Một số nhân vật văn thần, võ tướng

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 53 - 59)

Có nhiều danh tướng phị giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngơi hồng đế. Nhưng có bốn vị đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long - Nguyễn Phúc Ánh, đó là: Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Hậu quân Võ Tánh, Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức và Tả quân Lê Văn Duyệt. Số phận lịch sử cuộc đời của bốn vị đệ nhất công thần của Triều Gia Long khác nhau: Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long ép uống thuốc độc tự tử vào năm 1817. Nguyễn Huỳnh Đức sau khi mất (1819) được đưa vào thờ trong miếu Trung Hưng công thần tại kinh đơ. Võ Tánh thì tự thiêu cố thủ thành Bình Định mất vào năm 1801, cũng được đưa vào thờ ở miếu Trung Hưng công thần của Triều Nguyễn. Trong khn khổ luận văn chúng tơi xin đi vào tìm hiểu kỹ hơn về trường hợp Lê Văn Duyệt.

Tả quân Lê Văn Duyệt có một số phận lịch sử đặc biệt. Sau khi ơng qua đời, có nhiều nhận định, đánh giá trái ngược nhau. Ca ngợi tài năng và công

lao của ơng cũng nhiều, mà phê phán cũng khơng ít. Điều này có thể đối chiếu với Đại Nam thực lục và Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1999). Nói về vai trị, vị trí của Lê Văn Duyệt với việc phị tá vua Gia Long lên ngơi và củng cố triều chính, các tác giả có ghi chép tản mạn. Có thể điểm qua như sau:

- “Lê Văn Duyệt sinh năm 1763, nguyên quán ở làng Bồ Đề huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Từ đời nội tổ của ông đã di cư vào Nam sinh sống tại Định Tường. Lê Văn Duyệt đã có cơng phị tá Nguyễn Phúc Ánh được phong làm Cai cơ. Ông đã lập nhiều chiến cơng lớn, góp phần đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngơi Vua”.

- “Tháng 3 (âm lịch ) năm 1803 , Lê Văn Duyệt phá tan cuộc nổi dậy của người dân thiểu số ở Vách Đá (Quảng Nghĩa, nay là Quảng

Ngãi ), được vua khen thưởng”.

- “Năm 1808, lại sai Lê Văn Duyệt mang quân đến Đá Vách. Thấy Phó quản cơ Lê Quốc Huy, vì nhiễu hại quá, nên dân mới nổi dậy. Lê Văn Duyệt bèn xin lệnh chém chết viên quan này, từ đó Quảng Nghĩa lại được yên”.

- “Tháng 6 (âm lịch) năm 1812, nhà vua cho triệu Tổng trấn Gia Định

Thành Nguyễn Văn Nhơn về, cử Lê Văn Duyệt vào thay, và cho Trương Tấn Bửu làm Phó tổng trấn, Ngơ Nhân Tịnh làm Hiệp trấn”.

- “Tháng 2 (âm lịch) năm 1813, nhận lệnh vua, Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh đem 13.000 quân thủy đưa Nặc Chân về nước Chân

Lạp (Campuchia ngày nay). Tại đây, ông thấy qn Xiêm cứ dịm ngó Chân

(trước đó ở thành La Bích), đắp thành Lơ m để trữ lương, đồng thời lưu binh ở lại bảo hộ (Nguyễn Văn Thoại được cử ở lại). Tất cả đều được vua nghe theo”.

- “Tháng Giêng (âm lịch) năm 1819, Lê Văn Duyệt nhận mệnh đi kinh lược các vùng: Thanh Hóa, Nghệ An và Thanh Bình (nay đổi là Ninh Bình). Vì các nơi ấy thường mất mùa, sinh ra nhiều trộm cướp, quan sở tại không kiềm chế được. Đến nơi, ơng dâng sớ về triều "nói việc khổ của dân, xin tha thuế cho dân, lại phải lựa quan trấn để an tập dân", được vua y cho”.

Như vậy, nếu chỉ bám sát vào một số chi tiết được ghi chép về Lê Văn Duyệt trong bộ Đại Nam thực lục và Việt Nam lược sử chúng ta khó có thể hình dung được những cơng lao to lớn mà ơng đã đóng góp cho lịch sử dân tộc, đặc biệt là với cuộc phị tá vua Gia Long trong việc lên ngơi và sửa sang quốc chính. Với tư nghệ thuật của một nhà văn, Ngô Giáp Đậu đã kịp thời đáp ứng được thị hiếu của người đọc khi quyết định xây dựng nhân vật Lê Văn Duyệt từ một nguyên mẫu lịch sử trở thành một hình tượng văn học độc đáo.

