Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây mắc mật (clausena excavata burm.l) tại lạng sơn (Trang 25 - 32)

Nội dung thu thập số liệu cho từng nội dung, cụ thể như sau:

* Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu của cây Mắc mật

Sử dụng phương pháp quan sát - mô tả thông qua quan sát trực tiếp, theo dõi định kỳ liên tục trong mỗi giai đoạn trên các cây trội (10 cây ở rừng tự nhiên và vườn nhà), kết hợp với tài liệu thu thập từ kiến thức người dân, ảnh chụp, phân tích tiêu bản và mô tả về các chỉ tiêu hình thái: thân, tán, lá, hoa - quả, hệ rễ và theo dõi thời kỳ ra chồi, hoa - quả, thời điểm quả chín,...

* Nghiên cứu đặc điểm phân bố sinh thái tự nhiên của Mắc mật

+ Điều tra đặc điểm nhân tố khí hậu: Tiến hành thu thập tài liệu khí tượng của trạm khí tượng thủy văn tại các trọng điểm nghiên cứu.

- Điều tra nhân tố đất đai: Tiến hành đào 3 phẫu diện điển hình đại diện nhất có Mắc mật phân bố để nghiên cứu hình thái và lấy 9 mẫu đất về phân tích các chỉ tiêu: độ pH (pHKCL, pHH2O), hàm lượng mùn, chất dễ tiêu (K2O), độ xốp, thành phần cơ giới... kết hợp tham khảo tài liệu về đất của tỉnh Lạng Sơn.

ÔTC

ÔDB

25m

Đỗ Kim Đồng 14 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

* Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có Mắc mật tham gia

+ Điều tra tầng cây cao: Trong ÔTC đo đếm toàn bộ những cây có đường kính (D1.3) ≥ 6cm về các chỉ tiêu sau: Xác định tên cây, dùng thước dây để đo vanh tại vị trí 1,3m; Chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) và đường kính tán (Dt) được đo bằng thước dây hoặc thước đo cao, lấy đến 0,1m. Thông qua đó, xác định được cấu trúc tổ thành của lâm phần cũng như tỉ lệ tổ thành của những loài cây trong lâm phần luôn đi kèm với Mắc mật theo công thức tính toán sau:

Ai =

N ni

 .10

Trong đó: Ai: là hệ số tổ thành của loài i; ni: Số cây của loài cần tính hệ số; ∑N: Tổng số cây của các loài trong ÔTC đã điều tra.

Số lượng cây cao trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức:

N/ha = ô S n  000 . 10 .10

Với Sô: Diện tích ÔTC (m2); n: Số lượng cá thể loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC.

+ Điều tra cây tái sinh: Trong ÔDB xác định các chỉ tiêu tên loài, số lượng, chiều cao vút ngọn, phẩm chất (tốt, trung bình, xấu), nguồn gốc tái sinh... làm cơ sở xác định cây tái sinh triển vọng.

Số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức:

N/ha = dt S n  000 . 10 .10

Với Sdt là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2); n: số cây tái sinh. Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng: Tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỉ lệ tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.

Đỗ Kim Đồng 15 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Điều tra độ tàn che rừng: Độ tàn che (Stc) được xác định cho từng ô thứ cấp theo phương pháp hệ thống xấp xỉ 40 điểm điều tra và bằng phương pháp mục trắc tại 5 điểm, một điểm ở tâm cây Mắc mật tái sinh và bốn điểm ở 4 góc vuông cách cây tái sinh 2m. Tại mỗi điểm độ tàn che, dùng thước ngắm lên theo phương thẳng đứng. Các điểm phân bố đều, trong tán là 1 điểm, mép tán là 0,5 điểm và ngoài tán là 0 điểm. Độ tàn che tầng cây cao chính là tỷ lệ số điểm mà giá trị tàn che là 1 trên tổng số điểm điều tra, công thức tính:

Stc =

N n1

Với Stc là độ tàn che; n1 là số điểm gặp tán lá; N là tổng số điểm điều tra.

+ Điều tra cây bụi: Trên ÔDB tiến hành đo đếm tất cả các tầng cây bụi. Chỉ tiêu xác định là tên loài cây, số lượng , phẩm chất, chiều cao, độ che phủ bình quân chung các loài...

+ Điều tra thảm tươi: Trên ÔDB tiến hành đo đếm tất cả các loài thảm

tươi. Chỉ tiêu xác định là tên loài cây, số lượng , phẩm chất, chiều cao, độ che phủ bình quân chung các loài...

Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tơi đề tài dùng phương pháp dùng thứớc dây đo theo 2 đường chéo của ÔDB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ÔDB. Ngoài ra để xác định độ nhiều đề tài sử dụng cách xác định độ nhiều của Drude.

* Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo ươm

+ Điều tra, khảo sát đánh giá việc trồng cây Mắc mật của nhân dân trong vùng: Đề tài chọn 60 hộ dân điển hình tại ba trọng điểm tại các xã thuộc 3 huyện Văn Lãng, Bìng Gia và Bắc Sơn tham gia trả lời phỏng vấn.

