0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Phương pháp điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 -31 )

Để điều tra các nguồn ô nhiễm (NTCN), áp dụng các phương pháp sau:

- Điều tra, thu thập các báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường các cơ sở sản xuất công nghiệp, kết quả quan trắc định kỳ...từ một số đơn vị quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác quản lý môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Điều tra theo phiếu điều tra: mẫu phiếu điều tra được nêu ở Phụ lục 1, các nội dung chính của mẫu phiếu điều tra, bao gồm:

 Thông tin chung: tên doanh nghiệp/nhà máy, địa chỉ, fax, email, năm hoạt động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh, mã số thuế, tọa độ nhà máy (theo VN 2000);

 Thông tin về hoạt động sản xuất: sản phẩm của nhà máy, công suất/đơn vị hoạt động, nguyên nhiên liệu sản xuất, loại hình và xuất xứ công nghệ, số lượng công nhân, thời gian sản xuất trong năm...;

 Thông tin về hoạt động xả thải của nhà máy: nguồn nước sử dụng cho sản xuất, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của công nhân viên, phương thức xả thải, tọa độ điểm thải (theo VN 2000), lưu lượng nước thải, giấy phép xả thải, hệ thống thu gom và công nghệ xử lý nước thải, hiệu xuất thu gom và xử lý nước thải.

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Lấy mẫu: Căn cứ vào kết quả điều tra ở giai đoạn 1 (từ tháng 01 - 4/2014), đề tài tiến hành lấy mẫu nước thải ở một số cơ sở công nghiệp chưa có số liệu hoặc số liệu không đủ tin cậy (Bảng 2.1)

Bảng 2.1.Các cơ sở công nghiệp được lựa chọn để lấy mẫu nước thải

STT Tên công ty/cơ sở sản xuất Địa điểm

1 Lò mổ gia súc Hương Sơ Phường Hương Sơ, TP. Huế

2 Công ty TNHH Dệt kim và may mặc Huế Khu công nghiệp Phú Bài, TX. Hương Thủy

3 Công ty TNHH Ngọc Anh - sản xuất gỗ mỹ nghệ Khu công nghiệp Phú Bài, TX. Hương Thủy

4 Công ty CP sợi Phú Anh Khu công nghiệp Phú Bài, TX.

Hương Thủy

5 Nhà máy giấy Như Ý Cụm tiểu thủ CN Thủy Phương,

TX. Hương Thủy

6 Công ty CP cao su Thừa Thiên Huế Xã Hương Hòa, huyện Nam Đông

7 HTX cao cấp đúc Thắng Lợi Phường Đúc, TP. Huế

Các mẫu nước thải được lấy theo kiểu lấy mẫu tổ hợp. Quy trình lấy mẫu nước phải tuân thủ quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 và TCVN 5999:1995.

Bảo quản mẫu: Các mẫu nước thải được bảo quản theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663 - 3:2008 (Bảng 2.2)

Bảng 2.2.Kỹ thuật bảo quản mẫu [2]

STT Thông số Loại bình chứa Kỹ thuật bảo quản

1 BOD5 Chai nhựa PET(*) Làm lạnh đến 1 – 5 0C

2 COD Chai nhựa Axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4

3 TSS Chai nhựa Làm lạnh đến 2 - 5 0C

4 TN Chai nhựa Làm lạnh đến 1 – 5 0C, axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4

5 TP Chai nhựa Làm lạnh đến 1 – 5 0C, axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4

6 TC Chai thủy tinh

hoặc PET vô trùng

Làm lạnh đến 1 – 5 0C

(*) PET: Polyetylen terephatalate

2.3.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước thải

Các phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước thải là các phương pháp tiêu chuẩn quốc gia và/hoặc quốc tế (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Các phương pháp đo/phân tích chất lượng nước thải [63]

STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích/Thiết bị

1 pH - Đo thế dùng điện cực thủy tinh/HQ40d (HACH, Mỹ)

