Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 70 - 72)

TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN

2.4.1. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản

Bộ phận kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản trực thuộc Vụ kiểm tra sau nhập khẩu và kiểm soát hải quan vùng và là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra xác định trị giá Hải quan. Ngay từ khi gia nhập Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO từ năm 1981, Nhật Bản đã tuân thủ Hiệp định một cách chặt chẽ, theo đó, trong các phương pháp xác định trị giá

hải quan hàng nhập khẩu vào Nhật Bản chủ yếu xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.[16]

Công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Hải quan Nhật Bản có những nét đặc trưng cơ bản như:

Quyền được KTSTQ về TGHQ được quy định cụ thể chi tiết: Những quyền của nhân viên Hải quan được phép tiến hành trong quá trình KTSTQ nói chung cũng như KTSTQ về TGHQ nói riêng đươc quy định trong Luật Hải quan Nhật Bản. Ví dụ: Quyền chất vấn người nhập khẩu (doanh nghiệp) ; quyền được phúc tập các sổ sách và tài liệu liên quan đến hàng hoá nhập khẩu - hoặc quyền được kiểm tra hàng hoá được quy định tại Điều 105 Luật Hải quan Nhật Bản. Hay trong trường hợp người đại diện cho doanh nghiệp kiểm tra khi bị KTSTQ có những hành vi gian lận trong khai báo, hoặc khai báo không đúng sự thật, hoặc cản trở nhân viên hải quan tiến hành nhiệm vụ, hay có bất kỳ hành động chống đối nào, sẽ bị phạt vi phạm hành chính - Điều 114 Luật Hải quan Nhật Bản.

Phương pháp KTSTQ về TGHQ: Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Hải quan Nhật Bản cũng dựa trên phương pháp quản lý rủi ro, tập trung vào những đối tượng có khả năng gian lận cao ví dụ như các trường hợp mà số thuế chênh lệch bị phát hiện vượt trội. Trong quá trình kiểm tra, nhân viên hải quan chỉ yêu cầu những tài liệu cần thiết, khuyến khích người nhập khẩu đưa ra bản khai chính xác để giảm bớt mức thuế bắt buộc của họ đồng thời làm giảm chi phí và tăng hiệu quả của quá trình kiểm tra.

Phỏng vấn và kiểm tra chứng từ là hai kỹ năng nghiệp vụ được nhân viên Hải quan Nhật Bản sử dụng chủ yếu trong quá trình kiểm tra. Trong đó, đối tượng chính trong phỏng vấn là người nhập khẩu và những người nhận hàng nhập khẩu (người nhập khẩu thực tế) và đối tượng phụ là đại lý hải quan, đại lý kho bãi, người vận chuyển, người mua sau nhập khẩu, công ty con và những người có liên quan khác. Khi tiến hành bước kiểm tra tại doanh nghiệp, nhân viên Hải quan sẽ tập trung vào kiểm tra các chứng từ chủ yếu như tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, hóa đơn, chứng nhận xuất xứ…các chứng từ liên quan đến vận chuyển: vận tải đơn, hợp đồng bảo hiểm…, hợp đồng (hợp đồng mua hàng và bán hàng, hợp đồng trợ giúp kỹ thuật, hợp đồng về hoa

hồng, giấy đặt hàng, tài liệu hướng dẫn gia công, báo cáo sản xuất, thư tín thương mại…); các chứng từ thanh toán (thư tín dụng, điện chuyển tiến ra nước ngoài, giấy ghi nợ/ tín dụng..) sổ kế toán (sổ kế toán tổng hợp, sổ phụ kế toán, chứng từ…) để làm rõ trị giá giao dịch của đối tượng đang được kiểm tra.

Phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra sau thông quan và bộ phận trị giá hải quan trong lĩnh vực quản lý giá.

Hải quan Nhật Bản phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra sau thông quan và bộ phận trị giá hải quan trong lĩnh vực quản lý giá hàng hóa. Một bên là nghiên cứu, hướng dẫn việc xác định trị giá hải quan, một bên là người trực tiếp kiểm tra kết quả xác định trị giá hải quan. Trong một số trường hợp, để có kết quả xác định trị giá hải quan cho hàng hóa trong trường hợp kiểm tra, cán bộ sẽ lấy ý kiến của cán bộ trị giá ở bộ phận trong thông quan và cán bộ KTSTQ về trị giá hải quan phải có trách nhiệm sử dụng đúng phương pháp và xác định đúng trị giá hải quan của hàng hóa dựa trên căn cứ kết quả xác định của cán bộ trị giá trong khâu thông quan đã chuyển đến để đối chiếu với kết quả xác định của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kết luận về tính chính xác của khai báo. Do vậy, nhân viên hải quan Nhật Bản rất chú trọng đến kiến thức, chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực kể cả những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến xác định trị giá hải quan như kế toán, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải...[16][35]

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w