Trà Linh I” – Thái Thụy – Thái Bình:
Công trình cống Trà Linh I được xây dựng từ năm 1934, đã hơn 70 năm khai thác trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Những năm 1968 – 1970 cống bị chiến tranh chống Mỹ tàn phá nặng nề. Đồng thời cống lại làm việc trong môi trường xâm thực của nước biển đặc biệt với diễn biến thiên tai ngày càng tàn khốc như hiện nay cống đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn cho công trình không đáp ứng được nhiệm vụ tiêu nước, ngăn mặn cho khu vực. Qua khảo sát thực tế cho thấy, cống bị hư hỏng xuống cấp cụ thể như sau:
Tại vùng khí quyển trên mặt nước và ven bờ biển: Bê tông bị nứt, bong bục từng mảng, nhiều khu vực không còn lớp bê tông bảo vệ xảy ra chủ yếu ở bụng dầm (Xem hình 2.6). Cốt thép ở các dầm, cột, lan can… bị ăn mòn clorua làm gỉ rất nặng, có vị trí tiết diện giảm tới 40% lộ ra ngoài, lớp gỉ có chiều dày lên tới 2 – 3mm.
Hình 2. 6: Lớp BT bảo vệ bong tróc lộ cốt thép han, gỉ - cống Trà Linh - Thái Bình.
Tại vùng ngập nước: Bê tông bị hà bám, chưa có dấu hiệu nứt, bong tách lớp bê tông bảo vệ.
Tại vùng nước lên xuống và sóng đánh: Bê tông xuất hiện các vết nứt bề rộng khoảng 1-10mm chạy dọc theo các thanh cốt thép bị han gỉ rất nặng do ăn mòn,
nhiều chỗ lớp gỉ quá dày làm bong tách hẳn lớp bê tông bảo vệ cốt thép lộ ra ngoài han gỉ rất nặng ngài ra bê tông bị rũa lỗ chỗ bề mặt.
Tình hình xạc lở, phá hủy kết cấu trước cống phía biển do ảnh hưởng của sóng biển khi có bão làm xuất hiện các vết rạn, nứt dạng chân chim do ăn mòn sunfat gây nên, ngoài ra bê tông còn bị bào mòn rửa trôi và ăn mòn sinh vật do hà và sò biển bám vào gây mất an toàn cho cống;
Tình trạng đất nền yếu gây ra hiện tượng lún sụt không đều thượng, hạ lưu cống, nứt kết cấu, nứt đê và trồi đất. Đặc biệt là đoạn đê nối tiếp cống có chiều dài trên 100m đi qua lòng sông cũ có cao trình đáy lòng sông khoảng - 5,00m; đỉnh đê cao trình + 5,00. Đê được đắp bằng biện pháp đổ đất trong nước (giữa 2 băng két đắp bằng bao tải + cọc tre đến cao trình +1,00) và sau đó đắp bằng phương pháp đầm nén thông thường. Do địa chất nền đê là đất yếu nên đã có hiện tượng lún sụt đột ngột (chỗ nhiều nhất lún xuống 1,6m), hình thành nhiều vết nứt lớn dọc theo mặt đê;
Hệ thống cửa van thép sau một thời gian sử dụng đã bị ăn mòn, han gỉ, dây cáp tời ø18 thường xảy ra nổ sắt, hà bám dày đặc. Đồng thời, hệ thống mô tơ cũng bị bong tróc sơn PU gây han gỉ ốc, hay xảy ra hiện tượng mòn bánh răng con cóc, bánh răng đồng, mòn cao su giảm chấn, các ổ khớp khô dầu…(Xem hình 2.7 và hình 2.8).
Hình 2.8: Hà bám dày đặc trên hệ thống kéo cánh van thép.
Sau mỗi trận bão lớn, thường làm bay mất các tấm bê tông chắn phai trên cống gây khó khăn, nguy hiểm cho công tác kiểm tra, vận hành. (Xem hình 2.9).