Tình hình ngập mặn các huyện ven biển tỉnh Thái Bình:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 53 - 55)

Tỉnh Thái bình nằm ở vị trí hạ lưu sông Hồng, ba mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển. Địa hình nhìn chung bằng phẳng độ dốc nhỏ hơn 1% theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ mặt đất phổ biến từ (+1.0)m tới (+2.0)m. Diện tích đất tự nhiên 154.594 ha; diện tích đất có mặt nước ven biển (ngoài địa giới hành chính) đang

khai thác là 10.178 ha. Đất nông nghiệp là 106.812 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 95.830 ha, bình quân đất nông nghiệp trên 1 người là 579m2/người. Chế độ thuỷ văn nguồn nước mặt chịu tác động chi phối của thuỷ triều và dòng chảy sông Hồng, sông Hóa, sông Thái Bình cũng như các sông vùng hạ du Thái Bình lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều tiết của hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang… Thực tế theo dõi nhiều năm trở lại đây nước mặn càng lấn sâu hơn vào khu vực nội tỉnh đặc biệt là hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải là do các sông lớn chảy qua hai huyện này đổ thẳng ra biển và nằm ở vùng có địa hình thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sóng triều truyền sâu vào đất liền. Những năm qua bị ảnh hưởng của mặn trên triền sông Hóa lên tới khu vực cầu nghìn, mặn xâm nhập sâu đến cống Hệ và cống Đoài là cống tưới ở vị trí gần cửa sông nhất trong đó cống Hệ có diện tích tưới lớn nhất của sông Hóa (2600 ha). Cụ thể, tại cống Hệ và cống Đoài độ mặn trung bình max thủy trực 0.73% - 1.5%. Triền Trà Lý mặn ảnh hưởng qua cống Thái Phúc tới giáp cống Thuyền Quang là cống lấy nước chủ yếu của vùng Nam huyện Thái Thụy, triền sông Hồng mặn xâm nhập lên tới cống Nguyệt Lâm là cống lấy nguồn nước chủ yếu của huyện Tiền Hải. Xâm nhập mặn vào cửa sông Thái Bình còn sâu hơn so với các cửa sông Hồng, có thể giải thích là do dòng chảy mùa kiệt ở sông Thái Bình rất thấp, nhưng thủy triều lại có biên độ lớn hơn so với sông Hồng.

Theo kết quả tính toán của quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, mực nước điều tiết tại Hà Nội phải đạt từ 2,5m trở lên thì mới đảm bảo mực nước cho các cống vùng hạ du của các tỉnh trong đó có Thái Bình hoạt động bình thường. Tuy nhiên, mấy năm gần đây mực nước tại Hà Nội đều thấp hơn 2.5m. Thực tế điều hành nước trong những năm qua cho thấy mực nước các sông Hóa, sông Thái Bình ngày càng cạn kiệt hơn không đáp ứng được đủ yêu cầu đổ ải vụ xuân và càng khó khăn hơn do không có nước để thau chua, rửa mặn cho vùng đất chua mặn của tỉnh. Hai năm qua, tỉnh không điều tiết xả tiêu thau chua rửa mặn vì không có đủ nguồn nước do vậy hạn chế rất lớn đến việc cải tạo đất và thâm canh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)