Trên những trang viết của Hồng Việt long hưng chí, nhân vật Lê Văn Duyệt đã thực sự khẳng định được vai trị vị trí của mình trong lịch sử dân tộc. Xuất hiện trong Hoàng Việt long hưng chíLê Văn Duyệt được giới thiệu một cách rõ ràng từ ngọn ngành gốc gác cho đến tư chất tài năng: “Bấy giờ có viên nội thần là Lê Văn Duyệt (người huyện Chung Nghĩa bẩm sinh ái nam ái nữ)bản tính mạnh tợn, giỏi võ nghệ, được chọn sung chức Thái giám, rất quen thạo các việc cung phủ. Duyệt thường cùng các tướng bàn luận việc binh, được Thế Tổ khen có tài làm tướng. Trước khi ra đi, Thế Tổ giao cho Duyệt ở lại hộ vệ quốc mẫu” [16,tr.122]. Con đường Lê Văn Duyệt đến với Gia Long và công cuộc hưng nghiệp của triều Nguyễn cũng được tác giả miêu tả rất kỹ. Khi đoàn chiến thuyền của Thế Tổ tiến đến Cù

Huân, Thế Tổ sai Nguyễn Văn Đắc và Nguyễn Đình Đức tiến đánh, Nguyễn Đức Xuyên và Lê Văn Duyệt cũng được lệnh tiến đánh. Lê Văn Duyệt đã chứng tỏ là một người có tài: “Mùa hè năm Kỷ Mùi (1799), Thế Tổ xuống lệnh xuất quân, Lê Văn Duyệt mang thuyền quân tới đốt kho lương ở Nước Ngọt, chém tướng Tây Sơn là Đoàn Luyện Giảng mang thủ cấp về quân doanh ở Cù Huân"[16,tr.251]. Trong trận chiến ở Đồng Thị “Lê Văn Duyệt dẫn quân xông vào đánh, quân Tây Sơn không chống cự nổi bỏ chạy về thôn Đồng Cờ….Quân Tây Sơn thua lớn, Đô đốc Hoan bị chém tại trận. Đô đốc Nguyễn Đức Thu phải đầu hàng”[16,tr.277]. Thế Tổ tức giận vì nghe tin Nguyễn Huệ làm tổn phạm lăng mộ các tiên vương nên ra lệnh cho Văn Duyệt đốc thúc các tướng quân đem quân đi đánh Tây Sơn: “Văn Duyệt đưa quân đến chợ Thanh Triêm ở Quảng Nam thì gặp quân của Đô đốc Tây Sơn là Trần Văn An. Quân Tây Sơn thua lớn, Văn An bị bắt sống.”[16,tr.310].

Chính trong mơi trường này đã giúp Lê Văn Duyệt bộc lộ tâm huyết, tài năng của mình. Tài năng của Lê Văn Duyệt còn được nhận định qua lời Đức Xuyên nói với Nguyễn Kỷ: “Chúa thượng muốn lập kế hỏa công, Viết Phước xin đi thực hiện kế ấy, Viết Phước tuy dũng cảm nhưng hay khinh động, Lê Văn Duyệt có mưu lược hơn. Nếu chúa thượng sai Duyệt đi thì mới chắc thắng”[16,tr.280]. Từ Long Xuyên trở về, sau khi bàn bạc với quần thần: “Thế Tổ sai Lê Văn Duyệt tiến đánh bắt sống được Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Bá Phong. Duyệt cho đắp lũy ở Tân Hội rồi hội binh với quân của Nguyễn Văn Thành đang đóng ở Vân Sơn….” Lê Văn Duyệt cùng với Lê Chất đã “tiến đánh đến sông Thanh Long, chiếm được kho Kỳ Lân, bắt được con Nguyễn Nhạc là Nguyễn Lân…Văn Duyệt thừa thắng cho quân đuổi đến Tiên Lý”[16,tr.360].

Với khả năng linh hoạt tính tốn, lại khá am hiểu binh thư binh pháp, Lê Văn Duyệt luôn lường trước được âm mưu của địch thủ: “Lũy này nhỏ

nhưng kiên cố, khó đánh. Nay lập mẹo chia qn làm hai đường, tơi đánh phía sau lũy, khiến chúng phải đối phó. Tướng qn đánh vào phía trước lũy, cố phá cho được một cửa rồi hô quân đánh trống, reo hị xơng vào”[16,tr.221]. Quả nhiên, giặc đưa nhiều quân ra chống cự, quân của Lê Trung tan vỡ, Phong phải bỏ chạy. Ở trận đánh quân Võ Văn Dũng thì: “khi Võ Di Nguy tử trận, Lê Văn Duyệt liền cho thuyền vượt lên trước đốc thúc thủy binh áp trận”[16,tr.282]. Thế Tổ ba lần truyền lệnh cho Duyệt lui quân nhưng Duyệt nói với viên quan truyền lệnh: “Đã đến đây rồi thì chỉ có vào chứ khơng ra”[16,tr.282], cuối cùng qn Tây sơn thua lớn, “quân Lê Văn Duyệt đoạt được đồn Thị Nại.”[16,tr.283].

