Gian lận trị giá hải quan và các hình thức gian lận qua trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 60 - 66)

TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN

2.3.1 Gian lận trị giá hải quan và các hình thức gian lận qua trị giá hải quan.

vực công tác khác như thanh tra, kiểm tra thuế, chứng khoán, kho bạc, dự trữ...cũng có tình hình tương tự. Trong những lĩnh vực công tác này cũng đã ban hành đầy đủ về quy trình thanh tra, kiểm tra khá cụ thể, các bộ phận chức năng cũng tuân thủ thực hiện các khâu công việc theo đúng trình tự của quy trình, nhưng kết quả đạt được vẫn rất thấp vì nội dung và cách làm trong từng khâu công việc đã làm chưa đúng, chưa đủ nên kết quả không cao.Ví dụ, thanh tra thuế nhưng không có dữ liệu về doanh nghiệp, không có ngân hàng dữ liệu về thông tin của cơ quan thuế để đối chiếu, so sánh, tham khảo nên không thực hiện được yêu cầu về quản lý rủi ro và cuối cùng phải chấp nhận theo khai báo của doanh nghiệp. Ngược lại trong một số lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, ngoài việc quy định về các quy trình thủ tục khá chặt chẽ còn có quy định và hướng dẫn chi tiết về nội dung và cách làm mang tính chuẩn mực cho từng công việc cụ thể như thế nào là giá gốc, thế nào là tài sản, doanh thu, chi phí...cách ghi nhận tài sản theo giá gốc, cách ghi nhận doanh thu, chi phí... để bảo đảm cho việc thực hiện có căn cứ, đầy đủ và thống nhất. Công tác kế toán, kiểm toán được thực hiện theo những chuẩn mực quy định chung chẳng những giúp cho việc thực hiện thống nhất trong các doanh nghiệp mà còn giúp các ngành liên quan (như thanh tra, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm...) có căn cứ để giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể hiểu và xác định được mức độ tin cậy vào các báo cáo kết quả công tác kế toán của doanh nghiệp.

2.3 Sự cần thiết khách quan của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan hải quan

2.3.1 Gian lận trị giá hải quan và các hình thức gian lận qua trị giá hải quan. hải quan.

2.3.1.1 Gian lận trị giá hải quan và động cơ gian lận trị giá hải quan.

Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan hải quan để lẩn trốn hoặc làm giảm thấp các khoản thuế và các khoản thu khác phải nộp cho Nhà nước. Việc xác định khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan đã được hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế, nay là tổ chức Hải quan quốc tế (WCO) thảo luận nhiều

lần. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế, tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa như sau: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính".

Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại do WCO cũng đưa ra nhiều hình thức về gian lận thương mại như: gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại qua xác định mã số HS, gian lận thương mại qua số lượng, trọng lượng hàng hóa, gian lận thương mại qua trị giá…Trong số các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan, gian lận thương mại qua trị giá hải quan được đánh giá là một điểm yếu của hệ thống quản lý hải quan ở các nước đang phát triển. Gian lận thương mại qua trị giá hải quan là việc doanh nghiệp khai báo không chính xác giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng những lợi ích không chính đáng. Cũng như mọi hành vi gian lận hay hành vi vi phạm pháp luật, mỗi hành vi đều có một động cơ hay nhiều động cơ khác nhau. Xét theo góc độ quản lý của hải quan thì động cơ chủ yếu thúc đẩy các hành vi gian lận qua trị giá hải quan là chủ hàng muốn thu lợi riêng cho bản thân mình, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước như:

- Trốn tránh các khoản thuế và lệ phí phải nộp.

- Nhập những mặt hàng đang bị cấm hoặc hạn chế nhập

- Kê khai sai nguồn gốc xuất xứ để kiếm lời hay trốn tránh các chương trình thương mại đặc biệt.

- Để tiếp tục duy trì cạnh tranh hoặc để chiếm lĩnh thị trường nói riêng có sức cạnh tranh quyết liệt.

Như vậy: Gian lận thương mại qua trị giá hải quan là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu bằng cách khai không chính xác trị giá giao dịch, cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, để trốn tránh sự quản lý, kiểm soát của nhà nước nhằm hưởng lợi từ những hành vi gian lận đó.

Nhận rõ nội dung gian lận trị giá hải quan và động cơ gian lận trị giá hải quan sẽ giúp cho việc phòng ngừa và chống gian lận trị giá hải quan đạt kết quả cao hơn.

2.3.1.2 .Các hình thức gian lận thương mại qua trị giá hải quan

Các hình thức phổ biến về gian lận thương mại qua trị giá hải quan như: - Khai báo trị giá hải quan thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán.

- Khai báo trị giá hải quan cao hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán.

- Khai báo sai trên hóa đơn gây ảnh hưởng đến trị giá hải quan.

