HồngViệt long hưng chí hiện thực lịch sử và sáng tạo của nhà văn

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 61 - 74)

văn

Như đã nói, thể loại tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam ngay từ khi mới ra đời là những tác phẩm phản ánh trực tiếp những biến cố của lịch sử dân tộc. Nhưng tác phẩm Hoàng Việt long hưng chílà một cuốn tiểu thuyết viết theo kết cấu chương hồi, bởi vậy giữa tác phẩm văn học với sử sách có những nét tương đồng và khác biệt nhất định. Tương đồng, khác biệt thể hiện qua chi tiết, sự kiện được phản ánh, qua cách nhìn, thái độ của nhà văn… Ở đây, chúng tơi khơng có tham vọng trình bày hết tồn bộ những điểm tương đồng và khác biệt mà chỉ tập trung vào một số nhân vật, sự kiện lịch sử. Chúng tơi dựa vào bộ chính sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục do Trương Đăng Kế, Vũ Xuân Cẩn soạn thảo trong 27 năm (1821 - 1847) để đối chiếu. Qua đó thấy được khả năng quan sát nhạy bén, sự tinh

tế của tác giả Ngơ Giáp Đậu trong q trình đưa nhân vật có thật trong lịch sử thành các hình tượng văn học.

Điều dễ nhận thấy trước tiên là những nét tương đồng giữa thực tế và tiểu thuyết.Xuất phát từ đề tài lịch sử dân tộc, từ chủ ý ca ngợi những người anh hùng dân tộc cho nên các nhân vật trong Hoàng Việt long hưng chícũng được bảo lưu những đặc điểm nhất định. Những yếu tố được bảo lưu từ thực tế lịch sử rất phong phú và đa dạng. Đó là các sự kiện chính trị diễn ra trong cuộc đời của nhân vật, là tên tuổi, vị trí vai trị của nhân vật trong lịch sử, là các sự kiện chính trị diễn ra trong cuộc đời của nhân vật.Chẳng hạn, trong lịch sử, tiếng tăm của Gia Long gắn liền với cơng cuộc trung hưng, vai trị to lớn của Gia Long là lãnh đạo tướng sĩ vượt qua mọi khó khăn gian khổ để dựng vương triều. Từ một yếu nhân có vai trị và vị trí trong lịch sử như vậy, khi xây dựng thành một hình tượng văn học, Ngơ Giáp Đậu vẫn bảo lưu danh tính và nguồn gốc xuất thân của nhân vật: “Thế Tổ Cao hoàng đế (tức Gia Long) sinh ngày Kỷ Dậu tháng giêng năm Nhâm Ngọ (1762), tên huý là Chủng lại có các tên huý khác là Ánh. Noãn và Cảo (Định vương lấy nghĩa chữ Cảo là hình tượng mặt trời lúc giữa trưa mà đặt tên cho). Thế Tổ là con thứ ba hoàng tử Cốn, khi Võ vương mất ngài mới lên bốn tuổi (…) Chuyện nói về Thế Tổ Cao hồng đế triều ta dấy nghiệp trung hưng ở đất Gia Định, thu phục Phú Xuân, thu tóm Bắc Hà, cầm tù vua Tây Sơn rồi xưng đế nước Nam. Trải qua binh đao chồng chất lao khổ, lập công cao nhất, cõi Nam mở mang, thần truyền thánh kế, thật đã gây dựng cơ đồ vững chắc cho con cháu”[16,tr.15].Tuy trong quá trình xây dựng nhân vật, tác giả có hư cấu thêm một số sự kiện nhưng vấn đề trung tâm được tác giả chú ý khai thác vẫn là vai trị to lớn của vua Gia Long trong q trình hưng nghiệp, thống nhất đất nước hồn tồn được giữ nguyên.

ĐọcHồng Việt long hưng chí, chúng ta dễ dàng nhận thấy những sự kiện gắn với nhân vật luôn được tác giả chú ý bảo lưu. Ví dụ sự kiện Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đây là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Sự kiện này trongHoàng Việt long hưng chíđã được tác giả Ngơ Giáp Đậu ghi lại tuy vắn tắt nhưng rất cơ bản: “Mùa xuân năm Kỷ Dậu ngày mồng năm tết, quân Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh chống cự không nổi, chết trận và bị thương nhiều khơng kể xiết” [16,tr.159].

