Thực trạng về cơ sở pháp lý kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 88 - 95)

HẢI QUAN Ở VIỆT NAMHẢI QUAN Ở VIỆT NAM

3.2.1 Thực trạng về cơ sở pháp lý kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Cơ sở pháp lý về KTSTQ về trị giá hải quan của hải quan Việt Nam được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật về KTSTQ và TGHQ trong quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam phù hợp với các Hiệp định, hiệp ước đã ký kết.

Hoạt động KTSTQ đang được quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Nghị định 154, và các Thông tư hướng dẫn ban hành. Khi thực hiện nghiệp vụ KTSTQ về trị giá hải quan, ngoài việc tuân thủ các quy định trong lĩnh vực KTSTQ, cán bộ thực hiện cuộc kiểm tra phải tuân thủ theo các văn bản điều chỉnh đến nghiệp vụ trị giá hải quan. Về cơ bản, hệ thống cơ sở pháp lý được quy định trong hệ thống văn bản sau:

*) Giai đoạn trước khi Luật Hải quan sửa đổi 2005 có hiệu lực. - Về nghiệp vụ KTSTQ:

Trước năm 1990, ngành Hải quan hoạt động theo quy định của điều lệ Hải quan năm 1960. Sau năm 1990, ngành Hải quan có pháp lệnh Hải quan. Pháp lệnh Hải quan được xây dựng và ban hành trước Hiến Pháp năm 1992 và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý Nhà Nước về Hải quan nên nhiều nội dung không tương thích với các văn bản pháp luật khác. Đề cập đến nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan lần đầu tiên được quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 quy định về thủ tục hải quan, giám sát và lệ phí hải quan được gọi là “ kiểm tra sau giải phóng hàng” với quy định cụ thể sau đây:

“ Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ hải quan của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan có yêu cầu.

Cơ quan hải quan thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan hoặc qua các nguồn tin khác, mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thì được phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng”[10,tr 3]

Trong giai đoạn này, quyền KTSTQ của công chức Hải quan chỉ thực hiện khi công chức hải quan phát hiện có sự sai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Khi Luật Hải quan năm 2001 có hiệu lực, cùng với yêu cầu ứng dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như yêu cầu thực hiện các điều ước quốc tế, cam kết của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Hải quan Việt Nam với các nước trong khu vực và các tổ chức trên thế giới (WCO, WTO, ASEAN, APEC) và yêu cầu tiếp cận kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến về Hải quan cụ thể là dùng phương pháp kiểm tra xác suất, trọng điểm trên cơ sở phân tích, tổng hợp các yếu tố có liên quan đến giao dịch, chu chuyển hàng hoá thương mại, hạn chế các biện pháp và lưu lượng phải kiểm tra trong quá trình thông quan, thực hiện nguyên tắc “giảm tiền kiểm” “tăng hậu kiểm”. Nhưng hậu kiểm không tràn lan mà có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, Hải quan Việt Nam mới chính thức triển khai hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

Thông tư 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính được ban hành hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng trong đó KTSTQ chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. Tuy nhiên khi triển khai công tác KTSTQ, công chức hải quan đã gặp rất nhiều khó khăn bởi vì chỉ khi có chứng cứ rõ ràng về dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng KTSTQ thì công tác KTSTQ mới được tiến hành.

- Về trị giá hải quan:

Ở Việt Nam, việc tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên trị giá hàng hóa. Hệ thống xác định trị giá hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập

khẩu được vận hành dựa trên các văn bản pháp quy tại Điều 7 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm 1993 quy định:

“Cơ sở định giá tính thuế:

Đối với hàng xuất khẩu, là giá bán tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng; Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp đồng;

Trong trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Hội đồng Bộ trưởng quy định;”[39, tr5]

Điều 7 Nghị định 54/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hướng dẫn: “Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc mua hàng.” Tuy nhiên, đối với các trường hợp giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tối thiểu tại cửa khẩu hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác không phải là mua bán, không thanh toán qua ngân hàng thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tại cửa khẩu. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan căn cứ nguyên tắc xác định giá tính thuế để quy định giá mua bán, giá bán tối thiểu.

Tại Thông tư 82/1997/TT-BTC ngày 11/11/1997; thông tư 92/1999/TT- BTC ngày 24/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp giá tính thuế theo hợp đồng ngoại thương theo đó chỉ quản lý một số nhóm hàng nhà nước quản lý giá, phải áp giá theo giá tối thiểu quy định tại bảng giá, các nhóm hàng khác nếu đủ điều kiện được áp giá tính thuế theo giá thực tế ghi trên hợp đồng mua bán (theo nguyên tắc của trị giá GATT/WTO) .

*) Giai đoạn từ khi Luật Hải quan sửa đổi 2005 có hiệu lực đến nay.

Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 được ban hành đã khắc phục được khó khăn trên của công tác KTSTQ. Theo Luật Hải quan được sửa đổi, bổ sung

năm 2005 tất cả nội dung kiểm tra sau thông quan được quy định Điều 32, trong đó chỉ rõ các trường hợp kiểm tra sau thông quan bao gồm: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm và kiểm tra dựa vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, thời hạn kiểm tra là 5 năm đồng thời cũng quy định Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan, trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan.

