Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy:
- Trong nhóm nguồn này, các mỏ khai thác và chế biến khoáng sản trực thuộc Công ty TNHH NN MTV khoáng sản Thừa Thiên Huế (cơ sở A7 – A13) là những cơ sở có tải lượng ô nhiễm cao nhất: tải lượng TSS khoảng 853 tấn/năm - chiếm tỷ lệ 79% (so với tất cả các nguồn thải thuộc nhóm nguồn này); COD khoảng 441 tấn (73,4%) và BOD5 khoảng 225 tấn/năm (72,1%). Cơ sở có tải lượng ô nhiễm cao nhất của công ty này là xưởng Huế (cơ sở A7), với tải lượng TSS lên đến 464 tấn/năm, LCOD = 124 tấn/năm, LBOD5 = 62 tấn/năm. Điều này gây lo ngại về ô nhiễm nước sông Hương hay sông Phú Bài - nguồn tiếp nhận nước thải từ những cơ sở đó.
Hình 3.8. Tải lượng TSS, COD và BOD5 cao từ một số cơ sở
thuộc nhóm nguồn KTKS & VLXD (nhóm A)
- Tiếp đến là Công ty hữu hạn ximăng Luks (Việt Nam) (cơ sở A16): LTSS = 194 tấn/năm, LCOD = 135 tấn/năm, LBOD5 = 74 tấn/năm.
- Trong nhóm nguồn này, các cơ sở sản xuất gạch tuynel trên địa bàn tỉnh (cơ sở A1, A2, A4, A5, A14, A17, A19) có tải lượng ô nhiễm thấp nhất với LTSS <1 tấn/năm, LCOD < 1 tấn/năm, LBOD5 < 1 tấn/năm.
- Ngoài TSS và các chất ô nhiễm hữu cơ (COD và BOD5), các cơ sở sản xuất thuộc nhóm nguồn này hàng năm còn có tải lượng đáng kể các chất dinh dưỡng thải vào môi trường, như Công ty TNHH NN MTV khoáng sản T. T. Huế - xưởng Phú Bài (cơ sở A10): LTN = 3,09 tấn/năm, LTP = 0,49 tấn/năm; Công ty hữu hạn ximăng Luks (Việt Nam): LTN = 6,56 tấn/năm, LTP = 1,31 tấn/năm.