Chức năng và nhiệm vụ của các thành viên trong phòng kế toán

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đề xuất một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 30 - 35)

- TT PHÂN CƠ XỬ LÝ.

3.2.3Chức năng và nhiệm vụ của các thành viên trong phòng kế toán

Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán tài vụ)

Kế toán chi Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ và thu Kế toán công nợ và NVL Kế toán ngân Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán tài vụ)

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước công ty về tài khoản của công ty, sổ sách kế toán đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo , điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc tài chính được phân công.

- Chịu trách nhiệm quản lý ghi chép sổ sách kế toán hiện hành, theo dõi thường xuyên các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế toán.

- Trợ giúp cho tổng giám đốc xây dựng phương án dự trù tài chính như: Dự trù ngân sách ngân quỹ, các báo cáo tài chính dự trù, các yêu cầu tài chính nội bộ.

- Thực hiện các báo cáo tài chính cho Tổng giám đốc cũng như Hội đồng quản trị hàng tháng, hàng quí, hàng năm.

- Theo dõi phê duyệt tất cả các phiếu thu, chi, nhập xuất nguyên liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, bảng thanh toán tạm ứng, duyệt giá bán nhân điều thứ phẩm nội tiêu.

- Theo dõi khái quát tất cả các bộ phận kế toán, tham mưu chỉ đạo công việc phòng kế toán.

- Cân đối thu, chi, lượng tiền mặt tồn đọng tại quỹ. - Lập kế hoạch vay nợ ngân hàng, trả nợ vay … 3.2.3.2 Kế toán trưởng chi nhánh:

- Kế toán trưởng chi nhánh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc chi nhánh và chịu sự quản lý về nghiệp vụ tài chính kế toán bởi kế toán trưởng công ty.

- Thực hiện báo cáo tài chính cho giám đốc chi nhánh cũng như cho công ty hàng tháng, hàng quí, hàng năm.

3.2.3.3 Kế toán tổng hợp:

- Theo dõi khái quát tất cả các bộ phận. Xem xét phê duyệt các phiếu thu, chi, nhập, xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm, thanh toán tạm ứng.

- Theo dõi hạch toán chi phí sản xuất phát sinh ở tất cả các bộ phận, tính toán chính xác kịp thời giá thành từng loại sản phẩm được sản xuất.

- Theo dõi kiểm tra chặt chẻ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và dự toán chi phí từng tháng.

- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Theo dõi và kiểm tra các khoản thu nhập tài chính, thu nhập bất thường các khoản chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.

- lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản,…

- Theo dõi số dư các khoản vay, thanh toán, các khoản lãi vay, nợ vay đến hạn thanh toán.

3.2.3.4 Kế toán thanh toán:

- Lập các phiếu thu, chi, tạm ứng, thanh toán tạm ứng phát sinh hàng ngày được duyệt của Ban giám đốc. Từ đó, theo dõi tình hình thu, chi, tạm ứng, tồn quỹ tại quỹ của công ty bao gồm tiền Việt Nam (cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. - Kế toán thanh toán có trách nhiệm mở sổ kế toán thu, chi, tạm ứng, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, vàng bạc, kim khí, đá quý và tính ra số tồn quỹ tức thời tại mọi thời điểm.

- Theo dõi số dư tạm ứng của từng đối tượng nhận tạm ứng và yêu cầu người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng đính kèm với các chứng từ gốc xác minh việc chi tiêu để thanh toán ngay.

- Ngoài ra kế toán thanh toán của công ty còn kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu khác. Kế toán thanh toán lập các phiếu xuất kho, mở sổ chi tiết ghi chép tình hình nhập xuất tồn của từng vật liệu cả về số lượng lẫn giá trị. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết nhập, xuất, tồn vật liệu và đối chiếu với thủ kho xác minh và xử lý kịp thời.

Hình 7: Sơ đồ kế toán thanh toán

(Nguồn: phòng Kế Toán Tài Vụ công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An)

3.2.3.5 Kế toán tiền lương:

Vào ngày 25 mỗi tháng, kế toán tiền lương tổng hợp các bảng chấm công từ phòng tổ chức để lập các bảng lương khối quản lý. Đến ngày 10 mỗi tháng tổng hợp các bảng chấm công từ tổ trưởng mỗi khâu lên bảng lương và các khoản trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ. Từ đó lên các bảng tổng hợp phân tích tình hình sử dụng lao động , quỹ tiền lương , thu nhập bình quân mỗi công nhân để kịp thời báo cáo cho Ban giám đốc.

3.2.3.6 Kế toán ngân hàng:

- Kế toán ngân hàng xem xét , theo dõi số dư tiền gửi căn cứ vào các giấy báo có, nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, sec chuyển khoản, sec bảo chi, …) gửi đến, sau đó kế toán ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ của ngân hàng, thì kế toán ngân hàng phải báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.

- Theo dõi các hợp đồng vay tính dụng, lập các thủ tục hồ sơ vay vốn. Theo dõi các lô hàng nhập khẩu, lập thủ tục hồ sơ mở L/C thanh toán hàng nhập.

Sổ chi tiết Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn. Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập Ghi chú: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi vào cuối tháng

3.2.3.7 Thủ quỹ:

Chịu trách nhiệm quản lý thu, chi quỹ tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu số quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán thanh toán và thủ quỹ phải kiểm tra là để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

3.2.3.8 Kế toán TSCĐ - thuế:

Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn bộ công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt về số lượng, nguyên giá, cơ cấu. Kiểm soát chặt chẻ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. Theo dõi, ghi chép chặt chẻ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.

+ Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ.

+ Ngoài ra kế toán lập các bảng kê khai thuế hàng tháng báo cho Cục thuế.

+ Lập các hồ sơ hoàn thuế gửi Cục thuế hàng tháng, báo cáo cho Cục thuế xem xét đối chiếu lại với bảng kê khai.

+ Mở sổ chi tiết theo dõi sự hình thành và sử dụng từng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở quất toán về nguồn vốn khi công trình hoàn thành.

3.2.3.9 Kế toán nguyên vật liệu và công nợ:

- Kế toán có nhiệm vụ lập phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu hàng hoá, thành phẩm, phiếu xuất nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ, lập các hoá đơn giá trị gia tăng, theo dõi và lưu các hợp đồng.

- Phản ánh và giám sát kế hoạch tiêu thụ thành phẩm. Tính toán chính xác doanh thu bán hàng tức thời.

- Các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệt và bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá Liên ngân hàng qua đổi tại thời điểm phát sinh. Cuối niên độ kế toán số dư nợ phải trả bằng ngoại tệ phải được điều chỉnh chênh lệch tỷ giá thực tế bình quân Liên ngân hàng tại thời điểm đó để phản ánh giá trị thực của chúng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đề xuất một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 30 - 35)