Ngôn ngữ trần thuật trongHồng Việtlong hưng chí 1 Ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 90 - 97)

3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Trong văn học trung đại nói chung và trong tiểu thuyết Hồng Việt long hưng chínói riêng thìngơn ngữ người kể chuyện là phương tiện để tác giả bộc lộ thái độ, quan điểm của mình về nhân vật, cuộc sống xã hội. Đồng thời thơng qua ngơn ngữ người kể chuyện thì tính cách, bản chất của nhân vật sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng. Bằng thái độ khách quan, người kể chuyện đã trung thành hoàn toàn với những sự kiện lịch sử chính yếu được ghi trong sử sách (Đại Nam thực lục). Những sự kiện lịch sử này trở thành cái mốc quan trọng trong toàn bộ tác phẩm, là cứ liệu để nhà văn xây dựng cốt truyện, từ đó câu chuyện diễn biến theo những biến cố phức tạp.

Theo dòng lịch sử, người kể chuyện miêu tả khách quan tình hình phân tranh giữa các vùng, nhà Lê và chúa Trịnh chiếm giữ Đàng Ngoài, nhà Nguyễn cai trị Đàng Trong, vua Lê mất hết quyền hành, tất cả tập

trung vào tay chúa Trịnh. Không chỉ vậy, các phe phái đánh nhau, khi thất thế đã chạy đi cầu cứu ngoại bang, tạo điều kiện thuận lợi hiếm có cho những tên xâm lăng đang nhịm ngó nước Việt. Họa qn Xiêm ở phía Nam và quân Thanh ở phía Bắc khiến cho nhân dân vốn đã khốn khổ lại ngày càng suy kiệt. Sau khi tôn lập Định Vương, quyền hành rơi vào tay Trương Phúc Loan: “Trương Phúc Loan vì thế khơng kiêng nể gì nữa, tự ý bán quan mua tước xétđốn ngục tụng, thuế khóa hình phạt nặng nề, dân chúng oan ức khổ sở. Trong khoảng bốn, năm năm xảy nhiều điềm tai dị như động đất, núi lở, sao sa, mưa máu. Trăm họ đói kém, giặc giã nổi lên khắp nơi. Giặc Triều Châu nổi ở Bạch Mã, quân Xiêm La hãm Hà Tiên. Trong cõi từ đó xảy nhiều việc rối loạn”[16,tr.27].

Q trình “trung hưng” của Nguyễn Ánh chính là cuộc đấu tranh với tập đoàn chúa Trịnh và cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn. Người kể chuyện chủ yếu tập trung miêu tả cuộc chiến giữa thế lực của triều Nguyễn mà đứng đầu là Nguyễn Ánh với anh em nhà Tây Sơn. Xen kẽ vào cuộc chiến khốc liệt là những khung cảnh thiên nhiên huyền ảo như làm dịu đi cái căng thẳng ở chốn chiến trận. Chẳng hạn đoạn kể về Thế Tổ khi bị thất thủ ở Long Xuyên hay khi Thế Tổ rời Ba Giồng đến vùng Lật Giang: “Đến sông Đăng Giang là nơi nhiều cá sấu, không thể bơi sang được. Thế Tổ liền cưỡi trâu sang sơng. Ra giữa dịng nước xiết trâu bị nhận chìm” [16,tr.112]; đang lúc nói thuyền Nguyễn Cửu Dật và Tơn Thất Kính bị lật úp cả hai bị chết đuối, người kể chuyện lại xen vào chi tiết giới thiệu vùng đất Gia Định: “Phía Đơng Nam giáp biển, đất đai phì nhiêu, phía Tây Bắc giáp cao nguyên núi rừng trùng điệp, đất rộng người thưa, quân mạnh lương đủ”[16,tr.51]. Hoặc lúc Lý Tài đem quân đến đóng ở núi Chiêu Thái hòng làm phản, trước khi đi vào những trận chiến xảy ra, người kể đưa chúng ta đến với một khung cảnh trùng điệp, bát ngát: “Lại nói núi Chiêu Thái cách trấn Biên

Hồ về phía Nam hơn mười một dặm, là tấm bình phong che chắn cho trấn thành. Núi từ giữa đồng bằng đột khởi cao vút, từ phía đơng quanh co theo hạ lưu song Phước Giang, chạy đến Gị Cơng, núi non trùng điệp, cổ thụ um tùm. Quả là nơi u nhã, hợp với cảnh thiền, mà cũng là chỗ hiểm yếu đóng giữ lợi hại”[16,tr.68].

Với tư cách là người dẫn dắt câu chuyện, người kể chuyện đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Khi Đông Cung bị Nguyễn Nhạc bắt đưa đến chùa Di Đà, Đơng Cung bí mật bàn với Giáo Q để tìm cách trốn vào Nam: “Đơng Cung cùng bọn Giáo Quý nhân đêm hơm mưa gió trốn khỏi chùa, xuống thuyền rời bến Hổ Kỵ. Bấy giờ trời đang ngược gió, nhưng khi Đơng Cung xuống thuyền thì tự nhiên gió thuận buồm xi, thuyền lướt nhanh như bay”[16,tr.69-70]. Khi Lý tài chia quân bốn đạo giống trống mà tiến thì Đơng Cung giương cờ hiệu và “qn Lý Tài từ xa trông thấy liền vứt gươm giáo sụp lạy la liệt, tiếng reo mừng dậy như sấm”[16,tr.70]. Nhạc nghe tin tức tốc sai Nguyễn huệ đốc suất quân thuỷ bộ tiến đánh, “quân Nguyễn Huệ thình lình ập đến”, “Tân Chính Vương sai Lý Tài đem qn Hồ Nghĩa ra Hóc Mơn chặn đánh…qn Huệ hơi chùn lại. Vừa lúc ấy Trương Phước Thận từ Cần Vọt đem quân đến cứu viện…Quân Nguyễn Huệ thừa thắng đuổi đánh đến tận Sài Gòn…Lý tài hoảng loạn đem quân chạy về Ba Giồng…chạy đến đây

đều bị quân Đơng Sơn giết hết”[16,tr.74]. Cịn Định Vương thì “may mắn gặp được Thế Tổ dẫn bốn nghìn qn Đơng Sơn đến cứu viện” rồi Định Vương “cho quân sĩ quay lại phía sơng dàn trận đợi sẵn” nhưng rồi “sợ khơng đối phó nổi với Nguyễn Huệ, Định Vương bèn lánh về Long Hưng ở Định Tường, thế cơ lực yếu”[16,tr.74-75]. Khi bị vay hãm, Tân chính Vương bèn tự sát và “Tân Chính Vương đi Long Xun” nhưng “Nguyễn Huệ dị biết nội tình, bèn sai Chưởng Cơ Thành đem quân đuổi gấp đến Long Xuyên, Định Vương phải quay trở về Gia Định rồi mất”[16,tr.79].

Người kể chuyện chủ yếu thuật lại những sự kiện, lời nói, việc làm của nhân vật nhưng khơng đi sâu vào các chi tiết tâm lý, các suy nghĩ của họ, hầu như không can thiệp vào những điều tai nghe mắt thấy được. Tài năng, tính cách của Nguyễn Huệ khơng được người kể chuyện đi sâu mô tả mà được thể hiện thông qua mối quan hệ với những người xung quanh. Khi các tướng sĩ tâu với Thế Tổ về Nguyễn Huệ thì Tống Phước Đạm thưa: “Huệ diệt Duy Kỳ rồi sai sứ sang nhà Thanh báo tin thắng trận, nhân đó xin mở cửa ải Bình Thủy ở Cao Bằng, ải Du Thơn ở Lạng Sơn để cho dân chúng họp chợ thong thương, lại xin đặt phái bộ đại diện phủ Nam Ninh trong nội địa. Nhà Thanh sợ Huệ mạnh, đều nghe theo những điều Huệ xin”[16,tr.184].

Người kể chuyện chỉ đóng vai trị chứng kiến, kể lại khơng có một lời bình luận nào về nhân vật, lời kể mang tính trung dung, khách quan: “Bấy giờ Hồng trưởng Tử Cảnh tuổi vừa mười bốn, thiên tư thong minh, tuấn tú. Thế Tổ nghe lời khuyên của đại thần, bẩm với quốc mẫu, rồi sai

hữu ti chọn ngày làm lễ cáo lăng miếu, sách lập hoàng tử Cảnh làm thái tử, ban ấn Đông Cung”[16,tr.191]. Hay chi tiết,Thế Tổ về Gia Định cho mở khoa thi Hương, Quang Định và Hoài Đức đều thi đỗ, Đức được Phước Đạm yêu mến nên: “Thế Tổ nghe lời tâu của Phước Đạm giao cho Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định hầu giảng cho Đơng Cung. Cịn Ngơ Tịng Chu hiện đang ở Trấn Biên, sẽ điều người khác rat hay để điều Tòng Chu về giúp việc cho thái tử”[16,tr.193].

Bằng một lối kể ngắn gọn, có tính chấtliệt kê, người kể chuyện đã lần lượt thể hiện được những nét tính cách, nội tâm của nhân vật: “Lại nói chuyện Thế Tổ từ ngày về đô ở Gia Định đến nay, mỗi lần nghĩ tới những ngày gian khổ ở Long Khâu, lăng mộ tiên vương ở Ngự Bình, tâm can ngày đêm như lửa đốt, ngọc thể mệt mỏi, những lo Quang Vũ đầu bạc, bắp Chiêu Liệt sệ ra mà chân đế thì đang ở Thất Tân. Đơ quận Thục đã ngả về nhà vua, định mang đội quân áo trắng ở Lạc Dương quyết sống mái một trận. Nhận lời tâu của Tôn Thất Hội,Thế Tổ bèn thưa với mẹ, giao cho Thái Tử Cảnh ở lại trấn thủ Gia Định, tự mình đem quân đi đánh. Bấy giờ Thế Tổ gọi họp các tướng để bàn định việc xuất quân…”[16,tr.194]. Qua đây, có thể thấy Thế Tổ là một người biết lo nghĩ trước sau, hoạch định mọi việc.

Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để trần thuật nhưng không đi sâu vào thế giới cảm nghĩ của nhân vật. Những đoạn văn như vậy thường khơng dài, lời kể thường nửa mang tính trực tiếp. Người kể đặt mình vào vị trí của nhân vật để quan sát để ghi lại những gì chứng kiến được. Có khi là những đoạn đối thoại nằm ngồi ý thức chủ quan của người kể chuyện, chỉ như người ghi chép lại mà thơi. Vì vậy dù đặt mình vào vị trí nhân vật để trần thuật, người kể chuyện vẫn đứng ngồi hoạt động của chúng, khoảng cách giữa mình với nhân vật là khá rõ. Thủ pháp trần thuật này cịn góp phần gia tăng tính sinh động, chân thật cho các

hình tượng các nhân vật được xây dựng trong tác phẩm. Khi về tới Ma Ly Nguyễn Văn Thành có ứng khẩu câu thơ, vừa lúc đối cảnh sinh tình thì Nguyễn Huỳnh Đức đem quân đến nói: “Tướng quân làm thơ là để đuổi giặc chăng?”, Thành bảo Đức: “Thưa Hổ tướng quân đất này tên là Bà Rịa, nay chỉ còn là một vùng bạch địa thơi. Ơng rốt cuộc chỉ là một người đàn bà trước mặt vua, có gì mà khoe khoang!”. Đức cười nói: “Thế thì ngài là đàn ơng chắc? Địch nhiều ta ít, phải tạm thời rút lui để cho giặc sinh kiêu căng”[16,tr.216]. Hay chi tiết Văn Thành cùng Võ Văn Lượng theo quân của Nguyễn Đức Xuyên, bám trận mà đánh đại phá quân Tây Sơn ở sông Bàn Thạch: “Quang Diệu thua trận, lại nghe tin Thái sư Bùi Đắc Tuyên bị Võ Văn Dũng giết, bèn nói với Lê Trung: Vua nhu nhược, đại thần giết hại lẫn nhau, trong triều biến động khơng ổn, làm sao có thể chống cự được với quân Nam?. Rồi Quang Diệu cùng với Trung dẫn quân chạy về Quy Nhơn. Thế Tổ vào thành Diên Khánh uý lạo bọn Võ Tánh: Diệu là kẻ địch mạnh, chỉ có khanh mới giữ được thành này. Gió to mới biết cỏ cứng, thật là đáng khen”[16,tr.224].

Để gia tăng tính khách quan cho người kể chuyện, ngôn ngữ người kể chuyện thường mang sắc thái lạnh lùng, gần như một sự cố ý muốn lật tung hiện thực đến cả những góc độ sâu xa nhất dù chỉ thơng qua những biểu hiện bên ngồi của nhân vật. Ngơn ngữ trần thuật như thanh lọc hết mọi yếu tố chủ quan tình cảm của người kể chuyện trong tác phẩm. Chỉ để lại sự vật, sự kiện trần trụi, tự nó, tự sự vật sự kiện sẽ nói lên điều cần nói. Giọng của người kể tỏ ra thẳng thắn và công bằng với tất cả các nhân vật. Ở hồi thứ mười bảy có đoạn:“Dũng về Phú Xuân, ngầm mưu với Phạm Cơng Hưng, Nguyễn Văn Huấn, nói phao là đi đến cánh đồng phía nam làm lễ tế cờ, rồi đang đêm đem đồ đảng đến vây nhà Đắc Tuyên ở chùa Thiên Lâm, nhưng đêm ấy Tuyên có việc ngủ lại trong phủ của Quang Toản. Dũng vây

phủ,lục lọi. Toản sợ không che chở nổi cho Tuyên, đành phải giao Tuyên cho Dũng. Dũng tống Tuyên vào ngục, làm chiếu lệnh giả giao cho Tiết chế Thuỳ phải giải Ngô Văn Sở vào Phú Xuân. Lại sai Nguyễn Văn Huấn mang quân vây Quy Nhơn, bắt con Tuyên là Bùi Đắc Trụ giải về Phú Xuân và cả đồ đảng của Tuyên là bọn Đổng Lý Chấn, Ngự sử Chương, tất cả hơn mười người, thêu dệt thành tội trạng phản loạn, đem dìm xuống sơng cho chết cả. Quang Toản biết mà khơng làm gì được…..Nếu khơng thì Diệu thà chết chứ chưa chắc đã chịu lui”[16,tr.228].

Nhiều chi tiết nhỏ nhặt được sắp xếp bên cạnh nhau, khi một lời thuyết minh xen vào, nhưng từ những sự ngẫu nhiên, nhỏ nhặt ấy làm toát lên cái hồn, tính cách của nhân vật, của hiện thực cuộc sống được tái hiện. Đoạn văn thường bao gồm những lời đối thoại giữa các nhân vật về một đối tượng. Xen kẽ lời các nhân vật trị chuyện là những ngơn từ dẫn dắt hết sức ngắn gọn của người kể chuyện. Lời người kể chuyện chỉ được kết cấu bởi một chủ ngữ đi kèm với một động từ biểu thị hành động hoặc trả lời làm vị ngữ. Ngồi ra khơng hề có một lời bình luận xen ngang nào của người kể chuyện để chúng ta biết được thái độ của người kể chuyện. Chẳng hạn: “Thế Tổ quay sang bảo Võ Tánh: Theo ý khanh thì Quy Nhơn có hạ được không? Võ Tánh thưa: Chia mũi nhọn mà đánh địch từ xa đếnthì nước Tấn phá được nước Sở, đánh mau khiến cho quân địch mệt sức thì quân Ngơ vào được đất Sính. Thế Tổ khen phải rồi tập hợp các tướng thương nghị…”[16,tr.238].

Tóm lại, có thể nói ngơn ngữ người kể chuyện đóng một vai trị cần thiết trong mỗi câu chuyện, đó chính là người dẫn dắt, gợi mở mọi vấn đề của câu chuyện. Bằng những ngôn từ giản dị, gần gũi xen lẫn ngôn ngữ bác học, người kể chuyện đã làm cho các nhân vật và biến cố trong câu chuyện hiện lên một cách rõ nét và sinh động.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w