Điều tra, đánh giá việc trồng cây Mắc mật của nhân dân trong vùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây mắc mật (clausena excavata burm.l) tại lạng sơn (Trang 58 - 95)

* Kết quả điều tra phỏng vấn người dân

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn 60 hộ dân đại diện tại 6 xã điển hình thuộc 3 huyện Bắc Sơn, Bình Gia và Văn Lãng. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy: Mắc mật người dân còn gọi là Hồng bì rừng (hay Mác mật, Hồng bì núi) mọc hoang khá nhiều trên núi đá vôi ở Lạng Sơn và đã được người dân biết từ lâu về các đặc điểm nhận biết, giá trị sử dụng, kinh nghiệm thu hái, chế biến, bảo quản, khai thác và sử dụng loài cây này…

Ở một số nơi, khi người dân bắt đầu biết đến giá trị thương mại của cây Mắc mật, người dân đã đưa về nhà trồng để khai thác lá và quả dùng hay đem bán. Mắc mật tái sinh bằng hạt rất tốt, chỉ vài tháng sau khi cây mẹ rụng quả thì cây con đã mọc đầy xung quanh, nhưng tỷ lệ phát triển thành cây trưởng thành sau này rất ít. Do vậy, người dân thường bứng ra khỏi nơi khác trồng nên việc nhân rộng mô hình trồng Mắc mật ở Lạng Sơn là điều không khó.

Đỗ Kim Đồng 47 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

* Kinh nghiệm xây dựng vườn hộ của người dân

Qua quá trình khảo sát trên hiện trường thực hiện của người dân, chúng tôi nhận thấy tại các mô hình trên núi đá vôi ở Lạng Sơn, hầu hết ở các hộ dân tại 3 huyện đều trồng xen rải rác cây Mắc mật trong vườn hộ, hoặc trồng xen với các loài cây ăn quả, một số ít trồng tập trung nhưng không nhiều. Người dân nơi đây mới trồng theo kinh nghiệm cảm tính, không bón phân, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và trồng chủ yếu bằng cây rễ trần gieo vãi từ hạt, người dân mới chỉ nắm sơ bộ về kỹ thuật tạo cây cũng như trồng theo kinh nghiệm nên hiệu quả, năng suất những cây trồng chưa cao. Thiết nghĩ, đây có thể sẽ là một đối tượng thử nghiệm mới cho công tác trồng rừng ở Lạng Sơn.

4.4.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm

* Kỹ thuật xử lý hạt giống

Hạt Mắc mật không xử lý vẫn nảy mầm, nhưng thời gian kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng cây con.

Thí nghiệm nảy mầm trên khay, trong phòng nhiệt độ trung bình 20 - 300C, độ ẩm của môi trường nảy mầm (giá thể) trong khoảng 50 - 60%; thông thoáng, đầy đủ dưỡng khí; vô trùng. Thời điểm làm thí nghiệm mùa hè - thu.

Mỗi lô 100 hạt, lặp lại 3 lần. Xử lý hạt Mắc mật ở các nhiệt độ 10, 15, 20, 25 và 300C. Xử lý bằng cách ngâm hạt trong nước sạch (pha theo thang nhiệt độ) trong 1 giờ, sau đó ủ hạt 2 ngày. Kết quả thí nghiệm ở bảng 6 cho thấy:

Đến ngày thứ 3 hạt bắt đầu có hiện tượng nứt nanh, nảy mầm; ngày thứ 8 kết thúc nảy mầm. Các trị số trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần quan trắc theo các nhiệt độ xử lý hạt. Lô: đối chứng chỉ ngâm hạt trong nước lã, số hạt nảy mầm không tập trung, tổng số thấp, tỷ lệ đạt 84%.

Số hạt nảy mầm tăng khi nhiệt độ xử lý tăng từ 10 - 250C.

Đỗ Kim Đồng 48 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Dựa vào kết quả trên, chọn nhiệt độ xử lý 20 - 250C.