Đỗ Kim Đồng 16 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm: Các thí nghiệm được bố trí như sau:

- Thí nghiệm xử lý hạt giống: Xử lý hạt Mắc mật ở các nhiệt độ 0, 10, 15, 20, 25 và 300C. Xử lý bằng cách ngâm hạt trong nước sạch (pha theo thang nhiệt độ) trong 1 giờ, sau đó ủ hạt trên khay petty trong phòng nhiệt độ trung bình 20 -

300C, độ ẩm của môi trường (giá thể) trong khoảng 50 - 60%; thông thoáng, đầy đủ dưỡng khí; vô trùng. Thời điểm làm thí nghiệm mùa hè - thu. Mỗi lô 100 hạt, lặp lại 3 lần. Các trị số theo dõi: Thời gian nảy mầm; tỷ lệ nảy mầm (tỉ lệ nảy mầm = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt kiểm nghiệm) x 100. Đơn vị tính (%).

- Thí nghiệm theo dõi đặc điểm sinh trưởng cây con: Theo dõi sinh trưởng cho 36 cây Mắc mật trên một ô thí nghiệm trong cùng một khối có điều kiện đất đai tương tự nhau. Bố trí thí nghiệm theo sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ SỐ CÂY TRONG THÍ NGHIỆM

Khối 1 Khối 2 Khối 3

5m 5m 5m © © © © © © © © © © © © Rãnh luống 0,6m © © © © © © © © © © © © Rãnh luống 0,6m © © © © © © © © © © © ©

Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là đất rừng tầng A,B (ĐrA,B) chế tạo đúng quy trình cho từng công thức; hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu P.E (kích thước 8 x 12cm, có đáy) và xếp liền nhau; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc.

Đo đếm sinh trưởng theo định kỳ (hàng tuần, tháng ...): Chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng thước đo cao độ chính xác 0,1cm. Mức tăng trưởng Hvn cây được tính là chiều cao cây của mỗi tháng trừ đi chiều cao cây tháng trước, đơn vị tính là cm/tháng. Đường kính gốc (D00) đo bằng thước kẹp kính điện tử độ chính xác 0,01mm. Cách tính mức tăng trưởng D00 tương tự như Hvn, ĐVT là mm/tháng.

Đỗ Kim Đồng 17 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

- Thí nghiệm che sáng: Bố trí với 4 công thức (CT): CT1- Đối chứng (ĐC): Không che 0%; CT2: Che 25%; CT3: Che 50% và CT4: Che 75%. Giàn che bằng tre (theo Nguyễn Hữu Thước, 1964). Phương pháp che sáng dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp Che dợp Toursky.

Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là ĐrA,B (chế tạo đúng quy trình cho từng công thức); hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu Polyetylen (kích thước 8 x 12cm, có đáy) và xếp liền nhau; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Khối 1 CT - ĐC: 0% CT2: 25% CT3: 50% CT4: 75% Khối 2 CT4: 75% CT1 - ĐC: 0% CT2: 25% CT3: 50% Khối 3 CT2: 25% CT3: 50% CT4: 75% CT1 - ĐC: 0%

- Thí nghiệm khoảng cách: Thí nghiệm thực hiện với 4 công thức về khoảng cách cây và khoảng cách hàng như sau: CT1: 8x8cm (khoảng cách cây x khoảng cách hàng); CT2: 10x10cm; CT3: 12x12cm; CT4: 14x14cm.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Khối 1 CT1: 8x8cm CT2: 10x10cm CT3: 12x12cm CT4: 14x14cm Khối 2 CT2: 10x10cm CT3: 12x12cm CT4: 14x14cm CT1: 8x8cm Khối 3 CT3: 12x12cm CT4: 14x14cm CT1: 8x8cm CT2: 10x10cm

Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là ĐrA,B (chế tạo đúng quy trình cho từng công thức); hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu Polyetylen (P.E) kích thước 8 x 12cm, có đáy và xếp theo đúng khoảng cách; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc.

Đỗ Kim Đồng 18 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

- Thí nghiệm phân bón: Nhằm thăm dò ảnh hưởng của phân lân (P) và ảnh hưởng của hỗn hợp phân chuồng PC) + P đến sinh trưởng của cây con Mắc mật giai đoạn vườn ươm. Phân lân sử dụng trong thí nghiệm là supe lân; phân chuồng (đã qua ủ mục và xử lý).

