Việt Nam:

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 30 - 39)

1.5.2.1 Về trình độ chuyên môn:

Hiện nay, trình độ chuyên môn đội ngũ ĐDV, ĐDT bệnh viện, khoa ở nước ta hầu hết là trình độ TC, tỷ lệ có trình độ ĐH và SĐH thấp. Chủ yếu là nữ, độ tuổi trung bình trên 40 tuổi trở lên chiếm đa số. Khả năng nhận thức về chuyên môn còn mang tính thụ động, dựa vào y lệnh và thực hiện y lệnh là chủ yếu, ít tư duy, sáng tạo, đổi mới chất lượng chăm sóc ĐD [34], [35], [57].

Các bước thực hiện quy trình kỹ thuật thường bị bỏ tắt. Một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, chuyên khoa chưa được đào tạo trong các Nhà trường một cách bài bản [107].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự: tỷ lệ ĐDV là nữ chiếm số đông (71,5%), độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (62,8%). Trình độ chuyên môn chủ yếu là trình độ TC (94,3%). Kết quả khảo sát cho thấy 100% người bệnh vào viện được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, trong đó 96,7% được đo ngay từ sau 15 - 30 phút, 4,2% đo trong vòng 60 phút. Tuy nhiên việc hướng dẫn, giải thích và đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm tỷ lệ còn thấp (81,6%), dựa vào gia đình (18,4%). Đây là một trong nguyên nhân gây phiền hà cho người bệnh[31].

Thực hiện các bước trong quy trình kỹ thuật, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh cho thấy 75,7% thực hiện đúng yêu cầu, 24,3% không đạt. Đảm bảo vô trùng trong thủ thuật xâm lấn đạt chiếm 74,6%, không đạt 25,4%. Hướng dẫn dặn dò, tư vấn và giáo dục sức khoẻ chỉ có 38% làm tốt [51].

Đội ngũ ĐDT qua nghiên cứu cho thấy hầu hết nữ chiếm đa số, đây cũng là phù hợp với tính chất, đặc điểm nghề nghiệp; Trình độ chuyên môn trung cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; Thực hiện các qui trình kỹ thuật điều dưỡng thông thường còn bỏ bước, kỹ thuật chuyên sâu còn nhiều hạn chế. Thực trạng này đã phản ánh thực tế yếu kém hiện nay của hệ thống điều dưỡng Việt Nam trong các khâu tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tuyển dụng và quản lý [50].

Dựa trên một số qui trình kỹ thuật điều dưỡng để đánh giá trình độ chuyên môn là phiến diện, thiếu chính xác. Đây là hạn chế của các đề tài, cần phải có nhiều kênh thông tin như đánh giá từ người quản lý trực tiếp, người bệnh và hiệu quả tác động của công việc mà người được đánh giá thực hiện.

Vì vậy, cần có nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để bổ sung nhận định đảm bảo khách quan, chính xác.

1.5.2.2 Về quản lý điều dưỡng:

Các ĐDT chủ yếu được bổ nhiệm từ ĐDV, chưa được đào tạo về quản lý, làm việc theo kinh nghiệm, các kỹ năng QLĐD không biết hoặc biết chưa đầy đủ. Trong quá trình quản lý, nhiều vấn đề chưa được xác định đúng, lựa chọn ưu tiên không phù hợp điều kiện nguồn lực nên hiệu quả chưa cao, thậm chí còn lãng phí cả về thời gian, nhân lực và tài lực. Chất lượng dịch vụ y tế còn bị người dân kêu ca, phàn nàn [10], [37], [76].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và cộng sự đưa ra 3 giải pháp tăng cường chất lượng CSNB: Nâng cao chỉ tiêu đào tạo cử nhân điều dưỡng đáp ứng kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên sâu trong CSNBTD. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho ĐDV để tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật tạo cơ hội giao lưu, học tập hội nhập khu vực và thế giới. Tăng cường vai trò ĐDT trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc[31].

