Bảo vệ cống:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 107 - 112)

3.10.4.1. Phạm vi bảo vệ:

Ttheo quy mô, đặc điểm, vị trí và tầm quan trọng, đơn vị quản lý phải qui định khu vực bảo vệ, khu vực bảo vệ được khoanh định bằng hàng rào bảo vệ. Phạm vi bảo vệ theo Luật Đê Điều.

3.10.4.2. Nội dung bảo vệ:

Tại các cống phải có biển thông báo nội quy bảo vệ, tùy từng công trình cụ thể; nội quy đó phải thể hiện như sau:

Những điều cấm:

Xâm phạm cơ sở vật chất kỹ thuật và quyền sử dụng cống;

Quay phim chụp ảnh;

Xả chất độc, nước thải;

Dùng chất nổ…

Những quy định về việc giao thông thủy bộ qua cống:

Trọng tải, kích thước, tốc độ của phương tiện được qua cống;

Giới hạn phạm vi đỗ phương tiện trong lúc chờ cơ quan quản lý điều hành.

3.10.4.3. Lực lượng bảo vệ:

Tùy theo quy mô đặc điểm công trình, cơ quan quản lý phải bố trí cán bộ bảo vệ chuyên trách hoặc kim nhiệm, với các cống quan trọng được bố trí lực lượng cảnh sát chuyên trách để lo việc tổ chức bảo vệ công trình;

Trong mùa mưa lũ hoặc ở khu vực công trình có chiến sự, cơ quan chính quyền các cấp sở tại (tỉnh, thành, huyện, xã) phải điều hành chỉ đạo công tác bảo vệ cống thuộc địa phương mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

“Cống Trà Linh I” Thái Thụy - Thái Bình, với đặc điểm vị trí địa lý, khí hậu nhiệt độ, độ ẩm cao, kết hợp với môi trường vùng ven biển thì quá trình ăn mòn xâm thực đối với các công trình BT & BTCT là điều không thể tránh khỏi và ở mức độ rất mạnh. Do vậy việc khảo sát, phân tích, đánh giá để xác lập được điều kiện kỹ thuật trong khảo sát thiết kế, thi công và quản lý vận hành là vấn đề cần thiết, làm cơ sở cho việc quản lý chất lượng công trình vùng ven biển, đồng thời triển khai ứng dụng các công nghệ chống ăn mòn, mang lại hiệu quả đầu tư cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế ổn định cho huyện Thái Thụy nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: KẾT LUẬN:

Môi trường biển có ảnh hưởng rất nhiều đến thiết kế, thi công, công nghệ thi công BT&BTCT và quản lý khai thác, vận hành các công trình thủy lợi vùng ven biển nói chung cũng như công trình cống Trà Linh I nói riêng đặc biệt trong điều kiện của tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cụ thể tác động của môi trường biển có thể là:

Gây nhiễm mặn cho vật liệu để chế tạo bê tông trong quá trình vận chuyển, bảo quản và chế tạo tại công trường, đặc biệt là vùng khí quyển trên biển, sát bờ(cách mép nước từ 0 đến 500m);

Gây gỉ thép trong thời gian gia công, lắp dựng và chờ đổ bê tông;

Gây nhiễm mặn và làm rửa trôi hỗn hợp bê tông trong quá trình đổ, đầm và bảo dưỡng khi cường độ bê tông còn thấp;

Các ảnh hưởng khác của môi trường biển (Nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, bức xạ...) đến công nghệ thi công bê tông như trong vùng khí quyển nội địa; Các yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu (Xi măng, cát, đá, phụ gia, cốt thép) dùng cho sản xuất bê tông và bê tông cốt thép đã được quy định trong TCXDVN

327:2004 và các tiêu chuẩn hiện hành khác là tương đối đầy đủ và cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu BT&BTCT trong môi trường biển;

Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, thi công đối với kết cấu BT&BTCT trong môi trường biển đã qui định trong các tiêu chuẩn hiện hành như sau:

Các qui định trong TCXDVN 327:2004 về các yêu cầu kỹ thuật thiết kế thi công đối với kết cấu BT&BTCT dùng trong môi trường biển là tương đương với các tiêu chuẩn ACl 318, ACl 357R, BS 8110, AS3600...Tuy nhiên cần hiệu chỉnh, bổ sung thêm chỉ tiêu về N/X và Rb khi thiếu, về mác bê tông, về độ thấm ion clo và soát xét chỉ tiêu cường độ, chiều dày bảo vệ đối với kết cấu BT&BTCT vùng khí quyển biển, nhất là cự ly 0 – 1000m tính từ mép nước, cho phù hợp với môi trường làm việc cụ thể là vùng nước biển;

Các quy định trong TCXD 149: 1986 về cường độ và độ chống thấm nước của bê tông quá thấp so với TCXDVN 327:2004 và các tiêu chuẩn ACl, BS, AS... vì vậy không đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho kết cấu BT&BTCT trong môi trường biển;

Công nghệ thi công kết cấu BT&BTCT toàn khối ở vùng ven biển về cơ bản giống như ở vùng nội địa, nhưng cần phải có biện pháp phòng tránh những tác động ăn mòn của môi trường biển đến vật liệu và kết cấu trong quá trình thi công;

Các yêu cầu, quy định theo tiêu chuẩn, nghị định trong công tác quản lý, kiểm tra, quan trắc và vận hành công trình thủy lợi môi trường biển tương đối phù hợp.

KIẾN NGHỊ:

Về kho sát thiết kế: Đề nghị các cơ quan chức năng cần soát xét TCXDVN 327:2004; TCXD 149:1986; TCVN 4453:1995 xem xét, điều chỉnh hoặc cho ban hành tiêu chuẩn mới về yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công kết cấu BT&BTCT trong môi trường biển đặc biệt có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

V qun lý, vn hành:

Công trình phải được sử dụng đúng mục đích, công năng theo yêu cầu của thiết kế;

Nhà nước cần phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm bảo hành độ bền công trình cho các nhà thiết kế, thi công và người sử dụng;

Công ty khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình phải lập hồ sơ chi tiết theo dõi về chất lượng công trình, tình trạng sử dụng ,các hư hỏng, xuống cấp, quá trình duy tu, sửa chữa...

Ban giám đốc công ty cùng các cán bộ kỹ thuật viên cần định kỳ kiểm tra khảo sát, kiểm định chất lượng công trình đặc biệt trước và sau mùa mữa bão;

Công tác kiểm tra, quan trắc công trình trong giai đoạn vận hành cần tiếp tục được nêu cao, thực hiện đúng theo các quy định hiện hành nhằm phát hiện các lỗi để kịp thời có các biện pháp sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn cho công trình trong thời gian sử dụng;

Công tác khai thác vận hành cần triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành đồng thời thực hiện theo đúng sắc lệnh vận hành ( như thời gian vận hành, mực nước khống chế, số cửa vận hành...) trước và sau khi vận hành của ban giám đốc công ty đảm bảo vận hành an toàn cho người và công trình...

Về bo trì công trình:

Vấn đề bảo trì công trình rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ và duy trì độ bền cho công trình với chi phí thấp hơn nhiều so với để công trình hư hỏng trầm trọng mới đầu tư sửa chữa. Cần áp dụng các công nghệ đã và đang được nghiên cứu áp dụng sau:

Sửa chữa cục bộ các vết nứt, các chỗ BTCT bị ăn mòn bằng công nghệ bơm ép xi măng, trát phủ vữa sửa chữa, phun khô bê tông;

TÀI LIU THAM KHO

[1] Bộ tài nguyên môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012.

[2] Công ty khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình, Quy trình vận hành cống Trà Linh I và II, 7/2011

[3] Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi, Thuyết minh chung tiểu dự án - Cống Trà Linh I - Dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn 2 (ADB3), 6/2005.

[4] TS. Đồng Kim Hạnh, Ths. Dương Thị Thanh, Nghiên cứu tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép và giải pháp chống ăn mòn cho công trình bê tông cốt thép trong môi trường biển Việt Nam, Bộ môn Công nghệ & QLXD, Đại học Thuỷ lợi.

[5] TS. Phạm Văn Khoan, TS. Nguyễn Nam Thắng, Nghiên cứu tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép ở vùng biển Việt Nam và một số kinh nghiệm sử dụng chất ức chế ăn mòn canxi nitrit, Viện KHCN Xây dựng, Hà Nội.

[6] TCXD 149:1986 Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn.

[7] TCXDVN 327:2004 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.

[8] TCXDVN 356:2005, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế, 2005.

[9] TCXDVN 1651:2008, Thép cốt bê tông, 2008.

[10] TCXDVN 391:2007, Bê tông – yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên, 2007. [11] TCVN 5574 : 1991 Cốt cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế.

[12] TCVN 8418:2010, Công trình thủy lợi – quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng.

[13] TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu.

[14] Viện khoa học công nghệ xây dựng (1996), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu công nghệ thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối ở vùng biển Việt Nam”. 9/2009.

[15] Viện khoa học Thủy Lợi Việt Nam, Nghiên cứu thực trạng ăn mòn, phá hủy các công trình bê tông cốt thép bảo vệ biển nước ta, Hà Nội.

[16] ThS. Đào Ngọc Thế Vinh, TS. Peter Dux, TS. Alan Carse Đại học Queensland-Australia, Ăn mòn cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép vùng biển – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba về sự

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)