- Về COD: có 29/89 nguồn thải có nồng độ COD vượt quá TCCP (chiếm tỷ lệ 32,6%). Đặc biệt một số nguồn thải có nồng độ COD rất cao như Nhà máy bia Phú Bài (COD = 1.305 mg/L), Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam - Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh (COD = 1.020 mg/L), Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (COD = 1.420 mg/L), Lò giết mổ gia súc tập trung phía Nam (COD = 1.674 mg/L)...(Hình 3.5).
Hình 3.5. Nồng độ COD trong NTCN một số cơ sở sản xuất
vượt TCCP nhiều lần
- Về BOD5: Nhiều nguồn NTCN có nồng độ BOD5 vượt quá TCCP (66/89 nguồn, chiếm tỷ lệ 74,1%), trong đó đáng lưu ý là những cơ sở thuộc nhóm nguồn CB N_TS, CN & GMGS như Công ty CP phát triển thủy sản Huế (BOD5 = 596 mg/L), Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh - Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam (BOD5 = 830 mg/L), Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (BOD5 = 891 mg/L), Lò giết mổ gia súc tập trung phía Nam (BOD5 = 1.152 mg/L)....(Hình 3.6).
Hình 3.6. Nồng độ BOD5 trong NTCN một số cơ sở sản xuất vượt TCCP nhiều lần
Những nguồn NTCN nêu trên không chỉ có nồng độ COD, BOD5 cao mà lượng nước thải ra cũng rất lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nhận thải như sông Phú Bài (do nước thải từ các cơ sở thuộc Khu công nghiệp Phú Bài đổ vào), Bầu Sen (nơi tiếp nhận nước thải từ Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) và hậu quả nhãn tiền là làm suy giảm năng suất mùa màng, sản lượng đánh bắt thủy sản mà nhiều cơ quan báo chí phản ánh trong thời gian vừa qua. Như vậy, nhất thiết bắt buộc các nguồn NTCN đó phải xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường.