Các kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 41 - 55)

TRỊ GIÁ HẢI QUANTRỊ GIÁ HẢI QUAN

2.2.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

trực tiếp trao đổi với nhau; hoặc theo phương thức gián tiếp tham vấn bằng văn bản. Là một trong những nghiệp vụ cụ thể trong toàn bộ quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, “ tham vấn để kiểm tra trị giá” luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là tôn trọng thực tế, minh bạch, bình đẳng, công bằng nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tìm được tất cả các chi tiết liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã xảy ra trong thực tế, để kiểm tra, làm rõ mức độ chính xác, trung thực của trị giá mà doanh nghiệp đã khai báo. Tham vấn để kiểm tra trị giá không chỉ thực hiện ở khâu thông quan hàng hóa, mà nó phải được thực hiện chủ yếu ở khâu kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

- Tham khảo hệ thống thông tin về thương mại và giá cả trên thị trường, sử dụng các nguồn thông tin tình báo, tùy viên hải quan hoặc tùy viên thương mại, các báo cáo về thanh tra, kiểm toán sẽ là nguồn thông tin góp phần thực hiện tốt công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

2.2.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. về trị giá hải quan.

Kiểm tra trị giá hải quan là một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, đặc biệt khi các nước thực hiện theo Hiệp định trị giá hải quan WTO. Một cuộc KTSTQ về trị giá hải quan có thể kiểm tra mọi chi tiết liên quan đến lô hàng đang được kiểm tra, tuy nhiên để tránh sự trùng lắp trong quá trình kiểm tra trong thông quan, cần tận dụng tối đa thế mạnh của kiểm tra sau thông quan, đó là kiểm tra dựa trên không chỉ các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan mà còn dựa vào kết quả kiểm tra ở các khâu trước, dựa vào các thông tin trong dữ liệu của cơ quan hải quan, các thông tin thu thập được, kết hợp với kiểm tra các sổ sách và chứng

từ liên quan của đối tượng bị kiểm toán giữ lại và phát sinh sau một thời gian nhất định kể từ khi thông quan.

Một cuộc KTSTQ về TGHQ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan, trong đó kỹ thuật kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của KTSTQ về trị giá hải quan. Kỹ thuật trong KTSTQ về TGHQ chủ yếu là kỹ thuật phân tích và xử lý thông tin, kỹ thuật lựa chọn đối tượng kiểm tra, kỹ thuật khảo sát trước khi kiểm tra, kỹ thuật kiểm tra hồ sơ và chứng từ thương mại. Ngoài ra, kỹ thuật tham vấn để kiểm tra trị giá, và kỹ thuật xác minh thông tin thông qua việc kiểm tra bên thứ ba cũng là nội dung quan trọng, được sử dụng trong quá trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

2.2.4.1. Kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin:

Kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin là một kỹ thuật nghiệp vụ quan trọng của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin áp dụng phổ biến trong KTSTQ về TGHQ là so sánh, đối chiếu giữa một thông tin được coi là chuẩn với thông tin khác hoặc giữa các thông tin với nhau. Thông tin được coi là chuẩn trong ngành Hải quan là các thông tin từ: danh mục dữ liệu quản lý rủi ro về giá, từ kết quả phân tích phân loại hàng hóa…để đánh giá khả năng sai sót, gian lận hay vi phạm bằng cách:

- So sánh, đối chiếu mức giá do doanh nghiệp khai báo với mức giá hàng hóa giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế của Tổng Cục Hải quan (bao gồm thông tin về giá khai báo của doanh nghiệp và các thông tin về giá điều chỉnh của các cơ quan Hải quan đối với trường hợp đã tham vấn giá và bác bỏ trị giá khai báo); Tập trung vào các trường hợp nghi ngờ chưa được đánh dấu nghi ngờ thực hiện kiểm tra, tham vấn giá trong thông quan;

