Tình trạng ăn mòn, phá hủy công trình bêtông cốt thép trong môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 48 - 49)

trường nước biển Việt Nam [14]:

Sau năm 1960 số lượng các công trình làm việc trong môi trường biển tăng đáng kể. Theo kết quả khảo sát của các cơ quan nghiên cứu trong nước như Viện KHCN xây dựng, viện KH vật liệu, viện KH thuỷ lợi, viện KHCN giao thông vận tải, trường ĐH bách khoa Đà Nẵng, … thì tình trạng suy giảm tuổi thọ công trình BT&BTCT làm việc trong môi trường biển đáng để quan tâm. Thực tế có hơn 50% bộ phận kết cấu BT&BTCT bị ăn mòn, hư hỏng nặng hoặc bị phá huỷ chỉ sau từ 10- 30 năm sử dụng. Hầu hết các kết cấu này trong quá trình làm việc đều tiếp xúc với môi trường không khí và nước biển. Giữa vật liệu và môi trường luôn xảy ra các tác động qua lại và bản thân bê tông luôn thay đổi trạng thái cấu trúc;

Cho đến nay toàn Việt Nam nói chung cũng như các huyện ven biển tỉnh Thái Bình nói riêng tình trạng ăn mòn kết cấu BT & BTCT trong môi trường biển nhìn chung là tình trạng ăn mòn sunfat bê tông và ăn mòn clorua cốt thép trong bê tông trong môi trường biển.

Tình trạng ăn mòn sunphat bê tông [14]: Kết quả khảo sát và kiểm tra cường độ bê tông hàm lượng SO3 cho thấy:

Hàm lượng SO3 trong bê tông có xu hướng tăng cao ở lớp bê tông phía ngoài (0-4cm) và giảm xuống ở lớp sâu phía trong (6-10cm), nhưng tất cả các mẫu kiểm tra đều có hàm lượng SO3 thấp hơn 6% so với khối lượng xi măng;

Cường độ bê tông tương đối cao so với thiết kế ban đầu và không bị suy giảm theo thời gian;

Ta có thể đánh giá là có xảy ra sự ăn mòn sunfat bê tông do sự xâm nhập muối sunfát từ nước biển nhưng tốc độ rất chậm và hầu như BT&BTCT ở vùng ngập nước biển và vùng cửa sông, ven biển chưa xuất hiện dấu hiệu hư hại do bị ăn mòn sunfat.

Tình trng ăn mòn clorua ct thép trong bê tông [14]:

Vùng ngập nước: Ở Việt Nam, do điều kiện kỹ thuật của việc khảo sát đánh giá phần kết cấu bê tông và cốt thép ngập trong nước biển tiến hành chủ yếu thông qua nghiên cứu tác động xâm thực của môi trường với các mẫu ngâm trong nước biển. Kết quả cho thấy, dạng phá hủy chính kết cấu bê tông cốt thép là ăn mòn sunfat bê tông, gây bởi ion SO42- có trong nước biển tạo ra khoáng ettringit trương nở thể tích làm nứt vỡ bê tông. Các vết nứt thường có dạng lưới được hình thành sau khoảng 20 – 30 năm. Các kết quả điều tra khảo sát cho thấy hầu như các kết cấu BTCT ở vùng hoàn toàn ngập nước biển có niên hạn từ 30 năm đến 90 năm. Cốt thép gần như chưa bị ăn mòn hoặc chỉ bị gỉ nhẹ, bê tông chưa bị nứt vỡ hay phá hủy.

Vùng nước lên xung: Ở vùng này hiện tượng phả hủy và ăn mòn kết cấu mang tính toàn diện thể hiện ở chỗ: Hầu hết các kết cấu sau khoảng 10-15 năm làm việc trong môi trường này đều thấy xuất hiện các vết nứt có bề rộng 1 – 20mm, chạy dài dọc theo các thanh cốt thép bị gỉ nặng do ăn mòn. