0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phương pháp xử lý số liệu, phân tích và đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 33 -95 )

Xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu trên bảng tính điện tử Excel 5.0 (Nguyễn Hải Tuất và cs, 1996).

* Giá trị bình quân: X = n FiXi m i

1

Trong đó: m là số tổ (m=5lgn); n: dung lượng mẫu; Fi: Tần số quan sát

* Sai tiêu chuẩn: S =

1 n Qx Với Qx=

m i FiXi 1 2 n FiXi m i 2 1

* Hệ số biến động: S% = 100 X S

Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các mức độ che sáng, mức độ khoảng cách, mức độ phân bón đến sinh trưởng Mắc mật chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố, 3 lần lặp. Các bước như sau:

- Lập bảng tính: A B Cấp của nhân tố tác động Sj(B) Xj(B) 1 2 i a Thứ Tự Khối 1 X11 X21 Xi1 Xa1 S1 (B) X1(B) 2 X12 X22 Xi2 Xa2 S2 (B) X2 (B) … … … … J X1j X2j Xij Xaj Sj (B) Xj (B) … … … … b X1b X2b Xib Xab Sb (B) Xb(B) Si (A) i X (A) S1(A) 1 X (A) S2(A) 2 X (A) Si(A) i X (A) Sa(A) a X (A) S X * Chú thích (bảng tính):

A – Nhân tố tác động được chia a cấp B – Khối (b khối)

Đỗ Kim Đồng

22 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Xij – Trị số quan sát ở cấp i của nhân tố A và trên khối j Si(A) – Tổng quan sát ở cấp i của nhân tố

Sj(B) – Tổng quan sát trên khối j của nhân tố B S – Tổng quan sát toàn thí nghiệm

i

X (A) – Trị số bình quân ở cấp i của nhân tố A

Xj(B) – Trị số bình quân cấp j của nhân tố B

X – Trung bình toàn thí nghiệm Trong đó: Si(A) =

b j ij X 1 i X (A) =

 

b A Si Sj(B) =

a i ij X 1 Xj(B) =

 

a B Sj S = S

 

A a i i

1 = S

 

B b j j

1 X = n S (n = a.b)

* Phân tích phương sai và kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả TN:

. Tính: Biến động tổng số VT =



a i b j ij n S X 1 1 2 2

Biến động theo nhân tố tác động VA =

 

n S A S b a i i 2 1 2 1

Biến động theo khối VB =

 

n S B S a a i i 2 1 2 1

Biến động ngẫu nhiên VN = VT – (VA + VB)

. Kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố tác động và việc phân khối đến kết quả TN: Với nhân tố tác động: FA = (b-1)

N A V V

Nếu FA > F05 tra bảng, với bậc tự do k1 = a1-1, k2= (a-1)(b-1) thì việc phân cấp đối với nhân tố tác động là có ý nghĩa. Ngược lại thì giữa các cấp của nhân tố tác động không có sự sai khác về kết quả thí nghiệm.

Với việc phân khối: FB = (a-1)

N B V V

Đỗ Kim Đồng

23 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nếu FB < F05 tra bảng, với bậc tự do k1 = b-1 và k2 = (a-1)(b-1) thì việc phân khối không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Ngược lại FB > F05 thì có sự sai khác về kết quả giữa các lần lặp của các công thức thí nghiệm.

Nếu việc phân cấp của nhân tố A có ảnh hưởng rõ đến kết quả thí nghiệm (FA > F05) cần tiến hành chọn công thức thí nghiệm có hiệu quả nhất. Để chọn công thức có hiệu quả, thì không nhất thiết phải so sánh sai dị tất cả các cặp số trung bình, mà chỉ cần chọn ra hai số trung bình có trị số lớn nhất và thứ hai, rồi dùng tiêu chuẩn t để kiểm tra sai dị theo công thức:

t =

   

b S X X N 2 . 2 2 1

Với X

 

1X

 

2 là hai số trung bình có trị số lớn nhất và thứ hai; b: Số khối; 2

N

S : Phương sai biến động ngẫu nhiên 2

N

S =

a1



b1

VN

Nếu | t | > t05 tra bảng, với bậc tự do k = a.b - a thì chọn thí ngiệm có trị số bình quân lớn nhất. Ngược lại nếu | t | < t05 thì có thể lấy một trong công thức thí nghiệm có trị số bình quân được chọn để só sánh làm công thức có hiệu quả.