Bảng 4.8: Ảnh hƣởng nhiệt độ xử lý và tỷ lệ nảy mầm

Công thức thí nghiệm

Thời gian theo dõi nảy mầm (ngày)

Tổng (%) 3 4 5 6 7 8 Không xử lý nhiệt độ (nước lã) 13 56 78 50 42 14 252 84,00 Xử lý nhiệt độ 100C 26 64 96 62 21 1 268 89,33 150C 31 75 114 43 16 0 276 92,00 200C 32 64 116 63 12 0 290 96,67 250C 21 85 91 71 17 1 286 95,33 300C 28 70 92 56 12 1 259 86,33

Như vậy có thể kết luận sơ bộ hạt cây Mắc mật là loại hạt có tỉ lệ nảy mầm rất cao đạt > 84%, hạt dễ nảy mầm và nảy mầm tập trung trong thời gian ngắn.

Hình 4.6: Thí nghiệm theo dõi tỉ lệ nảy mầm của hạt giống Mắc mật

Đỗ Kim Đồng 49 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

* Kỹ thuật tạo cây con

+ Thí nghiệm theo dõi đặc điểm sinh trưởng cây con

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả theo dõi đặc điểm sinh trƣởng của cây con Mắc mật

Thời điểm quan sát

Các chỉ tiêu, đặc điểm mô tả

Hvn

(cm)

D00

(mm) Đặc điểm hình thái quan sát

+ Giai đoạn 1: Từ gieo hạt cho đến khi cây con ra lá thật (15 ngày)

6 ngày sau gieo

Không xác định do cây còn quá nhỏ

Có hiện tượng nhú mầm từ hạt khỏi mặt bầu đất 9 ngày sau gieo Cây có hiện tượng tách mầm

12 ngày sau gieo Cây có hiện tượng hình thành lá non

15 ngày sau gieo Cây bắt đầu ra từ 2-3 lá thật màu nõn chuối

+ Giai đoạn 2: Từ lúc cây con 1 tháng tuổi cho đến khi cây đạt 12 tháng tuổi

Tháng thứ 1 4,21 0,71 Thân, lá cây màu xanh lá mạ; cây ra 2-3 lá kép Tháng thứ 2 6,72 0,86 Thân, lá cây màu xanh nhạt; cây ra 2 - 4 lá kép Tháng thứ 3 7,85 1,03 Thân, lá cây màu xanh nhạt; cây ra 5 - 6 lá kép Tháng thứ 4 8,54 1,15 Thân, lá cây màu xanh nhạt; cây ra 5 - 7 lá kép Tháng thứ 5 10.54 1,22 Thân, lá cây màu xanh nhạt; cây ra 5 - 7 lá kép Tháng thứ 6 11,68 1,38 Thân, lá cây màu xanh nhạt; cây ra 6 - 8 lá kép Tháng thứ 7 13,56 1,55 Thân, lá cây màu xanh nhạt; cây ra 6 - 8 lá kép Tháng thứ 8 14,12 2,08 Thân, lá cây màu xanh lơ; cây ra 6 - 8 lá kép Tháng thứ 9 15,66 2,29 Thân, lá cây màu xanh lơ; cây ra 7 - 9 lá kép Tháng thứ 10 16,35 2,65 Thân, lá cây màu xanh lơ; cây ra 7 - 9 lá kép Tháng thứ 11 18,36 2,97 Thân, lá cây màu xanh đậm; cây ra 7 - 9 lá kép Tháng thứ 12 20,12 3,16 Thân, lá cây màu xanh đậm; cây ra 7 - 9 lá kép

Qua bảng 4.9 cho thấy: Sau 6 ngày gieo, hạt bắt đầu nhú mầm. Hạt cây Mắc mật nảy mầm theo kiểu “hạ địa”. Mầm đỉnh sinh trưởng bắt đầu tăng trưởng, sang ngày thứ 9 bắt đầu tách mầm lá, ngày thứ 12 lá non bắt đầu hình

