Trên thế giới:

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)

Nhiều nghiên cứu về năng lực ĐD [33], [117] trên thế giới cho rằng: Người ĐDTK có kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của tổ chức chăm sóc sức khỏe, là nhân tố trung tâm trong mối tương tác giữa người bệnh, ĐDV, bác sỹ, KTV, các nhân viên khác và lãnh đạo bệnh viện. ĐDTK là người biện hộ cho người bệnh và gia đình người bệnh, đồng thời họ đóng vai trò hạt nhân để đảm bảo an toàn người bệnh và CLSC. Ngoài ra, họ có trách nhiệm trong việc quản lý nhân lực, nguồn lực, trang thiết bị và quản lý tài chính [116], [119].

Ngày nay, vai trò của người ĐDTK được xem như một trong những vai trò khó và phức tạp nhất trong hệ thống y tế. Quan điểm này cũng tương đồng với nghiên cứu của Chase (1994), người đã có nghiên cứu về năng lực của người ĐDTK, bà cho rằng “Điều dưỡng trưởng khoa có vai trò quản lý quan trọng vì họ có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của tổ chức y tế”. Bên cạnh đó Sanders, Davidson, and Price (1996) chỉ ra rằng, ĐDTK là người chuyển tải các mục tiêu, sự định hướng, các tiêu chí của tổ chức y tế (bệnh viện, khoa, phòng, trung tâm ĐD) từ góc độ quản lý sang thực hành lâm sàng; do đó, vị trí của người ĐDTK đòi hỏi một khả năng truyền đạt những đường lối chung và lồng ghép chúng vào quản lý và thực hành lâm sàng trong khi đó đồng thời phải xác định và quản lý kết quả đầu ra. Vai trò của người ĐDT là cực kỳ quan trọng bởi vì họ là người kết nối sự định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức với người cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Thêm vào đó, ĐDTK không chỉ là người chịu trách nhiệm quản lý mà họ còn là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động CSNB tại khoa phòng trong suốt 24h.

Để hình thành và phát triển năng lực cho người ĐDT, ở các nước phát triển, họ áp dụng rất nhiều mô hình như cung cấp kiến thức chính thống từ các trường, hay các chương trình kèm cặp hỗ trợ (mentorship), hội nghị, hội thảo.

Theo AONE (2005), ngày nay người ĐDT đòi hỏi phải có năng lực trong các lĩnh vực sau đây [16], [33]:

Kỹ năng giao tiếp và khả năng xây dựng - quản lý các mối quan hệ: Giao

tiếp hiệu quả, quản lý mối quan hệ, ảnh hưởng của các hành vi, khả năng làm việc với sự đa dạng, chia sẻ ra quyết định, sự tham gia của cộng đồng, các mối quan hệ nhân viên y tế, mối quan hệ học thuật.

Hiểu biết về môi trường y tế: Kiến thức thực hành lâm sàng, mô hình cung

cấp chăm sóc bệnh nhân và kiến thức thiết kế công việc, kiến thức kinh tế chăm sóc sức khoẻ, kiến thức chính sách chăm sóc sức khoẻ, hiểu biết về quản trị, hiểu biết về thực hành dựa trên bằng chứng, đo lường kết quả đầu ra, kiến thức và sự cống hiến

cho an toàn bệnh nhân, hiểu biết sử dụng/quản lý trường hợp, kiến thức nâng cao chất lượng và số liệu, kiến thức quản lý rủi ro [153], [156].

Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng tư duy cơ bản, kỷ luật hành trình cá nhân, khả

năng sử dụng tư duy hệ thống, tiếp nối kế hoạch, quản lý Thange.

Các kỹ năng nghề nghiệp: Trách nhiệm cá nhân và chuyên nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp, đạo đức, thực hành lâm sàng dựa vào bằng chứng và quản lý, vận động cho các doanh nghiệp lâm sàng và thực hành điều dưỡng, các thành viên hoạt động trong các tổ chức chuyên nghiệp.

Và các kỹ năng quản lý tài chính, nguồn lực: Sự hiểu biết về tài chính chăm

sóc sức khỏe, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý chiến lược, Marketing, quản lý thông tin và công nghệ. Trong đó, 3 khía cạnh ảnh hưởng đó là:

Các yếu tố/đặc điểm cá nhân; Các yếu tố/đặc điểm nghề nghiệp; Giữa các

yếu tố cá nhân/ đặc điểm và đặc điểm tổ chức. Các yếu tố khác ...

Ở Thái Lan [53], Philipine đã có đào tạo ĐD chuyên ngành như lão khoa, nhi khoa, sản khoa. Công tác đào tạo đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn năng lực ĐD, trong đó có tiêu chuẩn về quản lý.

Về nghiên cứu khoa học trong ĐD, Theo Tiran và cộng sự tại Trường ĐH Greenwich của London cho thấy, các ĐDV lâm sàng thiếu thời gian, khả năng, động lực để tiến hành nghiên cứu; thiếu người đứng đầu để thúc đẩy cũng như chỉ dẫn việc nghiên cứu, đây cũng là một trong những lý do làm cho ĐDV lâm sàng không có hoặc giảm năng lực nghiên cứu [154].

Nghiên cứu về KT, TH, TĐ của ĐDV, ĐDT của Pamela Duffy và cộng sự (2008) tại Mỹ cho thấy có sự khác biệt về nhận thức thực hành dựa trên bằng chứng tại khoa lâm sàng của các bệnh viện tuyến tỉnh trước và sau tập huấn. Về kỹ năng trước tập huấn tỷ lệ ĐDV, ĐDT có độ tự tin thực hành lâm sàng là 46%, sau tập huấn là 65% (p = 0.018), về thái độ cũng có sự khác biệt tương tự (p = 0,046) [140]. Theo nghiên cứu Roderick tại Mỹ về nâng cao chất lượng CSNB [147] cho thấy, tỷ lệ hài lòng của người bệnh về bác sĩ cao hơn ĐDT, ĐDV tại các khoa lâm

sàng chuyên sâu, nhưng ngược lại tại khoa sản sự hài lòng về ĐDT, ĐDV là 73%, về bác sĩ 71%.

Nếu như chúng ta có những nghiên cứu đầy đủ về những khía cạnh này, có những bằng chứng thuyết phục, khách quan áp dụng vào việc nâng cao năng lực cho người ĐDT, sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao vị thế nghề nghiệp cũng như chất lượng CSNB như chúng ta đã ít nhiều thấy về vai trò và vị trí đặc biệt của người ĐDT.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu liên quan đến năng lực ĐDT trên thế giới tập trung vào các tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu hành vi, thái độ đối với công việc, với người bệnh. Việc nghiên cứu các kỹ năng, qui trình quản lý trong công việc hàng ngày chưa tìm thấy hoặc đề cập hạn chế trong một số nghiên cứu liên quan [157], [158], [159].

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)