2 TSS mg/L Phương pháp khối lượng/Cân phân tích

3 COD mg/L Trắc quang - phép đo bicromat/DR 5000 (HACH, Mỹ)

4 BOD5 mg/L Phương pháp cấy và pha loãng, ủ ở 20 0C, đo DO/HQ 40d (HACH, Mỹ)

5 TN mg/L Trắc quang, dùng thuốc thử natrixalixilat/DR 5000 (HACH, Mỹ)

6 TP mg/L Trắc quang, đo màu ở dạng xanh molypden/DR 5000 (HACH, Mỹ)

7 TC MPN/100 ml Phương pháp đa ống nghiệm hay phương pháp MPN (Perkin Elmer, Mỹ)

Sử dụng các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) tương ứng để đánh giá chất lượng nước thải từ các loại hình công nghiệp khác nhau [2]:

- QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN chế biến cao su thiên nhiên;

- QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN chế biến thủy sản;

- QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN giấy và bột giấy;

- QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN dệt may; - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Quy chuẩn này được áp dụng trong trường hợp cơ sở sản xuất không có nước thải từ quá trình sản xuất, mà chủ yếu là nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN.

Theo QCVN 01:2008/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 12:2008/BTNMT, QCVN 13:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, các giá trị tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong NTCN khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán theo công thức (2.1):

Trong đó:

- Cmax (mg/L): nồng độ tối đa cho phép trong NTCN trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;

- C (mg/L): giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm được quy định ở cột B của QCVN tương ứng (cột B quy định NTCN được phép đổ vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung). Riêng đối với QCVN 12:2008/BTNMT, C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm được quy định ở cột B2

(quy định cơ sở có sản xuất bột giấy);

- Kq: hệ số nguồn tiếp nhận nước thải, Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương được quy định tại Bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q) (m3/s) Hệ số Kq

Q ≤ 50 0,9

50 < Q ≤ 200 1

200 < Q ≤ 500 1,1

Q > 500 1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì chấp nhận Kq = 0,9.

Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 2.5:

Bảng 2.5.Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải

Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V) (m3) Hệ số Kq

V ≤ 10 x 106 0,6

10 x 106 < V ≤ 100 x 106 0,8

V > 100 x 106 1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về dung tích của hồ, ao, đầm thì chấp nhận kết quả Kq = 0,6.

Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển được quy định như sau:

Đối với vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển, chấp nhận Kq = 1;

Đối với vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước, chấp nhận Kq = 1,3.

- Kf: hệ số lưu lượng nguồn thải và được quy định tại Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Lưu lượng nguồn thải (F) (m3/24h) Hệ số Kf

F ≤ 50 1,2

50 < F ≤ 500 1,1

500 < F ≤ 5000 1,0

F > 5000 0,9

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT hoặc đề án BVMT của cơ sở sản xuất.

Theo QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt, giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán theo công thức (2.2):

Cmax = C x K (2.2) Trong đó:

- Cmax (mg/L): nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận;

- C (mg/L): giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm được quy định trong quy chuẩn; - K: hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư, được quy định trong quy chuẩn.

Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải (Cmax) cho thông số pH và TC.

2.3.4. Phương pháp xác định tải lượng ô nhiễm

- Để xác định tải lượng ô nhiễm của các nguồn NTCN, áp dụng công thức (1.3.1) ở mục 1.3. Công thức này áp dụng cho các nguồn thải công nghiệp đã có số liệu về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

- Đối với các nguồn NTCN chưa có số liệu về nồng độ các chất ô nhiễm (7 nguồn nêu ở Bảng 2.1), áp dụng phương pháp quan trắc trực tiếp, tức là phải lấy mẫu và phân tích nước thải rồi tính tải lượng ô nhiễm theo công thức (1.3.1).

- Phương pháp điều tra nhanh được áp dụng cho 02 nguồn NTCN nêu ở Bảng 2.7 vì rất khó lấy mẫu ở hai cơ sở sản xuất này. Tải lượng ô nhiễm từ 02 nguồn NTCN này được tính theo công thức 1.3.4 hoặc 1.3.6, mục 1.3.

Bảng 2.7. Hai cơ sở sản xuất được áp dụng phương pháp điều tra nhanh

STT Tên cơ sở sản xuất Sản phẩm Công suất

(tấn sản phẩm) 1 Công ty CP Dược TW Medipharco Thuốc viên và típ thuốc

mỡ

93 2 Công ty CP LD dược phẩm

medipharco tenamyd BR s.r.l

Thuốc viên và típ thuốc mỡ

89

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 -31 )

×