Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 47 - 52)

- Hệ thống hồ sơ, biểu mẫu

2.4.4Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

2.4.4.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang: - Đối với Điều dưỡng trưởng:

Chọn toàn bộ ĐDT đang đương chức tại 40 bệnh viện công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đối với bệnh nhân nội trú: Chọn mẫu 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chia các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kể cả công lập và ngoài công lập thành 2 vùng sinh thái (thuận lợi và khó khăn):

+ Khó khăn (miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại khó khăn): gồm 12 bệnh viện: Anh Sơn; Con Cuông (Tây Nam); Kỳ Sơn; Nghĩa Đàn; Quế phong; Quỳ Châu; Quỳ Hợp; Tân Kỳ; Tây Bắc; Tương Dương; Yên Thành và Phủ Diễn (bệnh viện ngoài công lập).

+ Thuận lợi (đồng bằng, ven biển, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại thuận lợi): gồm 28 bệnh viện: Cửa Lò; Diễn Châu; Điều dưỡng - PHCN; Đô Lương; Giao thông Miền trung; Hưng Nguyên; Hữu nghị đa khoa tỉnh; Lao & Bệnh phổi; Nam Đàn; Nghi Lộc; Thanh Chương; Nhi; Nội tiết; Phong - Da liễu TW; Quân Y 4; Quỳnh Lưu; Tâm Thần; Trung tâm CSSKSS; Đa khoa Vinh; Y học cổ truyền; TT Chỉnh hình Nghệ An; BV ngoài công lập (115; Cửa Đông; Đông Âu; Mắt Sài Gòn; Nguyễn Minh Hồng; Thái An và Thành An).

- Giai đoạn 2: Mỗi vùng sinh thái chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ, khó khăn 3/12 bệnh viện và thuận lợi 7/28 bệnh viện để tiến hành điều tra, 10 huyện chọn được đó là: Con Cuông, Quỳ Hợp; Thanh Chương; Nghĩa Đàn; Nghi Lộc, Nam Đàn; Diễn Châu; Đô Lương; TP Vinh và Cửa Lò.

Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân từ 10 bệnh viện được lựa chọn, mỗi bệnh viện điều tra 40 bệnh nhân. Mỗi tuần điều tra vào hai ngày thứ ba và thứ 5, mỗi ngày điều tra 20 bệnh nhân ngẫu nhiên tại hai khoa Nội và Ngoại.

2.4.4.2 Nghiên cứu định tính:

Chọn chủ định 8 Giám đốc/phó giám đốc để phỏng vấn sâu và 16 Trưởng hoặc Phó khoa chia làm 2 nhóm để thảo luận nhóm [84].

2.4.4.3 Nghiên cứu can thiệp có đối chứng: Bước 1: Chọn địa điểm nghiên cứu:

- Chọn 32 bệnh viện có đặc điểm và điều kiện được định trước như sau: + Giao thông tốt, thuận tiện cho việc đi lại giám sát.

+ Bệnh viện thuộc công lập

+ Lưu lượng bệnh nhân nội trú/ngày trung bình ≥ 100

+ Có đủ điều kiện về nhân lực (bác sỹ, điều dưỡng), trang thiết bị, hoạt động ổn định, Ban giám đốc quan tâm đến chất lượng chăm sóc người bệnh và cam kết huy động tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng.

- Chọn mẫu nhóm can thiệp và nhóm chứng: chọn mẫu thuận tiện

Lập danh sách 32 bệnh viện công lập trong toàn tỉnh kèm theo số lượng ĐDTK, xếp tên bệnh viện theo vần chữ cái Việt Nam (A, B, C). Đánh số thứ tự từ 1 đến 32, tiến hành làm 2 thăm chẵn - lẻ. Quy định trước nếu bắt được số chẵn là nhóm can thiệp có số thứ tự 2, 4, 6, 8, 10, ..., 32 cho đến khi đủ cỡ mẫu tối thiểu 100 ĐDT, thì dừng lại và số lẻ là đối chứng. Nếu bắt được số lẻ trước là nhóm can thiệp, có số thứ tự 1, 3, 5, 7, 9,...., 31 cho đến khi đủ 100 ĐDT thì dừng lại và số chẵn là đối chứng. Như vậy, kết quả bắt thăm được số chẵn.

+ Nhóm can thiệp: Bệnh viện đa khoa Anh Sơn; Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn; Nam Đàn; Nghĩa Đàn; Nội Tiết; Quân Y 4; Quỳ Châu; Quỳnh Lưu.

+ Nhóm chứng: Bệnh viện đa khoa Cửa Lò, Điều dưỡng - PHCN; Giao thông Miền trung; Hữu nghị đa khoa tỉnh; Lao & bệnh phổi; Nghi Lộc; Nhi; Phong - Da liễu TW; Quế Phong;

Bước 2: Đánh giá trước can thiệp: Tại các bệnh viện được lựa chọn nghiên cứu, tiến

hành đánh giá:

* Năng lực quản lý của ĐDT:

- Đánh giá kiến thức: sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn;

- Đánh giá thực hành: sử dụng bảng kiểm thông qua quan sát trực tiếp hoặc quan sát số liệu qua hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý năm 2010 - 2013 của tất cả các bệnh viện nghiên cứu để phân tích tình hình hoạt động quản lý của ĐDT khoa và bệnh viện.v.v... phương pháp này bổ sung thông tin cần thiết hỗ trợ thêm chất lượng và hiệu quả nghiên cứu.

