Kết quả điều tra kích thước loài Mắc mật ở Lạng Sơn (2008) như sau: Cây lớn nhất có: Hvn = 11m, Dmax = 35cm, Dtán = 7,0m, A = 20 năm. Kết quả điều tra sự biến đổi kích thước của Mắc mật như sau:
Bảng 4.1: Một số đặc điểm về hình thái và năng suất quả cây Mắc mật Chỉ tiêu Năm tuổi D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) L rễ cọc (m) Drễ bàng (m) Hình thái tán P (Kg/cây) 5 - 7 9,5 - 12,5 3,5 3,7 0,51 0,7 Hình ô 13,5 8 -10 13,5 -22,5 5,1 5,0 0,65 1,4 Hình ô 30,6 11 - 15 24,0 - 28,5 6,5 6,1 1,13 2,6 Hình ô 75,4 16 - 20 29,5 - 35,0 7,2 6,7 1,20 4,0 Hình ô 80,8
Từ kết quả điều tra kích thước ở bảng 4.1 có nhận xét:
* Hình thái thân, tán cây
Mắc mật (Clausena excavata Burm. L) [29], thuộc họ Cam (Rutaceae), là cây gỗ nhỏ đến trung bình, chiều cao đạt từ 7-11m, đường kính ngang ngực từ 11-31cm, có khi đạt đến 35cm.
Mắc mật có cấu trúc thân thẳng, hơi tròn, phân cành thấp, gốc không có bạnh vè; vỏ và thân màu nâu xám, có những nốt sần (bì khổng); tán hình ô, cành xòe rộng, rậm rạp. Khi cây ở tuổi 20, đường kính tán có thể đạt tới 6,5m.
Đỗ Kim Đồng 33 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Hình 4.1: Hình thái thân và tán cây Mắc mật
* Hình thái lá, hoa và quả
Lá nhẵn bóng, lá kép lông chim một lần, mọc cách, dài từ 10 - 35cm, mang 7 -13 lá chét hình trứng -ngọn giáo. Lá phụ hình trái xoan, đầu lá nhọn dễ thoát nước, gốc lá hơi tròn.
Hoa tự viên chùy, hoa nhỏ, nhiều, màu trắng xanh - nhạt. Cánh đài chia 5 thùy, hợp ở gốc, cánh tràng 5, nhị 10.
Quả hình cầu, đường kính từ 10 - 20mm, có từ 1 - 5 hạt. Hạt hơi dẹt có vỏ mềm chứa tinh dầu dễ nảy mầm.
Hình 4.2: Hình thái lá, hoa, quả và hạt cây Mắc mật
HOA
Đỗ Kim Đồng 34 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
* Hình thái hệ rễ
Cây Mắc mật có hệ rễ cọc mọc lệch ăn sâu vào đất từ 0,5 - 1,5m, rễ bàng phát triển to, khỏe và có xu hướng phát triển rộng theo tán cây lan rộng tới 5m (đối với cây trưởng thành), chứng tỏ Mắc mật có khả năng chịu hạn.
Hình 4.3: Hình thái hệ rễ bàng cây Mắc mật 4.1.2. Đặc điểm vật hậu
Bảng 4.2: Tổng hợp một số kết quả đặc điểm vật hậu của Mắc mật Hiện tƣợng vật hậu Văn Lãng Bình Gia Bắc Sơn - Độ cao so với mặt biển < 300m < 300m < 300m
- Thời kỳ bắt đầu ra lộc 10-15/2 10-15/2 5-10/2 - Thời kỳ ra lá 20-25/2 20-25/2 15-20/2 - Thời kỳ ra đủ lá 30/1-5/3 30/1-5/3 25/1-30/3 - Thời kỳ ra hoa 10/3-15/4 10/3-15/4 5/3-10/4 - Thời kỳ ra quả 20/4-30/5 20/4-30/5 15/4-25/5 - Thời kỳ quả chín 1/6-15/7 1/6-15/7 26/5-10/7
Từ kết quả điều tra đặc điểm vật hậu ở bảng 4.2 có nhận xét:
Đỗ Kim Đồng 35 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Cây thường xanh, mùa ra lộc tập trung bắt đầu từ tháng 2 kéo dài đến hết tháng 3 (một số ít gặp ra thêm đợt lộc thứ hai vào tháng 7, tháng 8), ra hoa rộ vào trung tuần tháng 4, kết quả vào cuối tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 5.
Hình 4.4: Cây Mắc mật ra chồi, hoa và quả
* Thời vụ quả chín
Quả chín vào cuối tháng 6 đến tháng 7 (dương lịch). Khi quả chín, nếu không thu hoạch quả Mắc mật sẽ tự rụng. Thời kỳ hoa quả chín rộ phụ thuộc vào từng vùng và thời tiết hàng năm.