Theo kết quả điều tra hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực ĐDT của Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 2007 cho thấy đội ngũ ĐDT các cấp trong bệnh viện tại Việt Nam có trình độ chuyên môn còn hạn chế 90,6 % là TC, độ tuổi dưới 35 chiếm 23, 9 %. Tỷ lệ ĐDT chưa được đào tạo quản lý còn cao (62,2 %) [42];

Nghiên cứu Phạm Đức Mục [59], điều tra hệ thống và nguồn nhân lực ĐDT bệnh viện tuyến TW và tỉnh năm 2007 cho thấy: trình độ chuyên môn SĐH là 1,2%; ĐH là 24,2%; CĐ là 14,9% và TC 59,7%. Về chuyên ngành dược đào tạo: ĐD 82,0%; HS 7,1%; KTV 4,4% khác 6,5%. Đã đào tạo về QLĐD là 63.3%. Về độ tuổi <35 chiếm 12.1%; 26 - 45 tuổi chiếm 41,7%; 46 - 55 chiếm 44,6%; >55 tuổi chiếm 1.6%. Về thực hiện chức trách nhiệm vụ: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện CSNBTD: tốt 72,3%; trung bình (TB) 22,1%; kém 4,1%; không làm 1,5%. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và qui chế bệnh viện: tốt 90,0%; TB 3,2%; kém 5,2%; không làm 1,5%. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ: tốt 62,4%; TB 22,5%; kém 9,2%; không làm 5,9%. Tham gia hướng dẫn thực hành cho HS-SV: tốt 35,8%; TB 31,4%; kém 26,6%; không làm 6,3%. Lập kế hoạch mua sắm, kiểm tra sử dụng, bảo quản: tốt 48,0%; TB 31,4%; kém 26,6%; không làm 6,6%. Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn: tốt 88,2%; TB 5,5%; kém 5,2%; không làm 1,1%. Tham gia công tác tổ chức, tuyển dụng: tốt 60,5%; TB 24,0%; kém 12,5%; không làm 3,0%. Tham gia NCKH: tốt 38,0%; TB 22,1%; kém 34,7%; không làm 5,2%. Tham gia chỉ đạo tuyến: tốt 45,8%; TB 20,3%; kém 22,8%; không làm 5,2%. Định kỳ sơ kết, tổng kết: tốt 62,0%; TB 27,5%; kém 8,0%; không làm 2,5%. Tham gia đề xuất các ý kiến liên quan CSĐD: tốt 77,9%; TB 17,0%; kém 4,1%; không làm 1,1%.

Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], cho thấy cả nước có 6.787 ĐDT đang làm việc tại các bệnh viện công lập trong cả nước (thống kê từ 30 bệnh viện TW và 63 Sở Y tế), trong đó: ĐD chiếm 78,4%, HS chiếm 7,4%, Kỹ thuật Y học là 8,2%, còn 6,0% ĐDT không có trình độ chuyên ngành là ĐD tham gia QLĐD (y sĩ, dược sĩ). Về thực trạng năng lực của đội ngũ ĐDTK: 84% ĐDTK tự đánh giá có khả năng hoàn thành từ mức khá trở lên các công việc theo qui định ở các nội dung: tổ chức CSNB; chỉ đạo công tác vệ sinh khoa, phòng; quản lý nhân

lực; quản lý tài sản vật tư. Trình độ chuyên môn của ĐDTK còn ở mức rất thấp: 83,5% là TC, vẫn còn 0,4% là trình độ sơ cấp. Trình độ ngoại ngữ, tin học còn nhiều hạn chế. Chỉ có 54,5% ĐDTK đã tham dự các khoá học về quản lý. Tham gia đào tạo, NCKH và chỉ đạo tuyến, có 61,40% đạt từ loại khá trở lên, đặc biệt, có tới 20,20% ĐDTK yếu trong công tác tham gia NCKH. Thực hiện yếu hoặc không tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học chiếm 24,40%. Vẫn còn 21,10% ĐDTK đạt ở mức trung bình trở xuống trong công tác xây dựng, tổ chức và duy trì công tác chăm sóc toàn diện. ĐDTK yếu hoặc không được tham gia tuyển chọn nhân viên mới chiếm 24,40%.

Điều tra năm 2010 của Phòng Điều dưỡng - Tiết chế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho thấy: Nhân lực QLĐD tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ngành ĐD chiếm 92%, trình độ ĐH trở lên chiếm 92,3% (04 người trình độ thạc sĩ). Tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, kết quả tổng hợp báo cáo từ 57 sở Y tế có 7.791 người ĐDT, trình độ TC chiếm 71,4%, ĐH chiếm 18,2%, CĐ chiếm 10,3% và có 0,1% trình độ thạc sĩ [66].

Nghiên cứu của Đào Thành năm 2007 cho rằng trình độ chuyên môn ĐDT toàn quốc TC chiếm 83,3%, ĐH 10,1%, chưa đào tạo về QLĐD 52,6%, việc thực hiện nghiệm vụ NCKH còn yếu, trong đó 7,7% không thực hiện nhiệm vụ này [77].

