Khái niệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 35 - 37)

TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN

2.2.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan. Nghiệp vụ này được hình thành và phát triển cùng với việc hình thành và phát triển của khoa học về quản lý rủi ro và được hầu hết các nước, vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức hải quan thế giới (WCO) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) áp dụng.

Kiểm tra sau thông quan không phải là một lĩnh vực khoa học riêng rẽ, độc lập, mà là hoạt động nghiệp vụ được gắn kết trong tổng thể mối quan hệ của toàn bộ hoạt động kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi thương mại nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực các thông tin do các đối tượng có hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu đã khai báo với cơ quan Hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, chứng từ ngân hàng, chứng từ kế toán...có liên quan đến hàng hoá xuất, nhập khẩu. Hay nói một cách khác, kiểm tra sau thông quan là sự đối soát giữa nguồn thông tin do chủ hàng khai báo trên bộ hồ sơ hải quan với nguồn thông tin do công chức hải quan thu thập từ các chứng từ thương mại, chứng từ ngân hàng, chứng từ kế toán...theo qui định của pháp luật. Do vậy, đa phần các nước gọi nghiệp vụ này là “Kiểm toán sau thông quan” (Post Clearance Audid - PCA) hoặc “Kiểm toán hải quan” (Customs Audid - CA), Theo đó, phạm vi kiểm tra sau thông quan xét về mặt nguyên tắc không chỉ bó hẹp trong các trường hợp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan mà cơ quan hải quan có quyền kiểm tra đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

Kiểm tra sau thông quan là kiểm tra sâu đối với hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. Kiểm tra sau thông quan có

thể thực hiện tại trụ sở Hải quan cũng có thể thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp tùy theo nội dung và yêu cầu của việc kiểm tra sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan nhằm làm rõ những nghi vấn về sự không phù hợp giữa hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp đã kê khai với tình hình thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung hay đối tượng của kiểm tra sau thông quan bao gồm nhiều lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu như kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số hàng hóa, thuế suất thuế nhập khẩu; kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa; kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực gia công, sản xuất- xuất khẩu; kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư; kiểm tra sau thông quan chính sách mặt hàng và kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá. Có thể nói rằng, kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là nội dung then chốt, là lĩnh vực quan trọng nhất của kiểm tra sau thông quan. Chính vì vậy, kiểm tra xác định tính chính xác tính trung thực trong khai báo về trị giá hải quan là nội dung cốt yếu và quan trọng nhất trong toàn bộ nội dung của công tác kiểm tra sau thông quan.

Kiểm tra sau thông quan ở các nước có thể có sự khác nhau về tên gọi hoặc hình thức tổ chức kiểm tra nhưng đều giống nhau ở chỗ là chức năng nhằm ngăn chặn và phát hiện gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận thương mại qua trị giá hải quan. Theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), một hệ thống kiểm tra sau thông quan đủ mạnh phải có khả năng ngăn chặn và phát hiện gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận qua trị giá hải quan, cho dù trị giá hàng hóa nhập khẩu được xác định theo bất cứ phương pháp nào. Do tất cả mọi chi phí hoạt động thực tế có liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế đều phải được phản ánh đầy đủ vào trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên mục đích của việc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là phải tìm được tất cả các chi phí có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã xảy ra trong thực tế, làm căn cứ để kiểm tra mức độ chính xác, trung thực của trị giá hải quan đã khai báo. Một yêu cầu đặt ra là mọi chi tiết được đưa ra trong quá trình KTSTQ về TGHQ đều phải có bằng chứng, chứng cứ rõ ràng, cụ thể và hợp pháp [27, tr14]

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w