- So sánh, đối chiếu giữa giá doanh nghiệp khai báo với giá bán hàng hóa giống hệt, tương tự do các doanh nghiệp khác khai báo, đã được cơ quan hải quan chấp nhận (loại trừ các trường hợp thuộc diện đã đánh dấu nghi ngờ để thực hiện tham vấn); hoặc với giá bán giống hệt, tương tự trên thị trường nội địa, sau khi đã trừ các chi phí phát sinh sau nhập khẩu;

- So sánh, đối chiếu giữa giá doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan với giá ghi trên chứng từ khác;

- So sánh mức giá nhập khẩu thu thập được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp hoặc mức giá chào bán trên internet (giá invoice dealer) trừ đi chi phí đàm phán và các khoản thuế tại nước xuất khẩu;

Khi xem xét, xử lý thông tin cần xem xét đến thực tế để nhận định, đánh giá phù hợp với hồ sơ chứng từ và phù hợp với thực tế trong từng trường hợp cụ thể. Trong đó, cần chú ý đến những trường hợp giá có yếu tố chiết khấu, giảm giá đã được thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa; các mối quan hệ đặc biệt giữa người bán và người mua; các trường hợp có khả năng phát sinh các khoản phải cộng như phí bản quyền, phí giấy phép, phí hoa hồng bán hàng, chi phí môi giới..

2.2.4.2. Kỹ thuật lựa chọn đối tượng kiểm tra

Lựa chọn đối tượng KTSTQ về TGHQ là một trong những bước đầu tiên của quy trình KTSTQ về TGHQ và đóng vai trò rất quan trọng trong cả quá trình thực hiện KTSTQ. Việc lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra sẽ giúp cơ quan Hải quan tiết kiệm được nguồn lực, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kiểm tra cao và kết quả KTSTQ sẽ có tác động trở lại đối với toàn bộ hệ thống dữ liệu quản lý của cơ quan Hải quan cao hơn nhưng vẫn thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc lựa chọn đối tượng KTSTQ về TGHQ, có thể thực hiện trong các trường hợp như: chọn đối tượng theo mẫu, chọn đối tượng theo dấu hiệu vi phạm, chọn đối tượng kiểm tra theo kế hoạch. Khi xác định đối tượng KTSTQ về TGHQ phải áp dụng QLRR, và đối tượng được xác định để KTSTQ về TGHQ luôn được coi là đối tượng rủi ro cao nhất. Một cuộc KTSTQ về TGHQ được đánh giá là thành công khi kết thúc kiểm tra, công chức Hải quan phải kết luận được đối tượng KTSTQ về TGHQ đã được xác định thực sự nằm trong vùng rủi ro cao.

2.2.4.3. Kỹ thuật khảo sát trước khi kiểm tra

Khảo sát trước khi kiểm tra là việc kiểm tra sơ bộ về hồ sơ, dữ liệu và thông tin có liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu của đối tượng KTSTQ về TGHQ. Khảo sát trước khi kiểm tra nhằm xác định và làm rõ hơn những rủi ro được coi là cao khi xác định đối tượng KTSTQ, để từ đó xác định được phạm vi và phương pháp kiểm tra khi tiến hành KTSTQ tại trụ sở doanh

nghiệp. Có thể nói đây là kỹ thuật nghiệp vụ quan trọng của công chức hải quan và chủ yếu được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan.

Thực hiện kỹ thuật khảo sát trước khi kiểm tra, công chức hải quan phải phân tích dữ liệu và xem xét các dấu hiệu vi phạm để xác định phạm vi của KTSTQ về TGHQ tại trụ sở doanh nghiệp. Trong đó, kỹ thuật phân tích dữ liệu được dựa trên hồ sơ về đối tượng kiểm tra và hồ sơ giao dịch; việc xem xét các dấu hiệu vi phạm được thực hiện bằng việc phân tích hồ sơ hải quan.

