Sự hài lòng của người bệnh, cán bộ quản lý:

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 119 - 121)

- Chỉ đạo công tác vệ sinh: Trong ngàn hy nói chung, nhất là trong bệnh viện

4.2.3 Sự hài lòng của người bệnh, cán bộ quản lý:

Người bệnh là người trực tiếp chứng kiến thái độ, ứng xử, năng lực chuyên môn, kỹ thuật hàng ngày của ĐDV, ĐDT tại các khoa/bệnh viện. Việc triển khai tổ chức các hoạt động điều dưỡng được người bệnh hài lòng là cơ sở khoa học khách quan đánh giá năng lực ĐDT.

Kết quả nghiên cứu trước can thiệp (Bảng 3.18), sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT ở nhóm can thiệp và chứng có sự khác biệt về cử chỉ; Đáp ứng ngay; Thăm hỏi, động viên; Kiến thức chuyên môn; Kỹ thuật chuyên môn; Thủ tục khám và nhập viên; Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05); không có sự khác biệt về lời nói; Tư vấn, GDSK; Cách bố trí công việc chăm sóc, điều trị (p > 0,05). Sau khi triển khai can thiệp, sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Cải thiện được sự hài lòng của người bệnh ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng là nhờ nâng cao kiến thức, thực hành quản lý của đội ngũ ĐDT, người ĐDT có thái độ, ứng xử với người bệnh được cải thiện; biết thực hiện các hoạt động điều dưỡng bài bản, khoa học mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh nhìn nhận hiệu quả hoạt động quản lý thông qua tiếp xúc hàng ngày và kết quả chăm sóc điều dưỡng, người bệnh cảm thấy thoải mái về tinh thần, nâng cao thể chất, bệnh tật thuyên giảm, rút ngắn ngày nằm viện. Vì vậy, cần tổ chức đào tạo QLĐD để triển khai tổ chức các hoạt động điều dưỡng có kế hoạch, nhịp nhàng, khoa học, thực hiện chăm sóc, điều trị có chất lượng, hiệu quả.

Các cuộc thảo luận nhóm nhận xét kiến thức hiểu biết về quản lý điều dưỡng của các Điều dưỡng trưởng khoa còn nhiều hạn chế, thường thực hiện theo y lệnh và làm nhiệm vụ hành chính của khoa là chính, các nhiệm vụ được triển khai thông qua nội dung giao ban.

Sau khi triển khai các biện pháp can thiệp về QLĐD, sự nhìn nhận, đánh giá về ĐDT có tích cực hơn “Tổ chức sắp xếp lại chăm sóc người bệnh, tôi thấy hợp lý

hơn, nghe nhiều người tán thành”. Nhận xét về năng lực Điều dưỡng trưởng, các

nhà quản lý bệnh viện/khoa đánh giá cao, có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh và rất hài lòng, tin tưởng.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 119 - 121)