0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 40 -42 )

* Giao thông, thủy lợi

Mặc dù hệ thống đường giao thông được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng còn khoảng 30% các tuyến đường đến Ủy ban các xã đã xuống cấp, đi lại khó khăn vào mùa mưa. Hệ thống đường giao thông nhánh vào các khu vực sản xuất lâm nghiệp ít được đầu tư, đặc biệt là những vùng xâu vùng xa của tỉnh, hệ thống đường lâm nghiệp hầu như không có. Hiện tại, đây thực sự là khó khăn lớn cho các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng.

Toàn tỉnh có 840 công trình thủy lợi kiên cố và 2.334 công trình tiêu thủy nông. Nhiều hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nâng cấp, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, đối với khu vực có đất sản xuất lâm nghiệp, công tác thủy lợi lại rất hạn chế.

Đỗ Kim Đồng

29 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nguồn nước cho sản xuất rất phụ thuộc vào thiên nhiên. Khoảng 50% diện tích thiếu nước sản xuất. Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của dân vùng sản xuất lâm nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống giếng đào, nhưng cũng chỉ được khoảng 30%. Số còn lại phải dùng nước được dẫn từ sông suối về, tiêu chuẩn vệ sinh không đảm bảo.

* Y tế, văn hóa, giáo dục

Hiện nay, toàn tỉnh có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 10 bệnh viện huyện và 3 trung tâm y tế là: Trung tâm y tế dự phòng, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống sốt rét. Số giường bệnh có 1.698 giường, đạt 23,4 giường/vạn dân. Ở cấp cơ sở các xã, phường đều có trạm xá, bình quân mỗi trạm có 3 cán bộ y tế/xã, phường. Số thầy thuốc đạt 30 người/1 vạn dân.

Toàn tỉnh có 25 cơ sở văn hóa thông tin, đạt tỉ lệ 0,34 cơ sở/1 vạn dân, 12 đội thông tin lưu động, 95% số xã có bưu điện văn hóa xã. Các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền về Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt về thông tin, liên lạc cho mọi người dân có nhu cầu trong tỉnh.

Ngành giáo dục có nhiều đổi mới, thu hút đông đảo con em các dân tộc trong độ tuổi đến trường. Cứ 1 vạn dân có 2.544 học sinh, 135 giáo viên đạt mức khá cao so vơi các tỉnh miền núi lân cận. Ngoài ra, ngành giáo dục còn tổ chức các trung tâm kinh tế giáo dục thường xuyên khác. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Nhận xét chung về tình hình dân sinh kinh tế - xã hội:

Nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp đã tạo nêm bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều đổi mới, khang trang và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn tập trung ở những khu vực trọng điểm. sự đầu tư khu vực sản xuất lâm nghiệp vẫn mang tính chất nhỏ giọt. Đời sống kinh tế và văn hóa xã hội của người làm nghề rừng nhìn chung còn rất thấp kém so với mặt bằng của tỉnh.

Đỗ Kim Đồng

30 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Mặc dù thu nhập bình quân của người làm lâm nghiệp có tăng, nhưng so với mức bình quân chung của tỉnh là rất thấp. Nhiều hộ gia đình rất muốn đầu tư phát triển nghề rừng nhưng lại rất thiếu vốn. Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn miền núi thấp kem thực sự là nguyên nhân lớn cản trở tới sự giao lưu kinh tế -

văn hóa - xã hội của những người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 40 -42 )

×