Mặc dù "kết thúc một lần bán hàng" có thể là việc ưu tiên của bạn, bạn cũng cần nên kiên nhẫn và lên chiến lược xem làm thế nào bạn đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, đừng nên ép khách hàng của bạn vì họ sẽ cảm thấy không vui và sẽ không muốn làm ăn với bạn trong tương lai nữa. Ngoài ra, nếu bạn chậm chạp, một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ kết thúc việc bán hàng trước bạn.
Các kỹ năng bán hàng thông thường có thể sử dụng:
• Đưa ra những khuyến khích cho việc đặt hàng tiếp theo, có thể bằng cách giảm giá đơn đặt hàng đầu tiên
• Chú ý xem bao nhiêu lâu thì khách hàng lại đặt hàng và gửi đơn đặt hàng hoặc nhắc nhở trước những thời hạn đó
• Luôn luôn thông báo cho khách hàng về những đợt giảm giá, khuyến mãi đặc biệt
• Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng
• Đưa ra đề nghị cung cấp những sản phẩm cập nhật miễn phí hoặc giảm giá, hoặc những sản phẩm bổ sung tại những thời điểm nào đó.
Bạn cũng nên nhận biết những thay đổi trong tương lai về nhu cầu của khách hàng có thể làm tăng doanh số bán hàng hoặc thay đổi dịch vụ của bạn để đáp ứng với những thay đổi của khách hàng.
Các kỹ năng cơ bản để kết thúc bán hàng
Những kỹ năng sau đây có thể chỉ phù hợp với một số trường hợp cụ thể. Nên sử dụng khả năng đánh giá của bạn trong từng trường hợp để quyết định xem nếu chúng phù hợp với thị trường, sản phẩm hoặc cách bạn tiếp cận công việc kinh doanh. Bạn cũng cần phải nhớ rằng một kỹ năng có thể la có hiệu quả với một khách hàng nhưng có thể lại không phù hợp với khách hàng kia. Hãy nghĩ về tính cách của từng cá nhân mà bạn làm việc cùng.
• Đáp ứng lại những dấu hiệu của khách hàng, ví dụ như các câu hỏi liên quan đến ông còn bao nhiêu hàng tồn, hoặc ông có những loại sản phẩm này không • Thuyết phục họ là nên mua sản phẩm ngay bây giờ vì đang có chương trình
giảm giá, không nên đợi lâu hơn khi chương trình giảm giá kết thúc
• Cung cấp những dịch vụ khuyến khích, ví dụ như miễn phí giao hàng, hoặc giao hàng sớm nếu mua ngay bây giờ
• Nhấn mạnh những đặc tính mới của sản phẩm mà có thể thuyết phục được khách hàng, ví dụ như phiên bản mới, cỡ mới, màu mới ..
• Đừng bị nhụt chí bởi câu trả lời "không". Hãy nói với họ rằng bạn sẵn sàng cung cấp thêm chi tiết hoặc những lời khuyên trong tương lai.
Đấu thầu
Sự bỏ thầu là việc yêu cầu các hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ cho một tổ chức khác. Có thể là một công ty lớn, một tổ chức chính phủ, một tổ chức phi chính phủ hoặc một tổ chức nhiều phía.
Khi bạn nhìn thấy "Mời đấu thầu" quảng cáo trên báo chí hoặc trên các trang thông tin điện tử, đó chính là cơ hội để bạn quảng cáo cho công ty mình và thuyết phục người mua là bạn tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Thông thường, bạn sẽ phải gửi một bộ hồ sơ ngắn khoảng vài trang giải thích tại sao nên chọn công ty của bạn, công ty bạn đã có những kinh nghiêm làm ăn gì trong lĩnh vực này, và chi tiết phần chi phí, giá cả.
Đừng nên nhụt chí nếu bạn không thành công. Bạn cần phải có kinh nghiệm trong việc viết đấu thầu để có thể thành công trong lần sau. Thường thì các tổ chức sẽ rất vui lòng để gửi lại những lời khuyên để bạn có thể cải thiện lần sau. Nó cũng đồng thời giúp tăng nhận thức của công ty bạn nói chung trên thị trường và giúp xây dựng hình ảnh của bạn. Ngoài việc xem báo chí và các trang thông tin điện tử cho việc "mời thầu", bạn có thể tìm kiếm các hợp đồng qua mạng lưới quan hệ, giao tiếp với các doanh nghiệp khác và cũng có thể làm nhà thầu phụ cho những công ty lớn đã trúng thầu. Đây là một phương pháp tuyệt vời để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng kỹ năng.
Mặc dù trúng thầu sẽ đem lại những lợi ích quan trọng, nó có thể sẽ rất tốn chi phí và thời gian để chuẩn bị một gói thầu có chất lượng tốt. Bạn cần có một nhóm nhân viên với kỹ năng, kinh nghiệm và sự thành thạo trong các lĩnh vực khác nhau để chuẩn bị gói thầu. Trước khi đầu tư vào thời gian và tiền của, bạn cần phải quyết định xem có khả năng trúng thầu không và xem rủi ro có vượt quá lợi nhuận đem lại không.
Một ý kiến hay là bạn nên liên hệ trực tiếp với khách hàng và thảo luận về việc đấu thầu với họ trước khi nộp hồ sơ đấu thầu. Điều này có thể cho bạn biết về các đối thủ cạnh tranh và ngân sách mà bạn nhắm tới. Hãy thoải mái hỏi các câu hỏi, và đừng bị nhụt chí nếu họ từ chối trả lời. Thông thường các câu hỏi dễ hiểu sẽ được tiếp nhận hơn.