Tại Nghị định hướng dẫn Luật Hải quan theo Nghị định 154/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005, hoạt động kiểm tra sau thông quan được chi tiết tại 08 điều bao gồm: Điều 64: Các trường hợp kiểm tra; Điều 65 : Nội dung kiểm tra; Điều 66: phương pháp kiểm tra; Điều 67: Thẩm quyền quyết định kiểm tra; Điều 68: Thời hạn kiểm tra; Điều 69: Xử lý kết quả kiểm tra; Điều 70: Quyền và nghĩa vụ của người được kiểm tra; Điều 71: Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra. Trong đó Điều 64 đã quy định cụ thể, chi tiết các trường hợp kiểm tra sau thông quan là: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan hoặc xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan; Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan … Đây là cơ sở để cơ quan hải quan quyết định tiến hành KTSTQ đối với các đối tượng kiểm tra.

Từ năm 2005 đến nay, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về KTSTQ theo từng thời kỳ đã có sự thay đổi để dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý kiểm tra sau thông quan. Cụ thể:

Ngày 15/12/2005 Bộ Tài Chính ban hành thông tư 114/2005/TT-BTC về hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thông tư này phạm vi của hoạt động KTSTQ được mở rộng, cụ thể:

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đó đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có)”.[4, tr5]

Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu đã có nội dung hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan tại Chương 1 Phần VI thay thế cho Thông tư 114/2005/TT-BTC.

Năm 2010, thay thế thông tư 79/2009/TT- BTC là thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài Chính trong đó, với phần IV, thông tư quy định khá chi tiết về kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Trong đó, chương I (Hướng dẫn chung về KTSTQ, thanh tra thuế); chương II (Hướng đẫn cụ thể, mục 1: kiểm tra sau thông quan, mục 2: thanh tra thuế, mục 3: tổ chức kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế; Theo đó , áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong KTSTQ để quyết định việc kiểm tra hoặc không kiểm tra, kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với đối tượng kiểm tra.

Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thay thế cho thông tư 194/2010 TT- BTC ngày 06/12/2010. Thông tư 128/2013/ TT- BTC được xem là nền tảng của hoạt động kiểm tra sau thông quan trong thời điểm hiện nay, đây là cơ sở pháp lý cụ thể, chi tiết nhất (từ điều 139-147), mang tính định hướng cho hoạt động của lực lượng kiểm tra sau thông quan.

Ngoài ra, còn có các văn bản liên quan đến nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đã ban hành trong các năm như sau:

Quyết định 33/2006/QĐ-BTC được Bộ Tài chính ban hành 06/06/2006 củng cố chức năng nhiệm vụ của Cục KTSTQ.

Quy trình KTSTQ đã được ban hành trong thời gian qua theo các quyết định như: Quyết định 1564/TCHQ/QĐ/KTSTQ cửa Tổng cục Hải quan ngày 2/12/2003; Quyết định 621/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 29/3/2006; Quyết định 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009 về quy trình nghiệp vụ KTSTQ, kiểm tra thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu doTổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành. Những quyết định này đã hết hiệu lực và được

thay thế bằng Quyết định 3550/QĐ-TCHQ ngày 1/1/2013 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Ngoài ra, để tăng cường công tác KTSTQ, Tổng Cục trưởng tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 800/CT – TCHQ 01/03/2006 về việc tăng cường công tác KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Về trị giá hải quan:

Từ năm 2005, được xem là giai đoạn hoàn thiện, đồng bộ toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn công tác xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT (từ Luật đến Nghị định, Thông tư hướng dẫn), đồng thời đây cùng là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi hoàn toàn của hệ thống xác định trị giá quốc gia sang hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT.

Việc ban hành Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, là một bước tiến dài trong quá trình thực hiện Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO. Tại điều 7 chương II, Nghị định số 40/14, 2007/NĐ- CP, nêu rõ:

“ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch.

Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.”[14, tr5]

Nghị định cũng đã quy định rất cụ thể 6 phương pháp xác định giá tính thuế theo đúng nội dung và đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO.

Để hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính . Thông tư này đã kế thừa những nội dung chính tại Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 và sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tế công tác quản lý giá. Thông tư được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc: tuân thủ và áp dụng đầy đủ Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO và tuân thủ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 thông tư này đã nêu rõ việc xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập

khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.

Tại Điều 3 và Điều 10, thông tư số 205/2010/TT-BTC cũng nêu rõ nguyên tắc xác định trị giá hải quan như sau:

a, Đối với trị giá hải quan nhằm mục thống kê (gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê là trị giá tính thuế.

+ Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:

* Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF, giá DAF);

* Đối với hàng hoá xuất khẩu, là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).

b) Đối với trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương pháp sau:

Về nguyên tắc: Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợp với các chứng từ có liên quan.

Trên cơ sở nguyên tắc xác định giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu nêu trên thì phương pháp xác định giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hoá đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá thực xuất khẩu… [6, tr7, tr8]

Đầu năm 2014 , thông tư số 29/2014/TT-BTC ngày 22/2/2014 đã được ban hành với nội dung về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT- BTC.

Liên quan đến cơ sở pháp lý về xác định trị giá hải quan, còn có các văn bản kèm theo như: Quyết định số 1102/QĐ-BTC ngày 21/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá: Quyết định này tạo khung pháp lý cho việc thu thập thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra, tham vấn giá; Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w