Nhận xét và đánh giá chung:
Từ kết quả tổng hợp về đặc điểm hình thái, vật hậu của loài cây Mắc mật cho thấy: Mắc mật ở các trọng điểm nghiên cứu thời gian ra hoa - quả và thời kỳ quả chín cách nhau khoảng 10 ngày. Cây trên rừng ra hoa, quả và quả chín muộn hơn cây vườn nhà khoảng 10 ngày. Vì vậy, trong công tác thu hoạch và tạo giống cần chú ý hiện tượng quả chín khác nhau để có thời gian và phương án thu hái thích hợp.
Đỗ Kim Đồng 36 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
4.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái tự nhiên của Mắc mật ở Lạng Sơn
4.2.1. Đặc điểm vùng phân bố tự nhiên
* Phân bố địa lý
Ở Việt Nam phạm vi phân bố tự nhiên của cây Mắc mật không rộng, chủ yếu xuất hiện ở các vùng núi đá vôi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên… Ở vành đai độ cao dưới 1.000m so với mực nước biển và cũng thấy mọc tự nhiên trong rừng lá rộng thường xanh ở vùng phía nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây) giáp với biên giới nước ta [15], [24], [29].
Tại tỉnh Lạng Sơn, Mắc mật phân bố tự nhiên hầu hết ở các huyện có đất phát triển trên đá mẹ là đá vôi, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện Bình Gia, Văn Lãng, Bắc Sơn …
* Phân bố theo độ cao
Kết quả điều tra tại các huyện trong tỉnh Lạng Sơn cho thấy: Ở những độ cao khác nhau, vai trò của Mắc mật tham gia trong tổ thành quần thể rừng cũng khác nhau. Những quần thể Mắc mật gần như thuần loài hoặc chiếm ưu thế tuyệt đối thường gặp ở độ cao 100 - 300m so với mực nước biển. Ở những độ cao > 300m, Mắc mật vẫn còn có khả năng chiếm ưu thế tương đối trong quần thể. Càng lên cao, tỉ lệ tham gia của Mắc mật trong quần thể giảm dần, phân bố rải rác từng cây. Ở độ cao 400m tại Bình Gia, Mắc mật mọc hỗn giao với Trám chim, Bông, Nghiến, Mạy sang, Mạy dặm và Nhẵn rừng... Ở Văn Lãng độ cao 450m, Mắc mật mọc hỗn giao với Ô rô, Hồng bì dại, Mạy dặm, Mạy sang, Kháo,... Chúng tôi đã tìm thấy Mắc mật ở độ cao 600m tại huyện Bắc Sơn nhưng phân bố rải rác, số lượng rất ít.
4.2.2. Đặc điểm sinh thái
* Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng đến phân bố, cấu trúc, sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa kết quả và năng suất của quần thể rừng. Nhóm nhân tố khí hậu bao gồm các nhân tố: Bức xạ mặt trời, nhiệt độ, nước, thành phần và sự
Đỗ Kim Đồng 37 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
vận động không khí. Tất cả các nhân tố trên có lien quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tổng hợp đến đời sống của quần xã thực vật rừng. Như vậy, nếu điều kiện khí hậu thay đổi nó sẽ kéo theo sự thay đổi của lớp tảhm thực vật.
Những nghiên cứu cho thấy, khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của thực vật thông qua chế độ nhiệt và chế độ nước, ánh sáng.
Theo tài liệu trạm khí tượng quan trắc thủy văn thành phố Lạng Sơn (2004) thì tại khu vực nghiên cứu nơi có Mắc mật phân bố có đặc điểm khí hậu như sau:
Bảng 4.3: Nhiệt độ (T) và lƣợng mƣa (P) trung bình ở 3 khu vực
Tháng T (0C) P (mm) Ghi chú 1 14,5 34 2 15,3 50 3 18,6 54 4 22,3 81 5 25,7 132 6 26,9 220 7 28,0 277 8 26,6 265 9 25,4 172 10 22,6 95 11 19,0 43 12 15,5 22 TB 21,6 1.435
Nhìn vào bảng 4.3 và tổng hợp kết quả tài liệu cho thấy:
- Về nhiệt độ: Mắc mật phân bố ở những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 250C, nhiệt độ trung bình mùa hè 26 - 300C và nhiệt độ trung bình trong mùa đông từ 5 - 100C. Đặc biệt, nhiệt độ có thể xuống dưới 00C ở các vùng núi cao Na Sầm, Mẫu Sơn… Mắc mật vẫn sinh trưởng.