. Ảnh hưởng của P đối với cây Mắc mật: Bố trí 4 hàm lượng P khác nhau trong thành phần ruột bầu: 1% P; 3% P; 5% P và ĐC: 100% ĐrA,B.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Khối 1 1% P 3% P 5% P ĐC

Khối 2 3% P 5% P ĐC 1% P

Khối 3 ĐC 1% P 3% P 5% P

. Ảnh hưởng của hỗn hợp PC + P đối với cây Mắc mật: Bố trí với 4 hàm lượng PC khác nhau trong thành phần ruột bầu như sau: CT1: 98% ĐrA,B + 1% P +1% PC; CT2: 96% ĐrA,B + 1% P + 3% PC; CT3: 94% ĐrA,B + 1% P + 5% PC; CT4 - ĐC: 100% ĐrA,B. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Khối 1 CT1: 1% PC CT2: 3% PC CT3: 5% PC CT4 - ĐC Khối 2 CT2: 3% PC CT1: 1% PC CT4 - ĐC CT3: 5% PC Khối 3 CT3: 5% PC CT4 - ĐC CT1: 1% PC CT2: 3% PC

Các yếu tố đồng nhất trong các khối thí nghiệm là nền đất, thành phần ruột bầu là ĐrA,B (chế tạo đúng quy trình cho từng CT) được tính theo % thể tích; hạt Mắc mật được xử lý nảy mầm cấy vào bầu P.E (kích thước 8 x 12cm, có đáy) và xếp theo đúng khoảng cách; trong quá trình chăm sóc không bón phân, bón thúc.

- Thí nghiệm thăm dò về nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép và giâm hom: Thí nghiệm nhằm thăm dò thời vụ ghép, phương pháp ghép cũng

Đỗ Kim Đồng 19 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

như loại thuốc, thời gian và nồng độ thuốc thích hợp đối với nhân giống vô tính (ghép, giâm hom) cây Mắc mật.

♦Thăm dò nhân giống bằng phương pháp ghép:

. Nghiên cứu kiểu ghép thích hợp đối với cây Mắc mật: Thí nghiệm thực hiện với 2 công thức: CT1: Ghép cành (ghép cành bên); CT2: Ghép nêm.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM TT cây Công thức thí nghiệm CT1 (ghép cành bên) CT2 (Ghép nêm) Tổ hợp 1 Tổ hợp 2 Tổ hợp 3 Tổ hợp 1 Tổ hợp 2 Tổ hợp 3 1 © © © © © © 2 © © © © © © … … … … 12 © © © © © ©

.Thăm dò thời vụ ghép thích hợp đối với Mắc mật: Thí nghiệm thực hiện với 6 công thức: CT1: 5/8/2009; CT2: 5/9/2009; CT3:15/10/2009; CT4: 15/3/2010; CT5: 15/4/2010; CT6: 15/5/2010. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM STT cây CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) 1 © © © © © © © © © © © © © © © © © © 2 © © © © © © © © © © © © © © © © © © ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 12 © © © © © © © © © © © © © © © © © ©

Mỗi công thức chia làm 3 tổ hợp ghép, mỗi tổ hợp ghép 12 cây. Các yếu tố khống chế là cây làm gốc ghép đủ 2 năm tuổi: D00 tại vị trí cách mặt bầu 10cm (D00 ≥ 0,4 - 0,6cm); Hvn của cây tính từ mặt bầu (Hvn = 25 - 30cm), cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh hại. Tiêu chuẩn cành ghép:

Đỗ Kim Đồng 20 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Cành ghép được lấy từ cây cây mẹ đạt trên 10 năm tuổi (cành bánh tẻ), đảm bảo chất lượng. Cành ghép có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn với đường kính gốc ghép, chiều dài cành ghép từ 15 - 20cm. Cây ghép đặt trong vườn ươm có mức độ che 70% ánh sáng. Thời gian thí nghiệm vụ hè thu ( tháng 8/2009).

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ ghép sống (%) = số mắt nảy mầm/cây ghép x 100; Tỷ lệ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%) = số cây đủ tiêu chuẩn/số cây ghép x 100.

♦ Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom: Thử nghiệm loại thuốc NAA ở các thang nồng độ: CT1: 100ppm; CT2: 200ppm; CT3: 300ppm; CT4: 500ppm; CT5 - ĐC. Tổng số công thức 5, với 3 lần lặp, mỗi công thức sử dụng > 30 hom bánh tẻ (hom có đường kính từ 0,4 - 0,6cm; chiều dài từ 15 - 20cm), trong thời gian 1 giờ, đồng nhất về mặt giá thể là cát sạch, có hệ thống phun sương. Thời gian thí nghiệm vụ xuân (tháng 3/2010).

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Nồng độ 100ppm 200ppm 300ppm 500ppm 0ppm Loại thuốc Lần lặp NAA 1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 - ĐC 2 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 - ĐC 3 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 - ĐC

Các chỉ tiêu theo dõi: Kiểm tra hom sau 15; 30; 45 và 60 ngày; tỉ lệ sống của hom, quan sát số hom ra đọt chồi - ra rễ và tỉ lệ hom ra rễ cấy bầu.

(Các số liệu thí nghiệm ngoại nghiệp thu thập đƣợc ghi chép và mô tả vào các mẫu phiếu, bảng biểu có sẵn - xem phần phụ biểu)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và kỹ thuật tạo cây con phát triển trồng cây mắc mật (clausena excavata burm.l) tại lạng sơn (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)