2.2.4.4. Kỹ thuật kiểm tra chứng từ, sổ kế toán.

Kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại là một trong các kỹ thuật kiểm tra sau thông quan để thẩm định được độ chính xác và xác thực của các tờ khai hải quan do đối tượng bị kiểm toán khai báo trước đó, thông qua kiểm tra các chứng từ và hồ sơ của đối tượng bị kiểm toán liên quan tới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán là một trong những nội dung chính trong trong các kỹ thuật kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.Trong nhiều trường hợp, thông qua việc kiểm tra chứng từ, sổ kế toán có thể nhận biết được nội dung thực chất của giao dịch hàng hóa nhập khẩu và từ đó cơ quan Hải quan có thể đạt được những mục tiêu quản lý của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

a) Kiểm tra các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan.

Kiểm tra hồ sơ hải quan để thẩm định trị giá hải quan, chủ yếu tập trung vào một số chứng từ chính sau đây:

- Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ nhập khẩu. Tờ khai trị giá có tác dụng giúp cơ quan Hải quan xác định chính xác trị giá lô hàng. Việc kiểm tra tờ khai trị giá nhằm đảm bảo rằng việc tính toán trên tờ khai trị giá và bất kỳ bảng đính kèm nào là đúng, đủ và tổng số tiền xác định là trị giá tính thuế đã được thể hiện chính xác trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu chưa. Kiểm tra tờ khai trị giá hải quan cơ bản phải đáp ứng được những nội dung sau:

Thứ nhất: Kiểm tra tư cách pháp nhân.

Kiểm tra tư cách pháp nhân của người xuất khẩu, nhập khẩu tức là kiểm tra sự tồn tại thực tế của doanh nghiệp tại các thời điểm của quá trình làm thủ

tục Hải quan. Đối với doanh nghiệp, tư cách pháp nhân của người nhập khẩu được thể hiện bằng mã số doanh nghiệp, là “số hiệu” mà doanh nghiệp được cơ quan quản lý (Thuế, Hải quan) cấp khi đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thứ hai: Kiểm tra điều kiện mua bán.

Phương pháp trị giá giao dịch- là phương pháp sử dụng mẫu tờ khai trị giá thứ nhất chỉ được áp dụng khi có xảy ra giao dịch mua bán giữa chủ hàng trong nước và đối tác nước ngoài. Điều này được thể hiện bằng các hợp đồng mua bán (hoặc các chứng từ tương tự như đơn đặt hàng, giấy xác nhận đặt hàng,…), trong đó nêu rõ chủ hàng trong nước là bên mua và đối tác nước ngoài là bên bán lô hàng. Do vậy, trước khi kiểm tra nội dung cụ thể của tờ khai trị giá, phải kiểm tra trong bộ hồ sơ nhập khẩu có sự tồn tại của hợp đồng mua bán (Contract of sale, Contranct of purchase, Sale contract…) hay không?

Thứ ba: Kiểm tra các điều kiện áp dụng phương pháp.

Mỗi một phương pháp xác định trị giá hải quan đều có các điều kiện nhất định và chỉ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đó thì phương pháp đó mới được áp dụng. Vì vậy, khi kiểm tra trị giá hải quan thông qua tờ khai, kiểm tra trị giá phải tiến hành kiểm tra các điều kiện áp dụng phương pháp.

Chẳng hạn, theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu, trị giá giao dịch chỉ được dùng làm căn cứ xác định trị giá hải quan nếu đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện:

+ Chủ quyền của người mua đối với lô hàng;

+ Tính khách quan của cách thức xác lập giá cả của lô hàng; + Tính khách quan của cách thức thanh toán trị giá lô hàng; và + Mối quan hệ giữa người mua và người bán.

Các điều kiện này được quy định thành các mục trên tờ khai trị giá. Nếu người khai hải quan không khai về điều kiện này, hoặc thể hiện trên tờ khai rằng lô hàng không đáp ứng điều kiện áp dụng thì không được sử dụng phương pháp trị giá giao dịch, mà phải chuyển sang phương pháp kế tiếp phù hợp.

Kiểm tra trị giá hải quan thực chất là kiểm tra tính chính xác, trung thực của trị giá đã khai báo, tức là kiểm tra về mặt “ chất” của khai báo. Tùy thuộc vào thời điểm kiểm tra mà cơ quan Hải quan sẽ có những biện pháp nghiệp vụ cần thiết cho việc kiểm tra.