Đỗ Kim Đồng 38 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
- Về chế độ mưa ẩm: Mắc mật phân bố ở những vùng mưa trung bình 1.000 - 2.000mm/năm và phân bố không đều, lượng mưa trong mùa hè chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng 6,7,8 thấp nhất vào các tháng 11, tháng 12 và tháng 1; độ ẩm không khí bình quân năm trên 80%. Qua khảo sát thực tế tại các vùng có nhiều cây Mắc mật cho thấy cây sinh trưởng tốt ở sườn núi đá vôi, một số ít tại vườn đồi và vườn hộ gia đình nơi chân đất khá cao, thoát nước - kết quả này cho thấy Mắc mật chịu hạn khá tốt, ngược lại chịu úng kém.
- Về nhu cầu ánh sáng: Mắc mật có đặc trưng hình thái của loài cây ưu sáng và có khả năng tái sinh dưới tán rừng thứ sinh có độ tàn che 0,3 - 0,5 nhưng tỉ lệ cây tái sinh triển vọng không nhiều [7]. Mắc mật không phải là loài cây tiên phong ưa sáng nhưng tham gia vào diễn thế rừng thứ sinh sau khi tán rừng đã hình thành. Số giờ nắng trung bình là 1.394 giờ [31]. Điều đó chứng tỏ trong giai đoạn tái sinh, Mắc mật mang đặc trưng “trung tính thiên về ánh sáng”.
* Đất đai
Đặc điểm và các tính chất của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và với Mắc mật nói riêng. Cùng với khí hậu và thảm thực vật, điều kiện đất là một trong những cơ sở hết sức quan trọng trong việc lựa chọn điều kiện lập địa trồng cây và trồng rừng. Tại khu vực Mắc mật phân bố, đề tài tiến hành đào 3 phẫu diện đất điển hình khu vực trọng điểm đại diện nhất tại Bình Gia (trong 3 ô tiêu chuẩn, ở các vị trí khác nhau), kết quả phân tích tính chất của đất được thể hiện bảng 4.4 sau:
Mắc mật có thể phát triển trên đá mẹ cát bội kết, sa thạch cát kết, mắc ma axit và đá vôi… thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Biên độ về độ ẩm đất ở những vùng có Mắc mật phân bố tương đối hẹp.
Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.4 và tổng hợp các kết quả nghiên cứu khác cho thấy: Mắc mật sinh trưởng, phát triển tốt ở những nơi đất phong hóa trên
Đỗ Kim Đồng 39 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
đá mẹ là đá vôi nhất là đất vàng và đất đen, ít chua có độ pHKCl từ 5,0-5,6 trở lên, hàm lượng mùn cao trung bình > 5%, hàm lượng K2O dễ tiêu khá >10mg/100g đất, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tầng đất mặt dầy trên 40cm, ẩm nhưng thoát nước tốt… [7], [15], [29].
Qua khảo sát thực tế tại huyện Bình Gia, Văn Lãng và Bắc Sơn ở đai độ cao < 300m cho thấy: Ở vị trí chân đồi Mắc mật sinh trưởng tương đối tốt, vị trí sườn đồi Mắc mật sinh trưởng tốt nhất, ở đỉnh đồi Mắc mật sinh trưởng kém hơn. Ở những nơi như xã Thiện Long, Hoàng Hoa Thám... thuộc huyện Bình Gia, đất không phải phát triển trên đá vôi, nhân dân dẫn giống, gây trồng kết quả cũng cho thấy Mắc mật sinh trưởng tốt và cho hoa, quả [15].