Nói về sự kiện này, trongViệt Nam sử lược, Trần Trọng Kim cũng có chép: “Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng năm Kỷ Dậu vua Quang Trung đến làng Hà Hồ vay kín đồn giặc, rồi bắc loa lên gọi,các quân dạ rầm cả lên, có hàng mn người. Qn canh đồn bấy giờ mới biết, sợ hãi thất thố, đều xin hàng,bởi thế lấy được cả đồ quân lương và khí giới”[31,tr.338]. Đến sáng mờ mờ ngày mồng năm, “quân Tây Sơn tiến lên đến làng Ngọc Hồi, quân Tàu bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai người lấy những mảnh ván ghép ba mảnh lại làm một, lấy rơm cỏ dấp nước quấn ở ngoài, rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới theo sau. Vua Quang Trung cưỡi voi đi sau đốc chiến, quân An Nam vào gần đến cửa đồn, bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo cả ùa vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn, giết quân nhà Thanh thây nằm ngổn ngang khắp đồng, máu chảy nhưu tháo nước ”[31,tr.338]. Điều này được tái hiện cụ thể trong tiểu thuyết. Như vậy có thể thấy, ngồi các yếu tố như vai trị, vị trí, tên tuổi, của các nhân vật trong lịch sử được tác giả bảo lưu thì các sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc đời nhân vật cũng được tác giả đưa vàonguyên vẹn trong tác phẩm.

Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại luôn luôn bám sát và phản ánh một cách sinh động, phong phú về cuộc sống. Vì vậy, tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn học. Tuy rằng, trong quá trình phản ánh, hiện thực khách quan đã thơng qua lăng kính chủ quan của nhà văn nhưng những gì thuộc về thế giới hiện thực vẫn là nền tảng để tác giả thể hiện cách nhìn nhận và thể hiện những quan niệm thẩm mỹ của mình. So sánh hai thế giới hiện thực: Hiện thực ngoài đời và hiện thực trong tác phẩm, bao giờ cũng có những điểm tương đồng nhất định. Điều này được thể hiện rất rõ ở các tác phẩm xây dựng trên nền của những sự kiện lịch sử như tiểu thuyết lịch sử. Theo tác giả Nguyễn Phương Chi: “Tiểu thuyết lịch sử tuyệt đối không cho phép nhà văn xây dựng lịch sử trên những mẫu của bản thân hiện nay mà phải trên những mẫu của bản thân lịch sử, cốt truyện phải phù hợp với xu thế lịch sử, nhân vật phải mang đặc điểm của thời đại sinh ra nó, và ngơn ngữ đặc biệt là ngơn ngữ đối thoại cũng phải có tính lịch sử”[10,tr.113]. Chính bởi phải xây dựng trên những mẫu của bản thân lịch sử cho nên một trong những vấn đề mà các tiểu thuyết gia lịch sử quan tâm đó là phản ánh hiện thực lịch sử. Nhà văn Ngô Giáp Đậu là một người có tâm huyết với lịch sử dân tộc, lại là người có trình độ học vấn cao, ơng có điều kiện khảo sát các tư liệu lịch sử và đặc biệt có sở thích lưu lại những điều mắt thấy tai nghe. Khi quyết định lấy các nhân vật lịch sử đã được sử sách lưu truyền, đã được nhiều người biết đến như Nguyễn Huệ, vua Gia Long, Nguyễn Nhạc, Lê Văn Duyệt, Võ Tánh,... để gia công nhào nặn trở thành hình tượng văn học, Ngơ Giáp Đậu đã tỏ ra rất thận trọng. Ông đã bám sát vào hiện thực để làm sống lại những nhân vật lịch sử, khiến các nhân vật vừa sinh động vừa có tác dụng khơi gợi cảm xúc người nghe, người đọc. Do vậy,

trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng với sự thật lịch sử.

Tuy có sự tương đồng sâu sắc giữa thực tế và tác phẩm, thế nhưng tác phẩm văn học không phải là bản ghi chép nhân vật và sự kiện lịch sử. Giữa hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ và sự thật lịch sử vẫn có sự khác biệt quan trọng. Ngay cả khi nhân vật được lấy nguyên mẫu từ một con người hồn tồn có thật thì khi hiện diện trong tác phẩm cũng đã là một thực thể khác. Tiểu thuyết lịch sử dựa vào lịch sử, lấy lịch sử làm điểm tựa thế nhưng nó lại có những điểm riêng biệt của một tác phẩm nghệ thuật. Nghĩa là, nó tái hiện lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng quyền hư cấu và sáng tạo của mình. Nhân vật lịch sử và nhân vật văn học tuy giống nhau mà vẫn khác, tuy một mà hai. Nhà văn vẫn trung thành với tên tuổi, với một bản lý lịch đầy đủ, chính xác và cả thời đại, mơi trường mà nhân vật sống nhưng những chi tiết cụ thể về diện mạo, tính cách, ngơn ngữ, hành động tâm tư tình cảm, thái độ với những gì diễn ra xung quanh nhân vật đã khác đi nhiều. Nó thể hiện một sự quan sát khác, cái nhìn khác về nhân vật. Cũng chính vì thế nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn học trở nên sống động hơn, đầy đủ hơn.

Tác phẩm Hồng Việt long hưng chínói về một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. Hạt nhân của tác phẩm này đương nhiên là các sự kiện và nhân vật lịch sử. Tuy vậy khi sáng tác tác giả lạitái tạo theo trí tưởng tượng của mình. Cũng chính vì vậy mà các nhân vật trong Hồng Việt long hưng chícó nhiều điểm khác biệt với các nhân vật trong lịch sử. Cùng một sự kiện diễn ra trong cuộc đời của nhân vật nhưng trong Hồng Việt long hưng chícó chỗ khác, nó khơng phải là những sự kiện lịch sử mà sử quan đã ghi chép lại. Các sự kiện này đã được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau, trong đó có cảtưởng tượng, hư cấu. Nếu như trong chính sử các

sự kiện được ghi chép một cách đầy đủ, chi tiết, nhân vật chỉ có ý nghĩa là chủ thể của các sự kiện và được thể hiện bằng những nét rất cơ bản, chung chung thì trong Hồng Việt long hưng chítác giả đã lựa chọn các sự kiện, các chi tiết đó để tái hiện nhân vật một cách cụ thể sinh động theo cái nhìn và quan điểm của một nhà văn. Không giống với các nhà sử học, khi ghi chép về một người nào đó khơng được phép thêm bớt thì tác giả Hồng Việt long hưng chílại đem đến cho bạn đọc một hình ảnh về con người rất sinh động. Nhân vật của nhà văn Ngô Giáp Đậu là những người đang sống có suy nghĩ, có tính cách, và hành động ngơn ngữ, giống như con người trong cuộc sống hiện thực. Ở đây, chúng tôi xin so sánh một vài sự kiện chính được ghi chép trong chính sử và trong Hồng Việt long hưng chí.

Nói về sự kiện vua Gia Long đến cửa biển Ma Li thăm dị tình hình, gặp 20 thuyền địch nên phải dong thuyền ra biển,trongsử sách có ghi lại một cách rất khách quan:“Tháng 4 năm đó bị Nguyễn Huệ đuổi gấp, Ánh phải cưỡi trâu lội qua sông rồi đem mẹ, vợ con ra đảo Phú Quốc” [7, tr.336]; “Nguyễn Ánh từ biệt mẹ và vợ con đem quân chạy ra ngoài cõi. Nguyễn Ánh chơi vơi ngoài biển suốt một tuần liền, thiếu lương ăn, nước ngọt, quân sĩ tưởng khó thốt chết nhưng nhờ may mắn mà sống sót” [7,tr.337].

Trong Hồng Việt long hưng chí, Ngơ Giáp Đậu cũng đã chọn sự kiện này nhưng chi tiết hố làm cho nhân vật mang tính huyền thoại và có hồn qua lời thoại của người kể cũng như chính nhân vật:“Đến sơng Đăng Giang là nơi nhiều cá Sấu, không thể bơi sang được. Thế Tổ liền cưỡi trâu bơi sang sơng. Ra giữa dịng nước xiết, trâu bị nhận chìm. Thế Tổ may mắn được cá sấu hộ vệ nên thoát chết (…) Lênh đênh giữa biển khơi suốt bảy ngày đêm, nước dự trữ trong thuyền hết kiệt, quân sĩ khát bỏng cổ, Thế Tổ ngước nhìn trời thầm khấn: Nếu tơi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh cho người trên chiếc thuyền này. Vừa dứt lời thì gió ngừng song

lặng, rồi một dòng nước trong vọt lên. Thế Tổ thử thấy vị nước ngọt. Quân sĩ trên thuyền thoả sức uống cho đến khi hết khát. Thế Tổ sai hứng đầy bốn năm chum dự trữ, sau đó nước biển lại mặn như cũ”[16,tr.116].Đó có thể xem như là những lời dự báo đầy ẩn ý. Lời dự báo ấy như muốn nói rằng, triều Nguyễn rồi sẽ trung hưng, và đó là ý trời.Ngơ Giáp Đậu đã chi tiết hóa sự kiện bằng yếu tố hư cấu. Dấu hiệu ấy không chỉ tạo nên sự hư thực xung quanh nhân vật mà còn là điềm báo sau này Gia Long sẽ hoàn thành đại nghiệp một cách vinh quang, lừng lẫy như một điều tự nhiên của trời đất.