Ngoài ra, việc xem cột bảng giá và thanh toán riêng rẽ và kiểm tra so sánh với các tờ khai khác của cùng một giao dịch cũng phải được chú ý đến.

- Tờ khai hải quan.

Xác định nội dung khai báo trên tờ khai hải quan có hợp pháp, hợp lệ theo quy định về khai báo hải quan hay không. Những nội dung đó phải phù hợp với nội dung của các chứng từ kèm theo. Đối với các mục không thích hợp cho mã hóa dữ kiện, cần phân tích chi tiết hơn các thông tin về tính chất hàng hóa và các kỳ hạn giao dịch, các chứng từ đi kèm như hóa đơn thương mại và tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

- Hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại

Khi kiểm tra hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại cần kiểm tra cụ thể các nội dung chủ yếu như tên hàng, số lượng, điều kiện giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và điều kiện giao nhận hàng.v.v. Tất cả những nội dung đó sẽ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xác định trị giá, do vậy, sự không thống nhất hoặc có dấu hiệu bất thường đều là một trong những căn cứ để xem xét trong quá trình kiểm tra

- Vận tải đơn (còn gọi là vận đơn).

Khi kiểm tra vận tải đơn sẽ giúp chúng ta xác định được 3 vấn đề có liên quan đến kiểm tra trị giá hải quan :

Xác định được cước phí vận tải (F), các chi phí liên quan đến vận tải phải cộng vào trị giá tính thuế.

Tham khảo để xác định xuất xứ hàng hóa làm cơ sở cho việc thẩm tra cước phí vận tải.

Tham khảo để xác định số lượng, chủng loại hàng hóa làm cơ sở cho việc thẩm định trị giá giao dịch.

Do vậy, khi kiểm tra vận đơn, cần chú ý đến những tiêu chí liên quan trên vận tải đơn như: tên hãng tàu vận chuyển; cảng xuất phát/ cảng xếp hàng (liên quan đến việc xác định cước phí vận tải, phí bốc xếp hàng hóa và xuất xứ hàng hóa); cảng đến/ cảng dỡ hàng (liên quan đến việc xác định cước phí

vận tải, phí xếp, dỡ hàng ) khoản điều chỉnh cộng; ngày và nơi ký phát hành vận đơn (liên quan đến việc hưởng các chính sách ưu đãi về khoản giảm giá, về thuế suất…); ký mã hiệu của lô hàng/ số hiệu container, số lượng kiện. Xác định được thực tế số lượng hàng hóa nhập khẩu; trọng lượng, cước phí vận tải…

- Chứng từ bảo hiểm. Khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm, cần tập trung vào các tiêu chí:

• Phí bảo hiểm: Là một bộ phận cấu thành lên trị giá tính thuế.

• Xác định tính hợp lý, xác thực về mặt thời gian của một số chứng từ khác như vận tải đơn thông qua xét đoán ngày phát hành chứng từ bảo hiểm.

- Giấy chứng nhận xuất xứ .( C/O)

Giấy C/O thể hiện xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu và là căn cứ để xác định hàng hóa từ các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN), thuế suất ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt. Khi kiểm tra cần đối chiếu C/O với các chứng từ khác để xác định xuất xứ hàng hóa, qua đó so sánh mức giá của hàng hóa giữa các nước.

- Bảng kê chi tiết hàng hóa.

Bảng kê chi tiết hàng hóa không phải là một chứng từ bắt buộc mà thư tín dụng nào cũng yêu cầu nhưng nó lại ghi lại những thông tin cơ bản nhất, đầy đủ nhất về số lượng và chủng loại hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, khi kiểm tra sau thông quan cần quan tâm đến chứng từ này. Mọi thông tin trên tờ kê đóng gói được coi là thông tin chính thức về hàng hóa làm chuẩn để so sánh

Một phần của tài liệu kiểm tra sau thụng quan về trị giỏ hải quan ở việt nam (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w