Tổng quan về vùng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 49 - 53)

Thái Bình là một tỉnh ven biển trong đó có 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải là 2 huyện ven biển với hơn 49.5km đường biển bao bọc.

Tọa độ địa lý:

20o24’14” đến 20o37’00” Vĩ độ Bắc;

106o34’30” đến 106o37’00” Kinh độ Đông;

Với vị trí địa lý, vị thế của một khu vực lãnh thổ ven biển. Về mặt tự nhiên, tổng quan hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải được phân chia thành các tiểu vùng tự nhiên với các lợi thế cơ bản sau:

2.2.3.1. Ranh giới dải ven biển được chia thành:

Vùng ngoài đê: Đất bãi bồi, mặt nước ven biển cửa (từ cửa Thái Bình đến cửa Ba Lạt) vùng này thường được bồi tụ phù xa hàng năm.

Vùng trong đê: Đất nội đồng hàng năm không được bồi tụ thêm phù xa.

2.2.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng - địa chất công trình:

Thổ nhưỡng: Đất đai trong hệ thống được bồi tụ bởi phù xa sông Hồng và sông Thái Bình, vì thế đất đai thuộc đất trẻ giàu chất dinh dưỡng. Nhưng do địa hình cao, thấp không đồng đều, nên sự phân bổ chất dinh dưỡng cũng không đồng đều. Các vùng cao hoặc vàn cao thường bị rử trôi, đất bạc màu. Vùng ven biển đất đai bị nhiễm mặn. Tiềm năng của đất canh tác trong vùng còn rất khá, hiện tại vẫn chưa khai thác hết, nếu có biện pháp thủy lợi hợp lý sẽ cho năng suất cây trồng cao hơn, đồng thời tạo điều kiện tăng vụ sản xuất trong năm.

Địa cht công trình: Châu thổ sông Hồng nói chung, Thái Bình nói riêng được hình thành nhờ vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ hàng ngàn năm nay. Châu thổ trước kia là một miền võng rộng lớn giữa núi theo hệ thống núi Đông Bắc. Đáy của miền võng là đá kết tinh. Những dãy núi này bị sụt lún từ thời đại cổ sinh và trở thành vịnh biển. Đáy biển lõm được bồi lấp đầy và vịnh trở thành đầm hồ ven biển. Đến giai đoạn Holoxen, đồng bằng châu thổ chính thức được hình thành và mở rộng cho tới bây giờ. Phần nền của vùng đất ướt ngập triều là trầm tích của hệ tầng Holoxen gồm 6 tập nguồn gốc khác nhau và chuyên tướng phức tạp. Đặc biệt hai huyện ven biển nói riêng là phần biển hiện đại của Delta Sông Hồng và

sông Thái Bình vì vậy, bề mặt nguồn gốc địa hình có sự tham gia của sóng, sóng biển kết hợp và nguồn gốc biển bao gồm 3 nhóm nguồn gốc chính sau:

- Nhóm địa hình có nguồn gốc sông;

- Nhóm địa hình có nguồn gốc sông, biển kết hợp; - Nhóm địa hình có nguồn gốc biển;

2.2.3.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn:

Khu vực có 3 trạm đo mưa: Trạm phụ Dực, Trà Linh và thị xã Thái Bình. Trạm thị xã Thái Bình có tài liệu từ năm 1960 đến 2002 còn 2 trạm còn lại có từ năm 1979 đến 2002 đồng thời trong khu vực còn có 1 trạm Đông Qúy đo mực nước triều từ năm 1965 đến 2002. Trạm Đông Qúy tương đương với cống Trà Linh có cùng khoảng cách tới biển >8km nên chế độ thủy triều Đông Qúy và Trà Linh là giống nhau. Vì vậy lấy tài liệu mực nước tại trạm Đông Qúy để tính toán.

