0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 42 -44 )

* Diện tích các loại rừng

Diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 322.820ha, chiếm 38,87% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 149.347ha, chiếm 60,18% diện tích đất có rừng, chia ra:

- Rừng núi đất: 137.568ha.

- Rừng núi đá: 56.799 ha.

+ Rừng trồng: diện tích 128.435ha; chiếm 39,79% diện tích rừng, chia ra:

- Rừng trồng gỗ: 95.868 ha, chiếm 74,64% diện tích rừng trồng

- Rừng trồng tre luồng: 427ha, chiếm 0,20% diện tích rừng trồng

- Rừng trồng đặc sản: 32.320ha, chiếm 25,16% diện tích rừng trồng + Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng: 336.108ha chiếm 40,47% chia ra: - Đất trảng cỏ (IA): 104.224ha

- Đất cây bụi (IB): 117.549ha

- Đất cây gỗ rải rác (IC): 114.315ha

Như vậy, đất lâm nghiệp chiếm tới 38,87% tổng quỹ đất tự nhiên ở Lạng Sơn, chưa kể diện tích đồi núi trọc đang được quy hoạch để trồng rừng. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 60,18% tổng diện tích đất lâm nghiệp nhưng trong số này diện tích rừng gỗ giàu chỉ chiếm 0,37%, còn diện tích rừng núi đá chiếm tới 17,5% tổng diện tích rừng tự nhiên, cho thấy có khá nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện thực trạng lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn.

Đỗ Kim Đồng

31 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

* Công tác quản lý, bảo vệ rừng

Từ 1989, Lạng Sơn đã đóng cửa rừng, không khai thác gỗ tự nhiên nhưng do diện tích rừng gỗ tự nhiên phân bố rải rác, nhiều nơi lại gần xóm bản nên công tác bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2000, diện tích rừng gỗ là 139.017ha, đến năm 2003 đã là 149.347ha, tuy diện tích tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm [12].

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, chính quyền địa phương cùng các ban ngành đoàn thể đã chú trọng tới công tác xã hội hoá lâm nghiệp. Đến cuối năm 2004, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 75 phương án phòng chống cháy rừng ở các xã, 685 tổ đội bảo vệ rừng với 4174 người tham gia, duy trì 620 bản quy ước bảo vệ rừng trên phạm vi thôn bản, tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng cho 127.273 lượt người. Cơ chế chính sách liên quan tới bảo vệ rừng đã và đang từng bước được thay đổi cho phù hợp với chủ trương xã hội hoá về công tác lâm nghiệp, bảo vệ và nâng cao thu nhập cho người dân tham gia dự án, nên các dự án bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Nhận xét chung:

Có thể nói, nhờ công tác tuyên truyền mà phần đông người dân đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, tuy nhiên, do đời sống còn quá khó khăn, cùng với tập quán sống dựa vào rừng từ lâu năm, lại không được tiếp xúc với các thành tựu khoa học mới về canh tác nên người dân vẫn tiếp tục khai thác rừng, khiến hiệu quả của công tác bảo vệ chưa thực hiện được như mong muốn. Thiết nghĩ, cùng với công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, cần phải có công tác hướng dẫn, giúp đỡ người dân làm kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập, từ đó giảm bớt áp lực cho rừng.

Đỗ Kim Đồng

32 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 42 -44 )

×