Sự hài lòng của người bệnh:

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 110 - 113)

- Chỉ đạo công tác vệ sinh: Trong ngàn hy nói chung, nhất là trong bệnh viện

4.1.4 Sự hài lòng của người bệnh:

Khảo sát sự hài lòng của người bệnh đối với năng lực chuyên môn, quản lý và thái độ của ĐDT cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực, được người bệnh hài lòng; thậm chí có người bệnh còn có thư cám ơn gửi các cấp lãnh đạo, phương tiện

thông tin đại chúng. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi, một số khoa, cá nhân người ĐDT còn bị phê phán, kêu ca, phàn nàn.

Kết quả nghiên cứu (Biểu đồ 3.15) cho thấy: Người bệnh hài lòng, rất hài lòng về Lời nói chiếm tỷ lệ là 76,3%; Cử chỉ chiếm tỷ lệ là 76,4%; Đáp ứng ngay khi có yêu cầu chiếm tỷ lệ là 77,8%; Thăm hỏi, động viên: chiếm tỷ lệ là 79,1%; Tư vấn, GDSK chiếm 86,1%; kiến thức chuyên môn chiếm 78,1%; Kỹ thuật chuyên môn chiếm 79,1%; Thủ tục khám và nhập viện chiếm 76,8%; Cách bố trí công việc CS, điều trị chiếm 83,1%; Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả chiếm 74,4%; Tuy nhiên vẫn còn không hài lòng, rất không hài lòng về Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả chiếm tỷ lệ 25,6%; Lời nói là 23,6%; Cử chỉ là 23,5% và Thủ tục khám và nhập viện là 23,1%.

Nghiên cứu Roderick tại Mỹ về nâng cao chất lượng CSNB [147] cho rằng tỷ lệ hài lòng của người bệnh về bác sĩ cao hơn ĐDT tại các khoa lâm sàng chuyên sâu, nhưng ngược lại tại khoa sản sự hài lòng về ĐDT là 73%, về bác sĩ 71%.

Theo Vương Kim Lộc (2007), nghiên cứu thực trạng công tác QLĐD tại bệnh viện Xanh Pôn, kết quả người bệnh hài lòng đạt 55% [52].

Nghiên cứu Lê Thị Bình (2008), bệnh viện TW được người dân rất hài lòng chiếm tỷ lệ là 42.1%; hài lòng là 48.2%; bệnh viện tỉnh/thành rất hài lòng là 62%, hài lòng 36% [2].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc (năm 2005) tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, tỷ lệ hài lòng về năng lực ĐDT chiếm 45,3% chủ yếu chưa hài lòng về hướng dẫn, giải thích, giáo dục sức khoẻ chưa chu đáo [64].

Nghiên cứu của Hà Thị Soạn (2007) [71] đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà đối với nhân viên y tế chiếm tỷ lệ về thái độ > 90% hài lòng, chuyên môn > 90%, hội đồng người bệnh 94%. Tuy nhiên vẫn còn 10 - 12% không hài lòng chủ yếu về thủ tục hành chính, làm xét nghiệm không giải thích, không hướng dẫn chế độ ăn, người bệnh phải mua thêm thuốc ngoài.

Theo Hoàng Thu Nga cho rằng: tỷ lệ hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ của người ĐDT chiếm tỷ lệ là 87,8%; hướng dẫn khi nằm viện là 87,1%; chế độ vệ

sinh là 84,8%; cơ sở vật chất, TTB là 80,1%; an ninh trật tự là 62,9% và chuyên môn là 93,7%[63].

So sánh kết quả này với nghiên cứu trước đây thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự, mặc dầu trong điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội, phong tục tập quán nhưng những thầy thuốc nói chung, người ĐDT nói riêng đều hết lòng vì người bệnh, hy sinh, tâm huyết với nghề, hết lòng chăm sóc, phục vụ người bệnh. Mặt khác người bệnh chủ yếu thường kêu ca, phàn nàn về tinh thần, thái độ phục vụ, ứng xử. Trong giai đoạn hiện này, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện nên việc nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cũng hết sức cần thiết, được người bệnh ghi nhận và đánh giá trong sự hài lòng. Thông qua kết quả nghiên cứu, giúp cho nhà quản lý biết được yêu cầu, mong muốn, các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Từ đó có giải pháp trong việc nâng cao y đức trước hết phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đức tính hy sinh, tinh thần, thái độ cư xử, ứng xử và khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe, năng lực tiếp xúc người bệnh, biết lắng nghe, chia sẻ. Đồng thời phải song song cải thiện năng lực chuyên môn và quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 110 - 113)