Cùng nói về sựnghi ngờ, đố kị nhau của anh em Tây Sơn trong cuốn Đại Nam thực lục, các tác giả chép: “Trước đây anh em Nhạc dấy loạn, Huệ là người rất giỏi. Đến đây, Huệ đã đánh được Bắc Hà, muốn tự lập, bèn nói rõ các tội các của Nhạc, dẫn quân vây thành Quy Nhơn. Nhạc đóng thành chống giữ, báo tin gấp cho bè đảng là Đặng Văn Trấn. Trấn để cho tham đố giặc là Trần Tú giữ Gia Định, tự đem quân về cứu viện. Khi đến Tiên Châu ở Phú Yên thì bị quân Huệ đón đánh bắt được. Trấn thua rồi, Huệ cùng Nhạc đánh nhau, giết hại rất nhiều, rồi giảng hòa. Huệ lui giữ từ Thăng Hoa, Điện Bàn trở về Bắc, đóng ở Phú Xuân, tự xưng là Bắc Bình vương” [50,tr.226].

Rõ ràng khi giới thiệu về sự lục đục của nội bộ Tây Sơn, các nhà sử học đã ghi lại rất chính xác và khách quan.Trong Hồng Việt long hưng chíNgơ Giáp Đậu đã khai thác chi tiết này nhưng lại gửi gắm qua lời thoại của một nhân vật khác, đó là Phước Đạm trong khi báo cáo tình thế Tây Sơn cho vua Gia Long. Để cho thấy sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn có mầm mống ngay từ lúc mới đầu không phải đến lúc Nguyễn Huệ qua đời: “Nguyễn Nhạc từ Thăng Long trở về phong cho Huệ làm Bắc Bình vương trấn thủ Phú Xn, cịn mình cùng tùy tùng về Quy Nhơn. Nhạc hỏi những báu vật vàng bạc đoạt được ở phủ chúa Trịnh, Huệ từ chối không nộp. Huệ

muốn kiêm quản cả đất Quảng Nam, nhưng Nhạc không cho. Huệ bèn phát hịch kể tội Nhạc, rồi đem quân vào vây thành Quy Nhơn. Nhạc đóng cửa thành cố thủ. Phe cánh của Nhạc là Đặng Văn Trấn để Tham đốc Trần Tú ở lại giữ thành Gia Định rồi đem quân về cứu viện, nhưng khi đến Phú Yên bị quân Huệ bắt. Nhạc đứng trên mặt thành khóc gọi Huệ, rồi anh em cùng giải hịa, nhưng thật lịng vẫn thù ốn ”[16,tr.141].

Những sự kiện gắn liền với nhân vật đã được tác giả Ngô Giáp Đậu hư cấu, sắp xếp theo ý muốn chủ quan của mình. Trong Đại Nam thực lục, khơng hề có chi tiếtsau khi cơng chúa Ngọc Tồn mất, vua đến Hà Tiên, nửa đêm bơi thuyền ra biển “lúc bấy giờ có vật gì đội lên, đến lúc trời sáng nhìn kỹ mới hay đó là một bầy rắn. Quan quân tuỳ tong đều hoảng sợ, Thế Tổ vẫn bình tĩnh mà đuổi rắn đi.Bầy rắn vâng lời, lặn khuất cả”[16,tr.103]

Trong Đại Nam thực lục, các tác giả có đề cập đến chuyện Nguyễn Huệ nhận sắc phong của nhà Thanh nhưng với Hồng Việt long hưng chíthì Ngơ Giáp Đậu để cho Phước Đạm nói. Đây là cách để thấy rõ bản chất sự việc: “Nguyễn Huệ đã đắc chí với nhà Thanh, bèn tự đặt thể chế hoàng đế, lập Lê Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu, phong con trưởng là Quang Toản làm thái tử. Thấy Nghệ An là trung tâm của cả nước, Nguyễn Huệ cho đắp thành đất ở núi Kỳ Lân, dựng cầu điện, đặt tên là Trung đô, chia các trấn để cai trị, định quan doanh, lập sổ bạ tịch đinh điền, phát thẻ tín lệnh để xét bắt những người tên lậu tên khơng khai trong sổ bạ, dân ốn, cho là chính lệnh phiền hà”[16,tr.185]

ĐọcHồng Việt long hưng chí, ta thấy rằng bên cạnh việc bảo lưu tên tuổi, vai trị, vị trí,... tác giả đã chú ý tới những yếu tố mà các nhà sử học thường ít khi bàn tới. Đó là những chi tiết bình thường trong cuộc sống.Ví dụ trong Đại Nam thực lục, nhân vật vua Gia Long được các tác giả nhắc tới là một vị tướng tài kiệt xuất, một ông vua mưu lược. Mặc dù trong quá

trình chiến đấu với quân Tây Sơn, vua Gia Long có nhiều lúc thất bại nhưng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w