0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 37 -39 )

* Địa chất: Theo tài liệu địa chất Việt Nam xuất bản năm 1971 của Tổng cục Địa chất, nền địa chất tỉnh Lạng Sơn có nguồn gốc cách đây 200 triệu năm. Nền vật chất với nhiều nhóm đất đá mẹ khác nhau như: Nhóm đá sét (s), nhóm đá cát (c), nhóm đá kiềm và trung tính (k), nhóm đá mácma axit (a), nhóm đá vôi (v), nhóm đá xốp (x).Với sự phong phú về tầng mẫu chất và trải qua trong quá trình phong hoá đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau trên địa bàn tỉnh.

* Thổ nhưỡng: Theo số liệu điều tra trước đây và kết quả khảo sát bổ sung (năm 2003), thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn có những nhóm dạng đất như sau:

Đỗ Kim Đồng

26 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Nhóm dạng đất Feralít có mùn trên núi trung bình (Fh): Diện tích 16.672 ha, chiếm gần 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm này bao gồm 7 dạng đất thuộc 3 kiểu nền vật chất, phân bố ở độ cao trên 700m thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập giáp Trung Quốc, đất Feralít có mùn màu vàng nâu, màu vàng hoặc nâu nhạt, tầng dày trung bình (60 - 80cm), tầng đất mỏng < 50cm (đỉnh dông, sườn dông không có thực bì). Nhóm đất này có hàm lượng mùn thấp do khả năng phân giải kém. Thực bì chủ yếu là cỏ, cây bụi (IA, IB) ngoài ra còn một số diện tích rừng IIA, rừng IIIA1.

+ Nhóm dạng đất Feralít vùng đồi và núi thấp phát triển trên nhóm đá sét (Fs): Diện tích 326.043 ha; chiếm 39,3 % diện tích tự nhiên. Bao gồm 11 dạng đất thuộc địa hình đồi và núi thấp, độ dốc >150. Nhóm đất này phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh, phát triển trên 2 loại đá mẹ là Phiến thạch sét và Phấn sa. Phân bố trên địa bàn huyện Đình Lập, Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng và phía Tây - Nam huyện Cao Lộc.

+ Nhóm dạng đất vùng đồi và núi thấp, phát triển trên nhóm đá cát (Fq): Diện tích 167.176,2 ha, chiếm 20,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm 10 dạng đất chính. Phân bố tập trung thành vùng rộng lớn về phía Đông huyện Đình Lập và Chi Lăng, có độ cao từ 200m đến 700m. Đất chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá mẹ thuộc nhóm Cát kết, nhóm Trầm tích.

+ Nhóm đất Feralít vùng đồi nú, thấp phát triển trên đá Mácma chua (Fq): Diện tích 86.214,9 ha, chiếm 10,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 7 dạng đất chính. Phân bố tập trung dọc 2 bên lưu vực sông Kỳ cùng và sông Thương, thuộc huyện Cao Lộc, Chi Lăng và Hữu lũng, độ cao từ 200 - 600m. Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm. Thành phần cơ giới chủ yếu đất trung bình, có nhiều đá lẫn do mảnh vụn Thạch anh chưa phong hoá (tỷ lệ đá lẫn 5 -10%).

+ Nhóm các sản phẩm bồi tụ trên các kiểu địa hình thung lũng, máng trũng, đồng bằng phù sa cổ và đồng bằng phù sa mới: Diện tích 167.104,4 ha,

Đỗ Kim Đồng

27 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

chiếm 20% diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ven các khe suối, ven thung lũng núi đá vôi, máng trũng, đồng bằng phù sa mới, những cánh đồng lớn, ...

+ Nhóm địa hình Kastơ - Núi đá vôi và sản phẩm đá vôi: Tổng diện tích 67.710,5ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Cao Lộc, Hữu lũng, Văn Quan. Khu vực này còn tồn tại nhiều loại thực động vật quý hiếm cần được bảo vệ, để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, nhất là khu vực đã quy hoạch vùng rừng đặc dụng.

Nhận xét chung:

Với sự đa dạng của các nhóm dạng đất và tập trung theo vùng, đã tạo nên sự phong phú cho việc chọn các loại cây trồng cho mỗi dạng đất khác nhau. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng >30 loài cây được đưa vào trồng rừng. Nhiều loài tỏ ra thích nghi cao như Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc, Mỡ, Hồi… Đối với rừng tự nhiên, khả năng phục hồi rừng rất tốt, nhiều diện tích cây gỗ rải rác sau khoảng 5 - 7 năm, nhờ khoanh nuôi bảo vệ tốt đã phục hồi thành rừng. Khả năng để phát triển mạnh ngành lâm nghiệp là rất khả quan [12].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 37 -39 )

×