Khu vực nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình là vùng nhỏ thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên đặc điểm chung về khí tượng thủy văn đều mang nét chung của đồng bằng Bắc Bộ. Hàng năm có 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu dải ven biển Thái Bình mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh đặc trưng cho vùng ven biển Delta sông Hồng được thể hiện qua các yếu tố sau đây:

a: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm (70- 80%) lượng mưa cả năm.

- Lượng mưa trung bình nhiều năm: 1.805 mm; - Lượng mưa trung bình mùa mưa: 1.350mm; - Lượng mưa trung bình mùa khô: 455mm;

Những đợt mưa lớn(200- 350)mm trở lên thường xảy ra vào tháng 8,9 mưa lớn thường gắn liền áp thấp nhiệt đới, bão;

Lượng mưa lớn nhất ngày tại thị xã Thái Bình trong tháng 7 là 294,9mm, tháng 8 là 253,6mm, tháng 9 là 418mm;

Lượng mưa trung bình nhiều năm trong các tháng khác nhau cụ thể là: Tháng 7 là 208,2mm, tháng 8 là 319,1mm, tháng 9 là 349,4mm;

Gió: Có 2 mùa gió chính trong năm.

Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió thổi từ ngoài biển vào mang theo hơi nước gây ra mưa bão;

Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh khô và gây ra mưa phùn. Cụ thể trong Bảng 1.2 phần phụ lục.

Bão: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, thủy văn khu vực;

Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 23 – 24oC; - Nhiệt độ trung bình mùa hè: 27 – 29o

C; - Nhiệt độ cao nhất: 31 – 37oC;

- Nhiệt độ thấp nhất: < 10oC;

Độm: Độ ẩm trung bình giữa các tháng trong năm thay đổi ít dao động từ 80 – 85%. Riêng tháng 1 đến tháng 3 độ ẩm cao hơn các tháng khác, độ ẩm trung bình (90 – 91%). Tháng 11 đến tháng 12 có độ ẩm nhỏ nhất, độ ẩm trung bình (65-68)%.

Bc hơi: Thông thường bốc hơi có liên quan đến nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm và gió.

- Lượng bốc hơi trung bình năm: 75mm/năm;

- Lượng bốc hơi lớn nhất (tháng 11): 90 – 100 mm/ tháng; - Lượng bốc hơi nhỏ nhất ( tháng 2,3): 33 – 41 mm/tháng;

Triều bin: Chế độ thủy triều vịnh Bắc Bộ là chế độ nhật triều, mỗi ngày có một đỉnh triều và một chân triều.

Một tháng có 2 chu kỳ triều, mỗi chu kỳ triều là 14 con nước, trong đó có giai đoạn triều cường và giai đoạn triều kém. Lợi dụng chân triều xuống thấp để tiêu nên khu vực kể cả 2 vụ xuân và mùa tiêu nước đều có thuận lợi hơn.

Chu kỳ triều thiết kế: Tính mực nước bình quân 7 chân triều cao liên tục ứng với tần suất P=50%. Theo kết quả tính toán của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Bình, chu kỳ triều thiết kế tại cống Trà Linh lấy chu ký triều từ ngày 18 – 28 tháng 9 năm 1983. (Xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Chu kỳ triều thiết kế (18-28/9/1983) cm.

1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 18 -12 -17 -17 1 49 97 121 125 95 60 27 2 19 -13 -21 -25 -14 12 64 108 123 111 88 54 25 20 1 -11 -19 -24 -9 35 79 103 108 92 68 41 21 18 1 -11 -18 -11 22 64 93 97 89 71 49 22 27 10 -7 -17 -18 4 43 75 83 80 71 57 23 40 22 5 -7 -17 -5 30 57 75 69 66 63 24 55 39 24 3 -8 -4 16 36 50 49 51 53 25 58 55 44 19 4 0 5 17 25 24 28 39 26 59 71 67 43 22 8 3 3 1 -3 -7 7 27 39 78 94 86 61 41 24 12 -5 -20 -31 -26 28 1 58 99 104 89 71 51 27 1 -17 -33 -37

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)