Ví như trận ở của Tư Dung khi bị súng quân Tây Sơn bắn xuống, Văn Duyệt bàn với Lê Chất: “địch chiếm chỗ hiểm không thể xông vào mũi nhọn của chúng được, phải đánh tập hậu mới thắng được. Quân Tây Sơn tưởng viện binh đến nên khơng phịng bị, quân của Lê Văn Duyệt, Lê Chất ào lên nhổ cọc chắn cửa biển, cho thuyền lướt vào. Hai mặt nước sau cùng đánh ốp, quân Tây Sơn tan rã bỏ chạy; Văn Duyệt, Lê Chất tung quân đuổi đến sông Trưng Hà, bắt sống phị mã Trị và Đơ đốc Sách, số đầu hàng đến hơn năm trăm tên.”[16,tr.305].

Trong trận đánh người Man: “Duyệt đến nơi, mật sai Vệ úy Từ và Phó úy Nhượng giả làm dư đảng Tây Sơn ngầm trà trộn vào trong trại Man để dị la tình hình……..người Man biết chuyện kéo ra đầu hàng rất đông. Tin thắng lợi báo về Kinh.”[16,tr.436].

Trong việc củng cố triều chính và ngoại giao Lê Văn Duyệt là người đưa ra với Gia Long nhiều góp ý nhất và được Gia Long xem trọng. Khi việc Tây Sơn không bàn xếp nữa, Gia Long điều động quân sĩ xây dựng Kinh thành, Văn Duyệt tâu: “Trước đây có hẹn với quân sĩ, khi nào thu phục được Kinh sư sẽ cho về nghỉ ngơi. Nay Kinh thành thu về, Bắc Hà dẹp yên,

tướng sĩ người thì chuyển đi trấn giữ các thành trấn, kẻ ở lại xây Kinh thành, hết năm này, tiếp năm khác mà khơng có kỳ hạn trở về. Như thế thì chữ tín của triều đình cịn ra sao?”[16,tr.395].Khi Thế Tổ bàn về việc đối phó với Xiêm và Chân Lạp NguyễnVăn Thành và Lê Văn Duyệt cho rằng“nước ta với Xiêm đã kết mối hòa hảo, bây giờ nếu xảy ra việc binh đao thì cái hại khơng nhỏ. Vậy xin bệ hạ truyền hịch cho quân ở biên giới đi tuần tra, xem xét hư thực rồi sau đó tùy cơ xử trí”[16, tr.427].

Rõ ràng thơng qua tác phẩm Hồng Việt long hưng chí, hình tượng Lê Văn Duyệt được tác giả khắc họa chi tiết hơn nhiều so với những gì mà các tác giả khác đã ghi chép. Để người đọc có được cách nhìn nhận đầy đủ hơn về những đóng góp và cơng lao to lớn của một trong bốn vị tướng phò vua Gia Long trong công cuộc trung hưng, một phần công lao to lớn là nhờ vào sự sáng tạo của nhà văn Ngơ Giáp Đậu.

Như vậy, qua việc tìm hiểu khái quát một số nhân vật trong tác phẩm Hồng Việt long hưng chí, chúng ta phần nào thấy được sự sáng tạo của tác giả Ngô Giáp Đậu trong quá trình xây dựng nhân vật. Với tài năng và tâm huyết của mình, Ngơ Giáp Đậu đã có nhiều cố gắng để nhào nặn từ những nhân vật lịch sử “xa xưa” trở thành những nhân vật “sống” có suy nghĩ, có tính cách, có cả hành động, ngơn ngữ, giống như con người sống trong hiện thực. Điều này đã đem đến cho độc giả một cái nhìn tồn diện hơn, đầy đủ hơn về các nhân vật lịch sử. Mặc dù, các nhân vật trong Hoàng Việt long hưng chí phần lớn được xây dựng từ nguyên mẫu có thật trong lịch sử song khơng phải nhà văn bê nguyên mẫu lịch sử ấy vào trong tác phẩm của mình, mà bằng trí tưởng tượng phong phú và tài năng của người nghệ sỹ, các nguyên mẫu đã được nhà văn nhào nặn trở thành nhân vật văn học, phục vụ cho ý đồ sáng tạo của mình, mang phong cách riêng của mình.

2.3. Hồng Việt long hưng chí- từ hiện thực lịch sử đến tiểu thuyết2.3.1. Nét độc đáo trong cách tiếp cậnlịch sử của Ngô Giáp Đậu

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết “hoàng việt long hưng chí” của ngô giáp đậu (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w