* Khai báo trị giá Hải quan thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán

Khai báo trị giá hải quan thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán là hình thức gian lận phổ biến nhất, hành vi này có thể thực hiện vì một trong nhiều lý do như:

+ Để giảm số thuế phải nộp trong những trường hợp thuế và thuế suất được xác định theo trị giá hàng hóa. Đối với các nước áp dụng hệ thống tính thuế theo giá thì hình thức gian lận này là phổ biến nhất vì khi thuế và thuế suất phụ thuộc vào trị giá hàng hóa thì số thuế phải nộp sẽ ít hơn khi người nộp thuế khai báo trị giá thấp hơn thực tế.

+ Trong những trường hợp có sự phân biệt giữa nhập khẩu chính thức và nhập khẩu không chính thức. Hình thức gian lận này xảy ra khi các nước có sự phân biệt giữa nhập khẩu chính thức và nhập khẩu không chính thức dựa trên giá trị hay mục đích sử dụng và gian lận có thể xảy ra khi lô hàng nhập khẩu có nghi vấn được chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chí để được coi là lô hàng không chính thức. Vì như thế, có khả năng tránh được sự kiểm soát và phát hiện của cơ quan Hải quan.

+ Trong trường hợp để vi phạm các hạn ngạch. Trong trường hợp có hạn ngạch hoặc đối với số lượng tuyệt đối của hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc khi thuế suất bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng hóa nhập khẩu (thuế lũy tiến theo trị giá nhập khẩu) sẽ tạo nguy cơ gian lận. Điều này là hoàn toàn đúng khi trị giá hàng hóa được sử dụng để xác định hạn ngạch. Việc khai thấp trị giá sẽ có lợi về hạn ngạch hoặc tránh được hạn ngạch.

+ Trong một số trường hợp, có thể được hưởng mức thuế suất thuận lợi hơn khi việc phân loại và thuế suất có thể phụ thuộc vào trị giá hàng hóa.

Các phương thức gian lận có thể xảy ra khi khai báo trị giá hải quan thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán điển hình như:

(i) Lập hóa đơn kép: Người xuất khẩu sẽ lập hai hóa đơn, trong đó hóa đơn ghi trị giá thấp sẽ xuất trình cho cơ quan Hải quan, hóa đơn ghi trị giá cao được nhà nhập khẩu giữ lại làm chứng từ thanh toán.

(ii) Lập hóa đơn giả: Sử dụng hóa đơn không đúng, hóa đơn này ghi số lượng và/hoặc trị giá thấp hơn thực tế

(iii) Thanh toán từng phần: Trong đó hóa đơn không thể hiện các khoản đã thanh toán trước đó hoặc các khoản thanh toán khác như khoản thanh toán cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán vào tổng trị giá mà chỉ ghi số tiền còn lại lần cuối phải thanh toán. Phương thức này thường được sử dụng khi hàng hóa được đặt cọc trước một khoản tiền, hoặc một phần nguyên liệu được cung cấp từ người thứ ba.

(iv) Không tính hoặc không khai báo trị giá các khoản trợ giúp, phí bản quyền, phí giấy phép là rất phổ biến. Theo quy định, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo những chi phí này trong khi làm thủ tục Hải quan, nhưng lợi dụng việc phát hiện ra những chi phí này thường rất khó khăn nên doanh nghiệp thường không khai hoặc có khai báo thì cũng thấp hơn thực tế phải thanh toán.

(v) Không khai báo chi phí hoa hồng bán hàng hoặc doanh nghiệp khai hoa hồng bán hàng thành hoa hồng mua hàng, vì hoa hồng mua hàng không phải điều chỉnh cộng vào trị giá tính thuế.

(vi) Không khai hoặc khai thấp chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp thường khai thành chi phí vận chuyển nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu.

(vii) Không khai báo về mối quan hệ đặc biệt hoặc có khai thì doanh nghiệp cũng cố gắng chứng minh rằng mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến việc xác định trị giá hàng hóa.

(viii) Nếu xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá tính toán thì doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp sai lệch số liệu về chi phí sản xuất lấy từ nhà sản xuất mặt hàng đó. Vì thường thì cơ quan Hải quan ít có điều kiện xác minh số liệu của nhà sản xuất.

(ix) Mô tả sai hàng hóa ghi trên hóa đơn, nghĩa là người nhập khẩu có thể chứng minh giá thấp của hàng hóa có chất lượng A bằng cách khai báo trên hóa đơn là hàng hóa đó có chất lượng B. Hoặc khai báo hàng hóa hoàn chỉnh thành các dạng linh kiện rời, không đồng bộ.

* Khai báo trị giá hải quan cao hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán.

Đa số các trường hợp khai báo trị giá sai là khai thấp hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, tuy nhiên cũng có khả năng khai báo giá cao hơn so với thực tế, trong những trường hợp sau:

+ Khi giao dịch liên quan đến giá chuyển nhượng và khi thuế nội địa mà các công ty, tập đoàn phải nộp theo lợi nhuận cao hơn thuế nộp theo lợi nhuận ở nước xuất khẩu thì trị giá hải quan được khai tăng một cách giả tạo để giảm số thuế nội địa phải nộp ở nước nhập khẩu. Do đó trong các trường hợp giá chuyển nhượng giữa các công ty có quan hệ đặc biệt với nhau thì trị giá hải quan được khai tăng một cách giả tạo để giảm số thuế nội địa phải nộp (hoạt động chuyển giá).

+ Khi hàng hóa có thuế suất thấp thì trị giá được khai báo cao hơn thực tế, và đối với hàng có thuế suất cao thì trị giá được khai báo thấp hơn thực tế. Nghĩa là trong một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại hàng hóa khác nhau và có mức thuế suất khác nhau, người nhập khẩu sẽ khai báo trị giá cao hơn thực tế đối với mặt hàng có thuế suất thấp, người bán hàng vẫn nhận đủ tổng số tiền bán hàng nhưng khi nộp thuế thì người nhập khẩu sẽ phải nộp ít thuế hơn (chủ yếu là thuế gián thu).

+ Doanh nghiệp khai tăng trị giá để tăng phần góp vốn đầu tư, có lợi cho bên đầu tư nước ngoài, gây thiệt hại cho bên nhận đầu tư.

+ Khai trị giá cao hơn để tránh các hạn ngạch, thay vì khai thấp trị giá trong trường hợp khi có các giới hạn về hạn ngạch.

+ Cố ý ngăn cản hay né tránh điều tra để tránh áp dụng thuế chống phá giá hay thuế phụ thu. Vì trong một số trường hợp, việc khai giá thấp có thể gây nghi ngờ và có thể dẫn đến hoạt động điều tra, và đôi khi kết quả các các cuộc điều tra này sẽ dẫn đến các khoản thuế phải nộp lớn hơn.

+ Trong những trường hợp phân loại và thuế suất phụ thuộc vào trị giá hàng hóa. Trị giá càng cao, thuế suất càng thấp. Do vậy, khai trị giá cao hơn thực tế để tận dụng lợi thế về thuế suất, điều này vẫn đúng vì “thiệt thòi” do khai trị giá thấp hơn “lợi ích” thu được do thuế suất thấp và kết quả cuối cùng là số thuế phải nộp vẫn thấp hơn luật định.

Các hình thức gian lận có thể xảy ra khi khai báo trị giá hải quan cao hơn so với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán điển hình như:

(i) Lập hóa đơn kép: Người xuất khẩu sẽ lập hai hóa đơn, trong đó hóa đơn ghi trị giá cao sẽ xuất trình cho cơ quan Hải quan, hóa đơn ghi trị giá thấp được nhà nhập khẩu giữ lại làm chứng từ thanh toán.

(ii) Lập hóa đơn giả: Sử dụng hóa đơn không đúng, hóa đơn này ghi số lượng và/hoặc trị giá cao hơn thực tế

(iii) Có thể khai báo trị giá các khoản trợ giúp, phí bản quyền, phí giấy phép, chi phí hoa hồng bán ..vv không đúng với thực tế với mục đích làm tăng trị giá giao dịch.

(iv) Khai tăng giá trị của linh kiện phụ tùng đầu vào bằng hoặc cao hơn giá trị của sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu kinh doanh hoặc nhập khẩu bộ linh kiện không đồng bộ, thiếu một vài chi tiết, gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xác định trị giá tính thuế

(vi) Lợi dụng quy định về hàng khuyến mại, hàng bảo hành để gian lận thuế để khai tăng trị giá tính thuế để có lợi trong những những trường hợp chuyển giá.v.v

(vii) Nếu xác định trị giá theo phương pháp trị giá tính toán thì doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp sai lệch số liệu về chi phí sản xuất lấy từ nhà sản xuất mặt hàng đó. Vì cơ quan Hải quan không có điều kiện xác minh số liệu của nhà sản xuất.

(viii) Mô tả sai hàng hóa ghi trên hóa đơn, nghĩa là người nhập khẩu có thể chứng minh giá cao của hàng hóa có chất lượng A bằng cách khai báo trên hóa đơn là hàng hóa đó có chất lượng B.

* Khai báo sai trên hóa đơn gây ảnh hưởng đến trị giá hải quan.

Khai báo sai trên hóa đơn có thể ảnh hưởng đến trị giá hàng hóa, ví dụ trong những trường hợp phổ biến như miêu tả hàng hóa có chất lượng A là có chất lượng B; khai báo kim loại quý là kim loại thường hoặc không chỉ rõ thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa.

Việc khai báo sai trên hóa đơn có thể hỗ trợ cho hành vi khai báo trị giá thấp hoặc khai trị giá cao hơn thực tế. Cụ thể có các phương thức phổ biến như:

+ Khai sai trên hóa đơn về số lượng hay trọng lượng hàng hóa dẫn đến trị giá không đúng với thực tế.

+ Khai sai về mục đích sử dụng cuối cùng của hàng hóa trong trường hợp mục đích sử dụng cuối cùng quyết định thuế suất áp dụng.

+ Khai báo sai trị giá nhằm tránh hạn ngạch hoặc tránh thuế phụ thu, thuế chống phá giá ..để tránh nộp những loại thuế này.

+ Khai sai nhằm đưa một loại hàng hóa nào đó vào thị trường nước nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa đó bị giới hạn hoặc cấm nhập.

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w