0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tải lượng ô nhiễm từ nhóm nguồn công nghiệp dệt và may mặc – Nhó mE (D_

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48 -51 )

Nhóm F (SXG_BB_CBG & CS), dịch vụ kinh doanh và ngành công nghiệp chế biến khác – Nhóm G (CNK)

Kết quả ở các Bảng 3.10, 3.11, 3.12 và Hình 3.11 cho thấy:

- Nhóm nguồn E (D_MM) mặc dù có số lượng cơ sở sản xuất khá nhiều, song tải lượng ô nhiễm không cao, với LTSS khoảng 1 - 22 tấn/năm, LCOD khoảng 1 - 54 tấn/năm, LBOD khoảng 1 - 32 tấn/năm.

- Đối với nhóm nguồn F (SXG_BB_CBG & CS), Nhà máy giấy Hà Xuyên (cơ sở F9) có tải lượng ô nhiễm cao nhất (LTSS = 140 tấn/năm, LCOD = 10 tấn/năm, LBOD = 6 tấn/năm), tiếp đến là Công ty CP cao su Thừa Thiên Huế (cơ sở F12) với tải lượng LTSS = 3 tấn/năm, LCOD = 2,3 tấn/năm, LBOD = 0,9 tấn/năm. Những cơ sở có tải lượng ô nhiễm thấp nhất của nhóm ngành này thuộc lĩnh vực chế biến gỗ như Công ty TNHH Ngọc Anh - sản xuất gỗ mỹ nghệ (cơ sở F2), Công ty CP chế biến gỗ T. T. Huế (cơ sở F5), Chi nhánh công ty TNHH Scanviwood tại tỉnh Thừa Thiên Huế (cơ sở F13)...có tải lượng TSS khoảng 0,2 – 0,5 tấn/năm, COD khoảng 0,3 – 0,6 tấn/năm, BOD5 khoảng 0,1 – 0,3 tấn/năm.

Hình 3.11. Tải lượng TSS, COD và BOD5 từ một số cơ sở

thuộc nhóm nguồn SXG_BB_CBG & CS (nhóm F)

- Đối với nhóm nguồn G (CNK) thì Công ty TNHH sơn Hoàng Gia (cơ sở G3) có tải lượng ô nhiễm cao nhất: LTSS = 164 tấn/năm, LCOD = 193,6 tấn/năm, LBOD

Hình 3.12. Tải lượng COD và BOD5 từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn CNK (nhóm G)

Ngoài ra, nước thải ở cơ sở này còn chứa một lượng nhỏ tải lượng các KLN: LCu = 0,0023 tấn/năm, LPb = 0,0079, LHg = 0,0028, LAs = 0,0017. Đây là công ty thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, công ty có hệ thống xử lý nước thải riêng nhưng chỉ là hệ xử lý đơn giản với bể lắng và lọc cát [59]. Với hệ thống xử lý đơn giản như vậy, hiệu quả loại các KLN rất thấp và do đó cần thiết phải cải thiện hệ thống xử lý nước thải. Cũng trong nhóm nguồn này, Công ty CP dược TW Medipharco (cơ sở G15) và Công ty CP liên doanh dược phẩm medipharco tenamyd BR s.r.l (cơ sở G16) có tải lượng ô nhiễm khá cao với LTSS tương ứng là 3,9 tấn/năm và 3,8 tấn/năm, LCOD là 10,7 tấn/năm và 10,2 tấn/năm, LBOD5 là 5,1 tấn/năm và 4,9 tấn/năm. Nước thải ở 2 cơ sở này đổ vào sông An Cựu, sau đó vào sông Lợi Nông – nguồn cấp nước cho canh tác nông nghiệp ở huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy), nên cũng đóng góp vào gây ô nhiễm sông. Các cơ sở đúc đồng ở làng nghề Phường Đúc và Phường Thủy Biều (cơ sở G5 – G12) có tải lượng ô nhiễm thấp nhất trong nhóm nguồn này với LTSS = 0,005 – 0,018 tấn/năm, LCOD = 0,003 – 0,018, LBOD5 = 0,002 – 0,009 tấn/năm. (Hình 3.12).

Ngoài ô nhiễm TSS và chất hữu cơ, nước thải từ một số cơ sở thuộc Khu công nghiệp Phú Bài như Công ty CP Tài Phát (cơ sở F4), Công ty CP Vinh Phát -

sản xuất bao bì giấy và bìa giấy (cơ sở F6) còn chứa một lượng nhỏ các KLN: LCu = 0,00005 – 0,0001 tấn/năm, LPb = 0,000017 – 0,000031 tấn/năm, LHg = 0,000015 – 0,000028 tấn/năm, LAs = 0,000025 – 0,000037 tấn/năm.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48 -51 )

×