Bảng 4.4: Đặc điểm đất nơi có Mắc mật phân bố
TT (mẫu) Vị trí lấy mẫu Độ sâu tầng đất (cm) pH Mùn (%) Chất dễ tiêu (mg/100g) Độ xốp (%) Phân loại pHH2O pHKCl K2O 1 Chân (PD-01 BG) 0 - 20 6,60 5,50 4,98 26,51 50,71 Thịt TB 2 20 - 40 6,50 5,50 3,10 15,85 47,99 Thịt nặng 3 40 - 60 6,50 5,60 2,05 14,73 Thịt nặng 4 Sườn (PD-02 BG) 0 - 20 6,50 5,60 7,75 12,0 62,60 Thịt nhẹ 5 20 - 40 6,50 5,50 5,45 8,43 59,20 Thịt TB 6 40 - 60 6,50 5,50 3,57 5,73 Thịt nặng 7 Đỉnh (PD-03 BG) 0 - 20 6,20 5,30 6,67 5,58 60,87 Thịt TB 8 20 - 40 6,30 5,30 6,20 4,36 51,23 Thịt TB 9 40 - 60 6,30 5,40 5,06 2,73 Thịt nặng
(Nguồn: Phòng phân tích đất trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) Nhận xét và đánh giá chung:
Mắc mật gần như thuần loài hoặc chiếm ưu thế tuyệt đối thường gặp ở độ cao 100 - 300m so với mực nước biển. Qua kết quả điều tra, dựa vào kết quả phân tích đất về mặt hóa tính, mô tả về mặt lý tính ta thấy Mắc mật sinh
Đỗ Kim Đồng 40 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
trưởng, phát triển tốt ở những nơi đất phong hóa trên đá mẹ là đá vôi nhất là đất vàng và đất đen, ít chua có độ pHKCl từ 5,0-5,6 trở lên, hàm lượng mùn cao trung bình > 5%, hàm lượng K2O dễ tiêu khá >10mg/100g đất, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tầng đất mặt dầy trên 40cm, ẩm nhưng thoát nước tốt…
4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có Mắc mật tham gia
4.3.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao luôn đi kèm với Mắc mật
Từ những kết quả khảo sát, điều tra trên các tuyến, thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn điển hình cho thấy: Trong tự nhiên Mắc mật thường mọc theo quần tụ ven chân hoặc sườn núi đá vôi, một số ít mọc xen với các loài: Nghiến, Mạy Tẹo, Mạy dặm, Bông, Trám chim,… Ở rừng thứ sinh nghèo, độ tàn che từ 0,3 - 0,5. Mắc mật tái sinh tự nhiên tốt, hạt khi chín rụng xuống có thể nảy mầm ngay, nhưng tỉ lệ phát triển thành cây con triển vọng rất thấp. Ở rừng tự nhiên (rừng thứ sinh trên núi đá vôi) tỉ lệ tổ thành phong phú hơn so với những thung áng có Mắc mật mọc quần tụ tại những sườn núi thấp (sản phẩm của hiện tượng trầm tích Karster), do đó Mắc mật cũng ra hoa, quả ít hơn.
Từ những kết quả nghiên cứu ở các ÔTC và các ÔDB trên các vị trí, độ cao khác nhau, qua tính toán đã đưa ra được công thức tổ thành loài cây đặc trưng có quan hệ với loài nghiên cứu. Hệ số tổ thành được tính theo tỉ lệ 1/10.
Bảng 4.5: Tổ thành tầng cây cao theo số cây ở các đai cao có Mắc mật phân bố
Vị trí nghiên cứu Công thức tổ thành theo số cây (N) Mật độ (cây/ha) Mật độ Mắc mật (cây/ha) Đai cao < 300m 2,96MM + 1,30MS + 1,1MD + 0,93HBD + 0,93MT + 0,74NhR + 0,74B + 0,56TrC - 0,37Ôr,… 180 53 Đai cao 300 - 600m 1,72MD + 1,38MS + 1,21Ôr + 1,03MM + 1,03HBD + 0,69MT + 0,69MH + 0,52NhR + 0,52B + 0,52K - 0,34NG, … 197 20 Đai cao > 600m 2,14MT + 1,67Ôr + 1,43MS + 1,19MD + 0,95NhR + 0,95B + 0,71NG - 0,48MM - 0,24BB, … 210 10
Đỗ Kim Đồng 41 Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Chi chú: MM - Mắc mật; MS - Mạy sang; MD - Mạy dặm; HBD - Hồng bì dại; MT - Mạy tẹo; NhR - Nhãn rừng; B - Bông; TrC - Trám chim; Ôr - Ô rô đá; NG - Nghiến; MH - Mạy hốp; K - Kháo; BB - Bưởi bung; Lk: Loài khác, …
Kết quả bảng 3 cho thấy trong tổ thành loài cây cao ở trên các đai khác nhau, Mắc mật tham gia nhiều ở độ cao < 300m. Từ độ cao > 300m trở lên số lượng cá thể ít, số lượng cây Mắc mật giảm dần khi độ cao tăng lên. Điều đó cũng đúng với một số vùng núi đá vôi khác mà tác giả Hoàng Lê Minh (Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc - Lạng Sơn) đã có kết luận tương tự [7]. Ở độ cao khác nhau hệ số tổ thành Mắc mật cũng khác nhau. Khi độ cao càng tăng thì hệ số tổ thành càng giảm; ở độ cao < 300m hệ số tổ thành 2,96; từ độ cao 400 - 600m hệ số tổ thành là 1,03; ở độ cao < 600m hệ số tổ thành là 0,48. Số loài cũng có sự khác nhau theo đai cao. Càng lên cao số loài càng giảm, đai cao < 300m số loài trên các ô tiêu chuẩn là 24 loài; đai cao <600m chỉ còn 17 loài. Nguyên nhân làm giảm tổ thành loài cây cao theo độ cao ở các khu vực điều tra tại Lạng Sơn thì nhiều, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là: