Kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 73 - 75)

TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN

2.4.3. Kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc

Là một trong số cơ quan hải quan tiên tiến trong Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), hải quan Hàn Quốc luôn chú trọng vào công tác cải cách quy trình quản lý nghiệp vụ hải quan. Những phương pháp KTSTQ cũng như KTSTQ về trị giá hải quan của hải quan Hàn Quốc được đánh giá rất cao, là hình mẫu cho nhiều cơ quan hải quan trên thế giới học hỏi.

Trong công tác kiểm tra sau thông quan nói chung và kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan nói riêng, có thể thấy rõ các điểm nổi bật của hải quan Hàn quốc như:

Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp kiểm tra: Hải quan Hàn Quốc kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra trong quá trình KTSTQ như kiểm tra giao dịch, kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra toàn diện một cách linh hoạt..

Phương pháp kiểm tra tức thì được tiến hành ngay khi hàng hóa được thông quan tập trung vào những lô hàng có dấu hiệu nghi vấn về trị giá. Nhân viên hải quan tập trung xem xét, thẩm tra lại hồ sơ, tài liệu, thẩm tra làm rõ trị giá giao dịch và thông báo cho nhóm nhân viên giao dịch về những trường hợp cần kiểm tra cũng như phương thức kiểm tra. Sau đó, nhóm nhân viên giao dịch sẽ tiến hành kiểm tra các trường hợp được chỉ định theo từng mặt hàng và nhập kết quả vào hệ thống điện tử.

Bên cạnh phương pháp kiểm tra tức thì, hải quan Hàn Quốc cũng tiến hành các phương pháp kiểm tra như kiểm tra có kế hoạch đối với những doanh nghiệp không tin cậy, được coi có mức độ rủi ro cao trong việc cố tình trốn thuế hoặc không chấp hành hướng dẫn tự nguyện tuân thủ về trị giá hải quan. Phương pháp kiểm tra toàn diện là mục tiêu hướng đến của ngành Hải quan Hàn Quốc trong tương lai. Thực tế, kiểm tra toàn diện nhằm mục đích thiết lập một hệ thống kiểm tra “định hướng tương lai” với việc quan tâm đến một “giải pháp cơ bản” hơn là trừng phạt các doanh nghiệp và các đại lý làm thủ tục hải quan vi phạm.[16][35]

Xây dựng một Trung tâm xử lý phân tích thông tin trên mạng phục vụ cho công tác KTSTQ về TGHQ: Với khả năng tích hợp dữ liệu thông quan, khấu trừ thuế quan, tỷ giá hối đoái, giao dịch ngoại tệ,...trung tâm xử lý phân tích thông tin phục vụ cho việc phân tích thông tin về trị giá một cách có hiệu quả hơn. Hệ thống này đã thích ứng tốt với công cụ tính toán tin học cho người sử dụng trong hoạt động. Khi các doanh nghiệp không tin cậy được chọn là mục tiêu của kiểm tra có kế hoạch, thông qua chuyến khảo sát tới các công ty của nhóm nhân viên kiểm tra thông tin nhà nhập khẩu và xem xét dữ liệu thông quan, dữ liệu thương mại cũng như tài khoản của các công ty.

Trong trường hợp nếu hải quan phát hiện bất cứ dấu hiệu vi phạm nào, vụ việc sẽ được chuyển đến đơn vị điều tra.

Chú trọng nâng cao sự tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan:

Trong thực tế, hoạt động khai báo xuất nhập khẩu của doanh nghiệp với cơ quan hải quan diễn ra hoàn toàn tự động thông qua phương tiện điện tử. Những điều khoản khai báo và mẫu đơn từ được lưu trữ trong hệ thống và những dữ liệu này được sử dụng trong việc phân tích thông tin qua công cụ tính toán tin học cho người sử dụng. Nhóm phân tích thông tin của hải quan - những người có trách nhiệm kiểm tra thông tin liên quan tới KTSTQ một cách độc lập từ những số liệu phân tích điều tra - sử dụng công cụ tính toán tin học cho người sử dụng xem xét việc phân loại hàng hoá, trị giá tính thuế nội địa và khấu trừ thuế có hợp lệ hay không. Ngoài ra, các nhân viên hải quan còn sử dụng phương pháp phân tích giá nhập khẩu để xác định mức độ rủi ro cao, khai báo giả trong hoạt động khai báo nhập khẩu và chứng từ khai báo.

Thông qua việc phân tích thông tin, trong trường hợp nếu khai báo có mức độ rủi ro cao được lựa chọn kiểm tra, nhóm phân tích thông tin thông báo các việc tới cục hải quan có liên quan nhằm hướng dẫn tự nguyện tuân thủ và tự khai báo. Hải quan Hàn Quốc còn soạn thảo một cuốn cẩm nang hướng dẫn tự nguyện tuân thủ và tự khai báo cung cấp cho tất cả những nhà nhập khẩu và những nhà đại lý làm thủ tục hải quan nhằm tăng cường độ chính xác trong khai báo và tự nguyện tuân thủ của các nhà nhập khẩu, người khai báo. Bên cạnh đó, hải quan Hàn quốc sử dụng phương pháp quản lý nhà nhập khẩu tin cậy như một nổ lực trong cung cách quản lý là phụ thuộc vào sự tự chấp hành của doanh nghiệp. Nói một cách khác, với nỗ lực hạn chế sự tham gia của hải quan trong hoạt động thông quan đối với những “doanh nghiệp tin cậy” được hải quan đánh giá mức độ tự chấp hành cao, Hải quan Hàn Quốc có thể tập trung nguồn nhân lực và phương tiện của mình vào các “doanh nghiệp không được tin cậy’’.[16] [67]

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w