- Hồ sơ, báo cáo, biểu mẫu quản lý điều dưỡng:

+ Kiểm soát bệnh án, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, các sổ sách quản lý vật tư, nhân lực, kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết...

+ Các kỹ năng quản lý được xây dựng, thực hiện bằng qui trình/hướng dẫn/bảng kiểm.

* Các chỉ số trước can thiệp: - Sự hài lòng của người bệnh;

- Sự hài lòng của cán bộ quản lý khoa/bệnh viện.

Bước 3: Triển khai các hoạt dộng can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý ĐDT:

* Xây dựng kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiến hành cung cấp dịch vụ và theo dõi dọc các chỉ tiêu nghiên cứu trong suốt thời gian can thiệp là02 năm (24 tháng):

+ Chương trình đào tạo: do Bộ Y tế ban hành kèm theo văn bản số 5909/YT- K2ĐT ngày 16/8/2004 của Bộ Y tế và thực trạng năng lực của ĐDT xây dựng 02 chương trình bổ sung kiến thức cho đối tượng ĐH, CĐ và Trung cấp:

+ Nội dung đào tạo:

. Đào tạo 16 kỹ năng quản lý điều dưỡng [104], [105];

. Xây dựng, sử dụng các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu quản lý điều dưỡng. + Đối tượng đào tạo:

. Trình độ đại học, cao đẳng: 01 lớp;

. Trung cấp: 2 lớp;

+ Thời gian đào tạo: Mỗi lớp 01 tháng.

+ Tài liệu: giáo trình QLĐD do Bộ Y tế ban hành và tài liệu phát tay.

+ Giảng viên: Chuyên gia điều dưỡng thuộc phòng Điều dưỡng - Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, giáo viên có chứng chỉ Quản lý điều dưỡng (Do Bộ Y tế cấp) thuộc Khoa Điều dưỡng Trường ĐHYK Vinh.

+ Tổ chức đào tạo, địa điểm: Theo 4 đợt (mỗi đợt 1 tuần) hoặc 01 đợt liên tục (04 tuần), địa điểm tại TP Vinh hoặc theo điều kiện thực tế các đơn vị.

+ Kinh phí: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ kinh phí đề tài của Nhà trường, dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung bộ vay vốn ngân hàng thế giới (WB), Dự án Tăng cường năng lực hệ thống y tế - GIZ tỉnh Nghệ An.

- Tổ chức thực hiện áp dụng các kiến thức, kỹ năng và biểu mẫu Quản lý Điều dưỡng vào hoạt động hàng ngày của ĐDT.

- Thực hiện giám sát định kỳ: 1 tháng/lần để giám sát hỗ trợ, 3 tháng/lần họp ĐDT giao ban, rút kinh nghiệm.

Bước 4: Thu thập, xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả sau can thiệp.

- Trong quá trình thực nghiệm các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng, định kỳ 3 tháng/lần tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả tại các bệnh viện thử nghiệm đề xuất biện pháp khắc phục. Thành viên tham gia đánh giá, giám sát là cán bộ của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y khoa Vinh.

- Thu thập số liệu sau can thiệp: Sau hai năm can thiệp, thu thập các chỉ số đánh giá hiệu quả nâng cao năng lực quản lý của ĐDT.

- Đánh giá so sánh sau can thiệp: Để so sánh sự thay đổi trước khi can thiệp và sau khi can thiệp kết hợp với đánh giá nhóm can thiệp và nhóm đối chứng thông qua các chỉ số thu thập được từ điều tra ngang trước và sau can thiệp.

Hai nhóm can thiệp và không can thiệp lúc ban đầu là như nhau (ptct và ptc), bất cứ sự khác biệt nào (các chỉ số) sau này quan sát được qua điều tra ngang ở psct và psc

đều có thể liên quan đến sự tác động của giải pháp can thiệp. + Chỉ số hiệu quả nhóm can thiệp = (psct - ptct)/ptct x 100% + Chỉ số hiệu quả nhóm chứng = (psc - ptc)/ptc x 100%

+ Hiệu quả can thiệp = CSHQ nhóm can thiệp – CSHQ nhóm chứng Trong đó: CSHQ: Chỉ số hiệu quả

ptct: Chỉ số nghiên cứu trước can thiệp của nhóm can thiệp psct: Chỉ số nghiên cứu sau can thiệp của nhóm can thiệp ptc: Chỉ số nghiên cứu trước can thiệp của nhóm chứng psc: Chỉ số nghiên cứu sau can thiệp của nhóm chứng

CSHQ nhóm can thiệp > 0 và HQCT = CSHQ nhóm can thiệp - CSHQ nhóm chứng > 0 thì can thiệp có hiệu quả.

Số liệu cơ bản Số liệu sau 24 tháng CSHQ nhóm CT

Biến đổi do can thiệp

So sánh trước CT Hiệu quả So sánh sau CT (p > 0,05) can thiệp (p < 0,05)

Biến đối không can thiệp CSHQ nhóm chứng

Sơ đồ 2.2: So sánh hiệu quả can thiệp năng lực quản lý ĐDT

Nhóm CT (trước can thiệp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm CT (sau can thiệp)

Nhóm chứng (trước can thiệp)

Nhóm chứng (sau can thiệp)

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 47 - 52)