0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tải lượng ô nhiễm từ nhóm nguồn công nghiệp bia, rượu và nước giải khát

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 -48 )

– Nhóm B (B_R_NGK), công nghiệp chế biến nông, thủy sản – Nhóm C (CB N_TS) và chăn nuôi công nghiệp và giết mổ gia súc – Nhóm D (CN & GMGS)

Kết quả ở Bảng 3.9, Hình 3.9 và Hình 3.10 cho thấy:

- Đối với nhóm nguồn B_R_NGK (nhóm B), Công ty TNHH Bia Huế - Nhà máy bia Phú Bài (cơ sở B2) có tải lượng ô nhiễm rất cao với LTSS = 11.122 tấn/năm, LCOD = 30.881 tấn/năm, LBOD = 20.635 tấn/năm. 02 cơ sở còn lại của nhóm nguồn này là Công ty TNHH MTV thực phẩm Huế (cơ sở B1) và Công ty TNHH Bia Huế - Nhà máy bia Nguyễn Sinh Cung (cơ sở B3) có tải lượng ô nhiễm thấp hơn với LTSS tương ứng là 26 tấn/năm và 93 tấn/năm, LCOD là 43 tấn/năm và 295 tấn/năm, LBOD5 là 28 tấn/năm và 190 tấn/năm. (Hình 3.9).

- Đối với nhóm nguồn CB N_TS (nhóm C), Nhà máy chế biến tinh bột sắn T.T. Huế (cơ sở C4) có tải lượng ô nhiễm cao nhất với LTSS = 159 tấn/năm, LCOD = 370 tấn/năm, LBOD5 = 232 tấn/năm. Điều này góp phần lý giải vì sao công ty này là một trong những "điểm nóng" gây ô nhiễm môi trường ở Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là Công ty CP chăn nuôi C.P. VN - Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh (cơ sở C3) với LTSS = 77 tấn/năm, LCOD = 481 tấn/năm, LBOD5 = 391 tấn/năm. Mức tải lượng ô nhiễm thấp hơn trong nhóm nguồn này là Công ty CP thủy sản T. T Huế (cơ sở C1) và Công ty CP phát triển thủy sản Huế (cơ sở C2) với LTSS tương ứng là 3 tấn/năm và 11 tấn/năm, LCOD là 15 tấn/năm và 41 tấn/năm, LBOD5 là 7 tấn/năm và 28 tấn/năm. (Hình 3.9).

Hình 3.9. Tải lượng COD và BOD5 cao từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn B_R_NGK (nhóm B) và CB N_TS (nhóm C)

- Đối với nhóm nguồn CN & GMGS (nhóm D), 3 khu nuôi tôm ở 3 xã Điền Môn, Điền Lộc và Điền Hương (huyện Phong Điền) của Công ty CP chăn nuôi C.P. VN (cơ sở D9, D10, D11) có tải lượng ô nhiễm cao nhất: LTSS khoảng 119 - 198 tấn/năm, LCOD khoảng 94 - 139 tấn/năm, LBOD5 khoảng 62 - 101 tấn/năm. Ngoài 3 khu nuôi tôm kể trên, dọc theo bờ biển các xã Điền Môn và Điền Hương, còn có rất nhiều nhóm hộ nuôi tôm trên cát (các cơ sở D1 – D8). Tuy tải lượng ô nhiễm từ các nhóm hộ đó thấp hơn so với 3 khu nuôi tôm của Công ty CP chăn nuôi C.P. VN ở trên, với LTSS khoảng 5 - 71 tấn/năm, LCOD khoảng 5 - 127 tấn/năm, LBOD5 khoảng 3 - 87 tấn/năm, nhưng nước thải từ các nhóm hộ đó gây ô nhiễm môi trường và cần đặc biệt lưu ý, bởi lẻ những nhóm hộ đó nuôi tôm tự phát, không được kiểm soát và chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, nước thải, bùn ao thải trực tiếp ra vùng xung quanh nên gây ô nhiễm môi trường đất và nước vùng ven biển. Đối với hoạt động giết mổ gia súc, Lò giết mổ tập trung phía Nam (cơ sở D12) và Lò mổ gia súc Hương Sơ (cơ sở D13) - 02 lò mổ có quy mô lớn nhất ở Thừa Thiên Huế, tải lượng ô nhiễm cũng khá cao: LTSS = 32 - 38 tấn/năm, LCOD = 41 - 48 tấn/năm và LBOD5 = 27 - 33 tấn/năm. (Hình 3.10).

Hình 3.10. Tải lượng COD và BOD5 cao từ một số cơ sở thuộc nhóm nguồn CN & GMGS (nhóm D)

Mặc khác, các cơ sở thuộc 3 nhóm nguồn B, C và D còn thải vào môi trường một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, trong đó phải kể đến nước thải của Công ty TNHH Bia Huế - Nhà máy bia Phú Bài (LTN = 1.036,49 tấn/năm, LTP = 222,44 tấn/năm), Công ty CP chăn nuôi C.P. VN - Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh (LTN = 35,39 tấn/năm, LTP = 19,82 tấn/năm), Công ty CP chăn nuôi C.P. VN - nuôi tôm ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền (LTN = 19,68 tấn/năm, LTP = 3,28 tấn/năm).

Riêng đối với Nhà máy chế biến tinh bột sắn T.T. Huế, nước thải còn chứa CN- với tải lượng khoảng 0,052 tấn/năm. Một số cơ sở chế biến và nuôi trồng thủy sản như Công ty CP phát triển thủy sản Huế, Công ty CP chăn nuôi C.P. VN - nuôi tôm ở xã Điền Môn, huyện Phong Điền, Lò giết mổ gia súc Hương Sơ còn chứa một lượng nhỏ dầu mỡ động thực vật với tải lượng khoảng 0,505 – 6,504 tấn/năm.

3.4.3. Tải lượng ô nhiễm từ nhóm nguồn công nghiệp dệt và may mặc – Nhóm E (D _ MM), công nghiệp sản xuất giấy, bao bì, chế biến gỗ và cao su –

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 -48 )

×