Theo Nguyễn Thị Như Tú [93], thực trạng hệ thống ĐDT tuyến huyện tại tỉnh Bình Định thì trình độ TC 55%, CĐ, ĐH chiếm 45%, Nam chiếm 45%, nữ 55%, đã được học QLĐD 3 tháng 73%. Hoạt động nổi bật là: chủ động tham mưu, đề xuất những hoạt động cải thiện chất lượng thực hành; tổ chức đào tạo lại; giám sát tiêm an toàn, CSNBTD, chống nhiễm khuẩn bệnh viện; tổ chức bình bệnh án; tham gia chỉ đạo tuyến và sử dụng thành thạo vi tính vào công tác QLĐD. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như lãnh đạo xem nhẹ công tác CSNB, mất cân đối về số lượng bệnh nhân và nhân lực ĐD; trình độ chuyên môn yếu, thấp; không được tham gia Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển.

Tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Thị Châu năm 2007 cho rằng ĐDT có trình độ chuyên môn TC chiếm 78,3%; Cử nhân chiếm 21,7%, được đào tạo QLĐD là 41,6%, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý hành chính [26].

Các đề tài tập trung nghiên cứu năng lực ĐD chủ yếu dựa trên đánh giá trình độ chuyên ngành đào tạo, tin học, ngoại ngữ và một số qui trình kỹ thuật ĐD, có đề cập đến kiến thức, kỹ năng của qui trình quản lý, nhưng chưa đầy đủ so với qui định trong chương trình đào tạo QLĐD và chức năng, nhiệm vụ của ĐDT.

Tuy nhiên, trong đánh giá các nghiên cứu đều phản ánh năng lực quản lý của ĐDT còn nhiều thiếu hụt so với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ; phần lớn ĐDT chưa được đào tạo bài bản các kiến thức, kỹ năng quản lý; làm việc theo kinh nghiệm, học hỏi người đi trước. Vì vậy, cần có giải pháp can thiệp việc nâng cao kỹ năng quản lý góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc điều dưỡng, CSNBTD [73].

Trên thực tế ở nước ta, ĐDTK vị trí, chức danh, vai trò cũng như sự đãi ngộ đang còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, phần lớn anh chị em đảm nhiệm chức danh này đều không có sự chuẩn bị về các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng quản lý tài chính, nguồn lực. Thêm vào đó cách thức lựa chọn người vẫn theo truyền thống cũ, chưa theo qui hoạch, bồi dưỡng đào tạo trước khi bổ nhiệm. Việc sự chọn được người có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí ĐDT đã gặp nhiều khó khăn.

Trong 5 năm trở lại đây, Bộ Y tế cũng như Hội điều dưỡng đã có nhiều chương trình để bồi dưỡng, nâng cao năng lực ĐDT nhưng kết quả mang lại thực sự chưa có những thay đổi to lớn [15].

1.5.2.3 Về các yếu tố ảnh hưởng:

Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến năng lực ĐDT, bao gồm:

- Trình độ ĐD còn thấp, tỷ lệ ĐD tốt nghiệp trình độ CĐ - ĐH dưới 10% và tỷ lệ ĐDTC là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu suất, chất lượng chăm sóc điều dưỡng hạn chế.

- Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đương với thời gian trực tiếp CSNB (28%). Bởi hiện nay, hầu hết các bệnh viện của chúng ta đang sử dụng sổ sách và phương pháp ghi chép truyền thống là chính, các thủ tục thanh toán viện phí tại các khoa phòng cũng là gánh nặng cho điều dưỡng,

họ phải dành quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính bởi thiếu hệ thống thư ký y khoa. Trong khi đó mỗi hoạt động, công tác chưa có bảng hướng dẫn, qui trình công việc để giúp cho quản lý bài bản, thống nhất.

- Nhận thức của cán bộ, sự tự ty, an phận của nhân viên y tế về người điều dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, mức độ bao phủ và mở rộng CSNBTD tại các bệnh viện.

- Sự bá quyền của Bác sỹ: Đây là yếu tố quan trọng vì trong quá khứ cũng như hiện tại Bác sỹ vẫn là người đưa ra các quyết định vì thế họ không muốn cho điều dưỡng phát triển mạnh hơn, vì nếu điều dưỡng được đào tạo cơ bản, sẽ giảm vai trò của Bác sĩ, sẽ mất vị thế độc tôn, việc có người giám sát hoạt động sẽ tăng thêm phần chất lượng và hiệu quả.