Đỗ Kim Đồng

24 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

THỰC TRẠNG LÂM NGHIỆP KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Sơ lƣợc đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 21019’ - 220 27’ vĩ độ Bắc và từ 1060 06’ - 1070 21’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Diện tích tự nhiên là 8.305,21km2, chiều từ Đông sang Tây rộng 124km và từ Bắc xuống Nam là 119km. Tỉnh gồm 10 huyện là Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn, Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, Đình Lập, Chi Lăng và thành phố Lạng Sơn [12], [31].

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình trong tỉnh chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè 1.541m. Địa hình được chia làm 3 tiểu vùng: Vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp tạo nên miền mái núi có độ dốc > 350

); vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có nhiều hang động, sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao > 550m) và vùng đồi núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp và xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 - 250.

Nhìn chung, với sự đa dạng và phức tạp của địa hình đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất lâm nghiệp của tỉnh [12].

Đỗ Kim Đồng

25 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu: Khí hậu ở tỉnh Lạng Sơn là nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông có gió Đông Bắc, thời tiết lạnh, ít mưa và có sương muối. Mùa hè có gió Đông Nam nên mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm 210C. Lượng mưa bình quân năm 1.391mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm 82%. Số giờ nắng trung bình khoảng 1.394 giờ.

* Thuỷ văn: Lạng Sơn có 3 hệ thống sông chính chảy qua là: Sông Kỳ Cùng, sông Thương, Sông Lục Nam. Ngoài 3 hệ thống sông chính trên, còn một số sông nhánh nhỏ như sông Bắc Giang, Đồng Quy, Bắc Khê, sông Hóa… mật độ sông từ 0,7 - 1,1 km/km2. Do đặc điểm địa hình cao dốc, nên các con sông thường ngắn và dốc.

Nhận xét chung:

Bên cạnh những yếu tố bất lợi như sương muối giá rét, mùa khô hanh thiếu nước nhưng nhìn chung khí hậu ở Lạng Sơn khá thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng lâu năm, cây đặc sản, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Để hoạt động phát triển lâm nghiệp có hiệu quả hơn, các đơn vị sản xuất cần chủ động để khắc phục những yếu tố bất lợi này.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

* Địa chất: Theo tài liệu địa chất Việt Nam xuất bản năm 1971 của Tổng cục Địa chất, nền địa chất tỉnh Lạng Sơn có nguồn gốc cách đây 200 triệu năm. Nền vật chất với nhiều nhóm đất đá mẹ khác nhau như: Nhóm đá sét (s), nhóm đá cát (c), nhóm đá kiềm và trung tính (k), nhóm đá mácma axit (a), nhóm đá vôi (v), nhóm đá xốp (x).Với sự phong phú về tầng mẫu chất và trải qua trong quá trình phong hoá đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau trên địa bàn tỉnh.

* Thổ nhưỡng: Theo số liệu điều tra trước đây và kết quả khảo sát bổ sung (năm 2003), thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn có những nhóm dạng đất như sau:

Đỗ Kim Đồng

26 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Nhóm dạng đất Feralít có mùn trên núi trung bình (Fh): Diện tích 16.672 ha, chiếm gần 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm này bao gồm 7 dạng đất thuộc 3 kiểu nền vật chất, phân bố ở độ cao trên 700m thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập giáp Trung Quốc, đất Feralít có mùn màu vàng nâu, màu vàng hoặc nâu nhạt, tầng dày trung bình (60 - 80cm), tầng đất mỏng < 50cm (đỉnh dông, sườn dông không có thực bì). Nhóm đất này có hàm lượng mùn thấp do khả năng phân giải kém. Thực bì chủ yếu là cỏ, cây bụi (IA, IB) ngoài ra còn một số diện tích rừng IIA, rừng IIIA1.