Đỗ Kim Đồng 50 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

thành, ngày thứ 15 cây ra 2 - 3 lá thật. Và cứ như vậy Mắc mật sinh trưởng liên tục theo quá trình: Kết đỉnh - ra lá mầm - ra lá thật. Quá trình này kéo dài liên tục trong năm kể cả thời gian nhiệt độ không khí xuống thấp vào mùa đông. Kết quả theo dõi giai đoạn 2 cũng cho thấy: Lượng tăng trưởng bình quân hàng tháng về đường kính gốc và chiều cao giai đoạn cây 1-12 tháng tuổi đạt tương ứng là 0,28mm/tháng và 2,0cm/tháng. Lượng tăng trưởng thường xuyên về đường kính gốc đạt caonhất là 0,53mm/tháng (giai đoạn cây 7 - 8 tháng tuổi) và chiều cao đạt 2,35cm/tháng (giai đoạn cây 6 - 7 tháng tuổi).

Hình 4.7: Thí nghiệm theo dõi đặc điểm sinh trưởng cây con Mắc mật

Kết quả trên cho thấy trong điều kiện không bón phân Mắc mật chỉ sinh trưởng ở mức độ trung bình. Điều đó cũng đúng với một số nhận xét mà tác giả

Hoàng Lê Minh (Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc - Lạng Sơn) đã có kết luận tương tự khi gieo ươm cây con Mắc mật [7].

* Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng cây con

Mắc mật là cây chịu bóng, cây con tái sinh tốt ở dưới tán cây mẹ nơi rừng có độ tàn che 0,3 - 0,5 [29]. Điều đó cho thấy ở giai đoạn vườn ươm Mắc mật cần được che sáng.

Đỗ Kim Đồng 51 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của cƣờng độ che sáng tới sinh trƣởng cây con

Chỉ tiêu đo đếm Cƣờng độ che sáng Tuổi cây (tháng) 2 4 6 8 10 12 D00(mm) CT1: không che 0,74 1,06 1,27 1,85 2,24 2,76 CT2: che 25% 0,78 1,21 1,36 2,12 2,72 3,43 CT3: che 50% 0,88 1,31 1,48 2,29 2,78 3,87 CT4: che 75% 0,92 1,32 1,49 2,16 2,61 3,34 Hvn(cm) CT1: không che 6,35 8,33 10,88 13,74 16,05 17,03 CT2: che 25% 6,82 9,18 13,67 15,34 17,51 20,04 CT3: che 50% 6,85 10,08 14,65 17,42 19,96 23,46 CT4: che 75% 6,98 10,47 15,23 16,89 19,45 20,85 Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố khi cây con 12 tháng tuổi

Df MS P-value

D00 11 0,6255 0,04651

Hvn 11 21,041 0,00107

Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.10 cho thấy: Khi che sáng 50% cây sinh trưởng đạt giá trị cao nhất về D00 (3,87mm) và Hvn (23,46cm). Khi che sáng 25% và 70% thì giai đoạn trên 6 tháng tuổi cây con sinh trưởng trung bình. Ở công thức không che, cây con sinh trưởng thấp nhất. Sinh trưởng cây con phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, quá giới hạn (không che 0%) hoặc (che sáng 100%) sinh trưởng cây con bị suy giảm. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng tới Quercus robus, W. Larcher (1938) [42] thấy rằng khi độ chiếu sáng quá giới hạn 13,5 % sinh trưởng cây bị giảm. Điều này cũng thể hiện ở thí nghiệm với cây con Mắc mật.

Kết quả phân tích phương sai trị số Hvn khi cây đạt 12 tháng tuổi, có trị số FA = 29,53 > F05 = 5,54 (k1 = 2, k2 = 6); FB = 3,08 < F05 = 4,76 (k1 = 2, k2 = 6) và Ttính = 3,79 > T05 = 2,26 (k = 9), và D00 có các trị số FA = 3,51 < F05 = 5,54 (k1 = 2, k2 = 6); FB = 0,35 < F05 = 4,76 (k1 = 2, k2 = 6).