- Sự phối hợp giữa điều dưỡng với điều dưỡng: Người ta nhận thấy những điều dưỡng thâm niên, có địa vị trong tổ chức không muốn những người trẻ có cơ hội phát triển vì khi đó dễ làm thay đổi vị thế của họ trong 1 tổ chức và những người này thường có mối quan hệ thân bác sĩ để có cơ hội, có tiếng nói hơn. Vì vậy, tăng cường phối hợp đồng nghiệp và thảo luận các kế hoạch, phương pháp, nội dung sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý và chăm sóc người bệnh.

- Các ĐD thường có hành vi bị động, phụ thuộc do vậy họ không chủ động tham gia vào sự đấu tranh cho ngành. Chỉ chờ 1 số người làm cho họ. Được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo sẽ giúp cho công tác chăm sóc được chủ động, phát huy sáng tạo.

- Sự đấu đá giữa các điều dưỡng trong cùng một cơ quan khiến cho nội bộ ngành nhiều khi không đoàn kết...

- Thiếu cơ hội giáo dục, đào tạo lại về chuyên môn, quản lý: đây cũng là thực tế tại Việt Nam vì hầu hết các trường đào tạo ĐD hiện nay do bác sĩ đóng vai trò chủ đạo, lãnh đạo nhà trường chưa muốn tạo điều kiện và vẫn có quan điểm hạn chế. Nhiều điều dưỡng đại học có trình độ, ham học hỏi muốn nâng cao trình độ nhưng tại Việt Nam mới có Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo SĐH, xin đi học thêm thì khó khăn...

- Ngoài ra, thu nhập thấp, số lượng bệnh nhân đông, thiếu trang thiết bị và sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình chưa tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác ĐD.

Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], chỉ ra rằng các yếu tố tuổi, giới, trang thiết bị và điều kiện làm việc, sự phối hợp của gia đình người bệnh và thầy thuốc cũng như sự quá tải công việc... được coi là các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực của ĐDTK.

Rất ít đề tài nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐD, có chăng mới thống kê lại một số yếu tố liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, quản lý. Chưa có nghiên cứu phân tích nào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để có giải pháp can thiệp hiệu quả.

Hàng ngày, hoạt động chuyên môn, quản lý, có rất nhiều vấn đề chi phối đến chất lượng dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh của cơ sở y tế. Phạm vi các đề tài nghiên cứu mới đề cập đến một số yếu tố liên quan có thể làm ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn, quản lý của ĐDT.

Trong điều kiện hoàn cảnh đối với từng cơ sở y tế cụ thể có những yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực ĐDT. Tuy nhiên, để xác định đúng, chính xác là yếu tố ảnh hưởng cần phải có thời gian, thiết kế nghiên cứu phân tích sâu.

1.5.2.3 Về sự hài lòng của người bệnh:

Khảo sát sự hài lòng của người bệnh đối với năng lực chuyên môn, quản lý và thái độ của ĐDT trong những năm qua cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực, được người bệnh hài lòng; thậm chí có người bệnh còn có thư cám ơn gửi các cấp lãnh đạo, phương tiện thông tin đại chúng [56], [80], [99].

Tuy nhiên vẫn còn một số nơi, một số khoa, cá nhân người ĐDT còn bị phê phán, kêu ca, phàn nàn:

Theo Vương Kim Lộc, nghiên cứu thực trạng công tác QLĐD tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2007, kết quả người bệnh hài lòng đạt 55% [52].

Nghiên cứu Lê Thị Bình (2008), bệnh viện TW được người dân rất hài lòng 42.1%; hài lòng 48.2%; bệnh viện tỉnh/thành rất hài lòng 62%, hài lòng 36% [2].

Nghiên cứu của Hà Thị Soạn (2007) đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà đối với nhân viên y tế về TĐ >90% hài lòng, chuyên môn >90%, hội đồng người bệnh 94%. Tuy nhiên vẫn còn 10-12% không hài lòng chủ yếu về thủ tục hành chính, làm xét nghiệm không giải thích, không hướng dẫn chế độ ăn, người bệnh phải mua thêm thuốc ngoài. Ngoài ra các ý kiến đóng góp là cải cách thủ tục hành chính; đón tiếp, chăm sóc tận tình, chu đáo, chia sẻ, cảm thông, nâng

Một phần của tài liệu thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực điều dưỡng trưởng từ năm 2010 - 2013 tại tỉnh nghệ an (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)