hoạch marketing (PEST and SWOT Analysis)
Công việc kinh doanh của bạn sẽ được tiến hành ở đâu, bạn sẽ phục vụ khách hàng nào là những điều cần thiết để phát triển một kế hoạch marketing. Một công cụ hiện đại trong quá trình này là phân tích PEST. Phân tích PEST giúp bạn xác định được các yếu tố bên ngoài mà có khả năng là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp của bạn:
• P - Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới ngành kinh doanh của bạn, ví dụ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005
• E - Các yếu tố kinh tế, ví dụ như thay đổi trong giá dầu, hoặc GPD tăng trưởng cao
• S - Các yếu tố xã hội như thay đổi về niềm tin hoặc thái độ từ việc tăng thu nhập hoặc tiếp cận với các xu hướng quốc tế
• T - Các yếu tố về kỹ thuật như tăng việc sử dụng Internet hoặc có thêm nhiều thông tin trên mạng về lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Trong khi PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố bên ngoài, thì phân tích SWOT tập trung vào những biến đổi bên trong liên quan đến các yếu tố bên ngoài. SWOT là viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức. Tất cả những doanh nghiệp quản lý theo phong cách hiện đại sủ dụng công cụ phân tích này, không theo cách này thi theo cách khác.
Phân tích SWOT đặt điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp vào một tình huống rõ ràng với những cơ hội (để thành công) và thách thức (để thất bại) của doanh nghiệp. Dưới đây là một ví dụ về phân tích SWOT đối với Công ty TNHH Công nghệ cao Huy Hoàng - một nhà phân phối của Viettel Mobile.
Điểm mạnh:
• Ban quản lý trẻ và năng động thường đưa ra các chương trình marketing linh hoạt.
• Nhân viên trẻ và có trình độ
• Cung cấp dải số rộng mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn • Dịch vụ khách hàng có chất lượng và thân thiện
• Có vị trí tốt – mặt phố lớn Hà Nội Điểm yếu
• Chiến lược marketing của Vietel làm cho khách hàng có thói quen thay đổi nhãn hiệu
• Nguồn tài chính hạn hẹp
• Công ty mới chưa có danh tiếng
• Chất lượng của các đại lý phân phối (không được đào tạo chuyên nghiệp) không ổn định
• Các vấn đề kết nối của mạng lưới Viettel Cơ hội:
• Tốc độ tăng trưởng cao của thị trường điện thoại di động bình dân • Tăng trưởng GDP cao
• Nhu cầu cao về các sản phẩm phụ liên quan tới điện thoại Thách thức:
• Tốc độ tăng nhanh số lượng nhà phân phối của Viettel và các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động khác như Vinaphone và Mobiphone
• Sự không hài lòng của khách hàng đối với rắc rối về mạng 098 của Vietel • Thị trường tương lai bão hoà đối với các thuê bao mới vì các nhà phân phối của
Viettel phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng này.
Nên nhớ rằng một sự kiện bên ngoài có thể vừa là cơ hội vừa là thách thức tùy theo điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Ví dụ, giá xăng tăng là một thách thức đối với phần lớn các công ty taxi ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những công ty dùng ô tô chạy ga, ví dụ như Petrolimex Taxi thì đó lại có thể là cơ hội vì ít phụ thuộc vào xăng hơn các công ty taxi khác.