Đỗ Kim Đồng 52 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Với kết quả trên chứng tỏ việc phân khối có ảnh hưởng đến sinh trưởng

Hvn và chưa có sự sai khác về D00 cây con Mắc mật, giữa các lần lặp không có sự sai khác về sinh trưởng chiều cao và đường kính. Mức độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng chiều cao và có sai dị rõ rệt giữa hai chế độ che bóng 50% và 75%. Từ đó có thể chọn cấp nhân tố 3 làm cấp che bóng có hiệu quả.

Hình 4.8: Thí nghiệm che sáng tới sinh trưởng cây con Mắc mật

Qua kết quả thí nghiệm có thể kết luận: Che sáng có tác động tích cực tới sinh trưởng và đảm bảo tỷ lệ sống cây con. Trong thời kỳ vườn ươm Mắc mật cần được che bóng từ 75% trong giai đoạn 6 tháng đầu, sau đógiảm xuống đến 50% khi cây được 12 tháng tuổi là thích hợp.

* Ảnh hưởng của nhu cầu khoảng sống tới sinh trưởng cây con

Khoảng cách cấy cây khác nhau sẽ ảnh hưởng tới không gian dinh dưỡng của cây con cũng như ảnh hưởng tới mức độ che sáng lẫn nhau của cây, khoảng cách càng lớn thì không gian dinh dưỡng càng lớn và mức độ che sáng giữa các cây càng giảm và ngược lại.

Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.11 cho thấy: Cây con đạt D00 cao nhất (3,05mm) ở CT2 (10 x 10cm) và đạt Hvn cao nhất (20,24cm) ở khoảng cách hẹp nhất (8 x 8cm).

Đỗ Kim Đồng 53 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của khoảng cách cấy cây tới sinh trƣởng cây con

Chỉ tiêu

đo đếm Khoảng cách cấy cây

Tuổi cây (tháng) 2 4 6 8 10 12 D00 (mm) CT1: 8 x 8cm 0,74 1,14 1,31 1,83 2,32 2,84 CT2: 10 x 10cm 0,73 1,12 1,43 1,88 2,45 3,05 CT3: 12 x 12cm 0,70 1,08 1,29 1,93 2,35 2,87 CT4: 14 x 14cm 0,69 1,10 1,35 1,68 2,26 2,72 Hvn (cm) CT1: 8 x 8cm 6,75 9,12 11,12 13,71 16,72 20,24 CT2: 10 x 10cm 6,98 9,87 11,02 13,45 15,82 19,29 CT3: 12 x 12cm 6,88 9,94 11,24 13,64 16,35 19,87 CT4: 14 x 14cm 6,91 9,01 10,93 13,15 16,25 18,76 Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố khi cây con 12 tháng tuổi

Df MS P-value

D00 11 0,0562 0,2571

Hvn 11 1,1459 0,1546

Kết quả phân tích phương phương sai trị số Hvn khi cây đạt 12 tháng tuổi, có trị số FA = 1,73 < F05 = 5,54 (k1 = 2, k2 = 6); FB = 0,68 < F05 = 4,76 (k1 = 2, k2 = 6) và D00 có các trị số FA = 3,51 < F05 = 5,54 (k1= 2, k2 = 6); FB = 0,35 < F05 = 4,76 (k1 = 2, k2 = 6), cho thấy: Giữa các khoảng cách cấy cây không có sự khác nhau rõ rệt về sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây của cây con.

Đỗ Kim Đồng 54 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Qua kết quả thí nghiệm có thể kết luận: Giữa các công thức thí nghiệm không có sự cạnh tranh về ánh sáng giữa các cây con, từ đó cho thấy rằng nếu sản xuất cây con Mắc mật với tuổi đem trồng là thấp hơn 12 tháng tuổi thì việc giãn cách cây là không cần thiết.

* Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng cây con

Thành phần ruột bầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng cây con vườn ươm nói chung và với cây con Mắc mật nói riêng, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng khá lớn tới tỷ lệ sống cây con nếu dùng tỷ lệ phân không thích hợp.

+ Nhu cầu P

Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của phân P tới sinh trƣởng cây con

Chỉ tiêu đo đếm Công thức thí nghiệm Tuổi cây (tháng) 2 4 6 8 10 12 D00 (mm) CT1: 99% ĐrA,B + 1%P 0,82 1,27 1,62 2,25 2,83 3,38 CT2: 97% ĐrA,B + 3%P 0,80 0,94 1,21 1,45 1,58 1,67 CT3: 95% ĐrA,B + 5%P 0,76 0,87 1,17 0 0 0 CT4 ĐC: 100% ĐrA,B 0,83 1,18 1,35 2,03 2,56 2,98 Hvn (cm) CT1: 99% ĐrA,B + 1%P 7,78 11,14 15,35 17,83 20,04 23,64 CT2: 97% ĐrA,B + 3%P 6,12 9,34 11,76 12,43 14,27 15,05 CT3: 95% ĐrA,B + 5%P 6,04 8,05 9,13 0 0 0 CT4 ĐC: 100% ĐrA,B 6,18 9,67 1,25 14,14 17,23 20,12 Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố khi cây con 12 tháng tuổi

Df MS P-value

D00 8 2,397 0,001001

Hvn 8 55,901 0,001046

Kết quả bảng 4.12 cho thấy: Nhu cầu phân bón của cây Mắc mật trong giai đoạn vườn ươm là không lớn. Lượng phân bón thích hợp nhất là 1%P. Lượng phân P bón càng tăng, sinh trưởng đường gốc và chiều cao càng giảm. Ở CT2, bón P với tỉ lệ 3%, đến tháng thứ 6 là cây có hiện tượng úa, vàng lá, đến tháng thứ 8 bắt đầu có hiện tượng một số cây chết. Đến tháng thứ 12 tỉ lệ

Đỗ Kim Đồng 55 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

cây chết lên tới 40%. Ở CT3, bón P với tỷ lệ 5%, đến tháng thứ 4 cây có hiện tượng úa, vàng lá và bắt đầu héo, chết. Sang tháng thứ 8 cây chết hàng loạt và tỷ lệ chết tăng lên 60 %.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của phân lân tới sinh trưởng D00Hvn

gai đoạn cây con đạt 12 tháng tuổi giữa các công thức thí nghiệm và chọn ra công thức phù hợp nhất, kết quả phân tích phương sai và kiểm tra sai dị: FA = 48,32 > F05 = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4); FB = 3,46 < F05 = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4) và Ttính = 4,01 > T05 = 2,36 (k = 6). Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của việc phân khối đến sinh trưởng D00 Mắc mật giai đoạn này, kết quả: FA = 68,24 < F05 = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4); FB = 5,60 < F05 = 6,94 (k1 = 2, k2 = 4) và Ttính = 2,63 > T05 = 2,36 (k = 6), cho thấy: Giữa các cấp bón phân có sự sai khác về sinh trưởng D00

Hvn và ở CT1 cho kết quả tốt nhất.

Từ kết quả trên cho thấy phân lân đã có tác dụng nhất định tới sinh trưởng của cây con trong giai đoạn đầu. Như vậy trong sản xuất cây con Mắc mật có thể dùng ĐrA,B + 1% P, tiếp theo đó tùy vào nhu cầu dinh dưỡng cây con mà có thể bón thúc từng loại phân và liều lượng thích hợp để đảm bảo tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con.

+ Thử nghiệm hỗn hợp PC + P

Kết quả thí nghiệm bảng 4.13 cho thấy: Ảnh hưởng của phân chuồng rất rõ rệt đối với sinh trưởng của cây Mắc mật: Lượng phân chuồng bón tăng, sinh trưởng về D00Hvn của cây Mắc mật đều tăng. Điều này thể hiện rõ cung cấp một lượng phân hữu cơ đảm bảo có mùn và dinh dưỡng đã làm cải thiện đất trong bầu gieo ươm, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ hấp thụ dinh dưỡng khoáng, do vậy cây con Mắc mật sinh trưởng rất tốt.

Kết quả phân tích phương phương sai trị số Hvn khi cây đạt 12 tháng tuổi,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây mắc mật (clausena excavata burm.l) tại lạng sơn (Trang 58 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)