+ Nhóm dạng đất Feralít vùng đồi và núi thấp phát triển trên nhóm đá sét (Fs): Diện tích 326.043 ha; chiếm 39,3 % diện tích tự nhiên. Bao gồm 11 dạng đất thuộc địa hình đồi và núi thấp, độ dốc >150. Nhóm đất này phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh, phát triển trên 2 loại đá mẹ là Phiến thạch sét và Phấn sa. Phân bố trên địa bàn huyện Đình Lập, Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng và phía Tây - Nam huyện Cao Lộc.

+ Nhóm dạng đất vùng đồi và núi thấp, phát triển trên nhóm đá cát (Fq): Diện tích 167.176,2 ha, chiếm 20,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm 10 dạng đất chính. Phân bố tập trung thành vùng rộng lớn về phía Đông huyện Đình Lập và Chi Lăng, có độ cao từ 200m đến 700m. Đất chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá mẹ thuộc nhóm Cát kết, nhóm Trầm tích.

+ Nhóm đất Feralít vùng đồi nú, thấp phát triển trên đá Mácma chua (Fq): Diện tích 86.214,9 ha, chiếm 10,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 7 dạng đất chính. Phân bố tập trung dọc 2 bên lưu vực sông Kỳ cùng và sông Thương, thuộc huyện Cao Lộc, Chi Lăng và Hữu lũng, độ cao từ 200 - 600m. Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm. Thành phần cơ giới chủ yếu đất trung bình, có nhiều đá lẫn do mảnh vụn Thạch anh chưa phong hoá (tỷ lệ đá lẫn 5 -10%).

+ Nhóm các sản phẩm bồi tụ trên các kiểu địa hình thung lũng, máng trũng, đồng bằng phù sa cổ và đồng bằng phù sa mới: Diện tích 167.104,4 ha,

Đỗ Kim Đồng

27 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

chiếm 20% diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ven các khe suối, ven thung lũng núi đá vôi, máng trũng, đồng bằng phù sa mới, những cánh đồng lớn, ...

+ Nhóm địa hình Kastơ - Núi đá vôi và sản phẩm đá vôi: Tổng diện tích 67.710,5ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Cao Lộc, Hữu lũng, Văn Quan. Khu vực này còn tồn tại nhiều loại thực động vật quý hiếm cần được bảo vệ, để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, nhất là khu vực đã quy hoạch vùng rừng đặc dụng.

Nhận xét chung:

Với sự đa dạng của các nhóm dạng đất và tập trung theo vùng, đã tạo nên sự phong phú cho việc chọn các loại cây trồng cho mỗi dạng đất khác nhau. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng >30 loài cây được đưa vào trồng rừng. Nhiều loài tỏ ra thích nghi cao như Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc, Mỡ, Hồi… Đối với rừng tự nhiên, khả năng phục hồi rừng rất tốt, nhiều diện tích cây gỗ rải rác sau khoảng 5 - 7 năm, nhờ khoanh nuôi bảo vệ tốt đã phục hồi thành rừng. Khả năng để phát triển mạnh ngành lâm nghiệp là rất khả quan [12].

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng lâm nghiệp

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Năm 2009, dân số tỉnh Lạng Sơn là 731.887 người, bao gồm dân tộc Nùng (42,97%), Tày (35,92%), Kinh (16,5%), Dao (3,54%) và các dân tộc khác là 1,42%. Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân số của Lạng Sơn là 86 người/km2

, mật độ dân số cao nhất là 938 người/km2 (thành phố Lạng Sơn), mật độ dân số thấp nhất là 22 người/km2

(huyện Đình Lập). Lao động toàn tỉnh có 348.670 người, trong đó khu vực nông thôn có nguồn lao động lớn, chiếm tới 79% và phần lớn đều có kinh nghiệm về trồng cây nông lâm nghiệp. Đây là yếu tố thuận lợi để có thể huy động lực lượng này tham gia vào các chương trình phát triển lâm nghiệp.

Đỗ Kim Đồng

28 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh

Kinh tế có tốc độ phát triển khá cao (GDP), bình quân 5 năm 2006 - 2010 ước đạt 10,45%, cơ cấu kinh tế đến hết năm 2010: nông nghiệp chiếm: 39-40%; công nghiệp - xây dựng: 21 - 22%; dịch vụ: 39 - 40%; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 ước đạt 840 USD. Năm 2009 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.939 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 đạt 1.939 tỷ đồng, mức tăng bình quân giai đoạn 5 năm 2005 - 2010 là 16,4%.

Nhìn chung, kinh tế của tỉnh đang đà phát triển mạnh mẽ với sự chuyển dịch cơ cấu tích cực của mỗi ngành, tăng dần tỷ trọng của ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm -

thủy sản. GDP năm sau cao hơn năm trước bình quân 9 - 10% năm. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 85 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn cần sự quan tâm đầu tư, trong đó có sự đóng góp của ngành lâm nghiệp [12].

3.2.3. Thực trạng xã hội * Giao thông, thủy lợi * Giao thông, thủy lợi

Mặc dù hệ thống đường giao thông được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng còn khoảng 30% các tuyến đường đến Ủy ban các xã đã xuống cấp, đi lại khó khăn vào mùa mưa. Hệ thống đường giao thông nhánh vào các khu vực sản xuất lâm nghiệp ít được đầu tư, đặc biệt là những vùng xâu vùng xa của tỉnh, hệ thống đường lâm nghiệp hầu như không có. Hiện tại, đây thực sự là khó khăn lớn cho các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng.

Toàn tỉnh có 840 công trình thủy lợi kiên cố và 2.334 công trình tiêu thủy nông. Nhiều hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nâng cấp, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, đối với khu vực có đất sản xuất lâm nghiệp, công tác thủy lợi lại rất hạn chế.

Đỗ Kim Đồng

29 Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nguồn nước cho sản xuất rất phụ thuộc vào thiên nhiên. Khoảng 50% diện tích thiếu nước sản xuất. Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của dân vùng sản xuất lâm nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống giếng đào, nhưng cũng chỉ được khoảng 30%. Số còn lại phải dùng nước được dẫn từ sông suối về, tiêu chuẩn vệ sinh không đảm bảo.

* Y tế, văn hóa, giáo dục

Hiện nay, toàn tỉnh có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 10 bệnh viện huyện và 3 trung tâm y tế là: Trung tâm y tế dự phòng, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống sốt rét. Số giường bệnh có 1.698 giường, đạt 23,4 giường/vạn dân. Ở cấp cơ sở các xã, phường đều có trạm xá, bình quân mỗi trạm có 3 cán bộ y tế/xã, phường. Số thầy thuốc đạt 30 người/1 vạn dân.

Toàn tỉnh có 25 cơ sở văn hóa thông tin, đạt tỉ lệ 0,34 cơ sở/1 vạn dân, 12 đội thông tin lưu động, 95% số xã có bưu điện văn hóa xã. Các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền về Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt về thông tin, liên lạc cho mọi người dân có nhu cầu trong tỉnh.

Ngành giáo dục có nhiều đổi mới, thu hút đông đảo con em các dân tộc trong độ tuổi đến trường. Cứ 1 vạn dân có 2.544 học sinh, 135 giáo viên đạt mức khá cao so vơi các tỉnh miền núi lân cận. Ngoài ra, ngành giáo dục còn tổ chức các trung tâm kinh tế giáo dục thường xuyên khác. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Nhận xét chung về tình hình dân sinh kinh tế - xã hội:

Nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp đã tạo nêm bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều đổi mới, khang trang và

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY MẮC MẬT (CLAUSENA EXCAVATA BURM.L) TẠI LẠNG SƠN (Trang 33 -95 )

×