đó chúng ta thấy được lịng kiên trì và sách lược của Nguyễn Ánh. Ơng có thể sánh ngang và đáng được ca tụng như Quang Trung - Nguyễn Huệ: “Thế Tổ sai các quân đắp thành ở bờ tây sông Bến Nghé kéo dài đến cảng Thơng, sai chặt gỗ lim đóng cọc giữa lịng cảng, sắp sẵn chiếc thuyền để chống lại quân Tây Sơn”[16,tr.88]. “Thế Tổ nghe tin báo vội đốc suất binh thuyền đi tiếp ứng, đến sông Tam Kỳ gặp thuỷ quân Tây Sơn. Thế Tổ mình mặc áo chiến, đầu đội nón trận đứng đầu mũi thuyền, tay cầm súng chim chỉ huy các tướng vừa đánh vừa lui”[16,tr.99].

Chúng ta thấy được nhãn quan chiến lược của Nguyễn Ánh qua những phân tích sau đây: “Thế lực Tây Sơn đang mạnh, chưa thể diệt trừ ngay được. Nhưng nếu năm tháng lần nữa khơng tiến đánh thì khác gì cho bọn chúng rảnh tay nghỉ ngơi. Chi bằng nhân lúc này thuận gió cho thuỷ

binh tiến theo cửa Cần Giờ, bộ binh tiến theo đường Bình Thuận, chiếm được Châu nào thì xây thành ở Châu ấy, nhổ được huyện nào thì đóng đồn ở huyện ấy. Phên dậu che chắn của đất Gia Định này kiên cố thì thế lực Tây sơn phải suy yếu.”[16,tr.178]. Hoặc những tính tốn rất sáng suốt: “Thành Quy Nhơn kiên cố chưa thể hạ ngay được, ta tạm thời lui quân, nhưng rút từ từ, không được cướp phá tài sản của dân chúng. Nếu quân Tây sơn đuổi đánh phía sau thì hậu qn đổi làm tiền quân,vừa đánh vừa rút, khơng cần thắng, chỉ cốt bảo tồn qn mình là chính”[16,tr.200].

Nguyễn Ánh là người biết dùng người, trọng dụng hiền tài, tôn trọng bề tơi. Ơng ln hỏi han, quan tâm đến ý kiến các quan văn võ mỗi khi bàn sách lược, từ việc nhỏ đến việc lớn. Mọi việc đều trao đổi, lắng nghe:“Quang Trung đã nhận tước phong của nhà Thanh, vậy các bề tơi cũ nhà Lê cịn có ai xướng nghĩa nữa khơng”[16,tr.183]. Ơng chia sẻ với kẻ dưới: “Ta từ Long Xuyên trở về, dân chúng các ngươi chạy vạy hầu việc giúp binh giúp lương, cho đến các khoản phí dụng đóng tàu, đúc súng đều do ở dân cả. Trời mở vận trung hưng, trận thắng ở cửa Thi Nại thuyền địch tan tành khơng cịn mảnh ván. Thừa cơ giành chiến thắng, thẳng tiến lấy lại kinh đơ Phú Xn chính là lúc này. Lại nghĩ quấn sĩ các đạo tuy đã quy tập khá đơng, nhưng dựa cậy làm nanh vuốt thì cũng chỉ có qn Gia Định dũng cảm vì việc nghĩa. Nay ta dự tính tuyển một vạn quân, giao cho trấn thần Nguyễn Văn Nhơn thực hiện việc chọn lựa, rồi giao cho tả quân phó tướng Nguyễn Công Thái quản lĩnh”[16,tr.288].

Khi nghe tin Nguyễn Huệ chết đột ngột, Nguyễn Ánh khơng tỏ ra đắc chí của kẻ chiến thắng mà thể hiện mình là một người quân tử, điềm đạm. Nguyễn Ánh hỏi Tống Phước Đạm:

- “Huệ tung hoành được mấy năm?”[16,tr.186]. - “Huệ chết đột ngột như thế vì cớ gì?”[16,tr.186].

Khơng chỉ có tài sách lược,xem trọng quân thần, Nguyễn Ánh còn biết quan tâm đến thời cuộc. Trong lúc, chuẩn bị đi đánh quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh về Gia Định cho mở khoa thi hương. Sau đó,điều binh khiển tướng đi đánh quân tây Sơn. Nguyễn Ánh là người cầm quyền nhưng biết nghĩ đến lợi ích của trăm dân, biết trọng nhân tài,tình thân rõ ràng:

- “Hai xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi bấy lâu khổ cực vì Tây sơn, dân khơng sống nổi. Khanh cầm quân ra đánh dẹp cần phải làm sáng tỏ quân lệnh, cấm qn sĩ khơng được cướp bóc để khỏi làm mất long dân”[16,tr.294].

- “Ta nếm đủ mọi cay đắng mới có được mảnh đất cỏn con này. Ngươi hãy gắng uý lạo vỗ về, điều độ đứng đắn, khiến cho trăm họ biết dụng ý dụng binh của triều đìnhlà ở yên dân. Dân được n vui thì họ mới theo ta.Có thế mới có thể diệt trừ được Tây sơn, ngươi đối với ta tình cha con, nghĩa là qn thần, có cơng thì thưởng, có tội thì phạt theo đúng phép công”[16,tr.205].

- “Thà mất thành chứ không được để mất tướng giỏi”[16,tr.300]. Q trình hưng triều là mơi trường thuận lợi để Nguyễn Ánh bộc lộ tâm huyết, tài năng và nhân cách của mình.Hình ảnh Nguyễn Ánh khơng hiện lên chói sáng trong mắt người đọc. Nhưng Ngơ Giáp Đậu đã biết cách làm sống lại hình ảnh một Nguyễn ánh oai hùng, tài năng, đức độ. Khi dẹp xong quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh truyền tin thắng trận, định các chức tước, lên ngôi đổi hiệu là Gia Long, xây dựng Kinh thành, ra sắc lệnh điếu văn,bàn phép khoa cử:

- “Trẫm từ khi ngự giá Bắc Thành đã đinh ninh dặn dò dạy bảo, nhưng vẫn cịn lo thói ngang ngạnh trong dân chưa trừ được. Đến khi xảy ra sự việc rồi mới xủ phạt ra uy, không dạy mà giết, lịng trẫm thật khơng nỡ. Nay định thêm những điều cấm, ai nấy điều phải lấy làm răn”[16,tr.388].

- “Khoa mục là con đường bằng phẳng cho kẻ sĩ tiến thân, quả thực không thể thiếu được. Cần phải lo việc giáo dục nhân tài, sau sẽ tổ chức các kỳ thi hương, thi hội, lần lượt trước sau sẽ thi hành”[16,tr.385].

Xem xét nhân vật Nguyễn Ánh từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học, ta thấy tác giả Ngô Giáp Đậu đã rất cố gắng để thoát khỏi cách ghi chép lạnh lùng của các sử gia. Nếu như nhân vật Nguyễn Ánh - Gia Long trong lịch sử được các nhà sử học ghi chép theo trình tự gắn liền với các sự kiện chính xác thì khi trở thành nhân vật văn học, tác giả Hồng Việt long hưng chíkhơng chỉ bằng tiến trình các sự kiện mà cịn bằng tư duy nghệ thuật của một nhà văn để cho nhân vật được bộc lộ những tính cách một cách chân thực nhất.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 41 - 47)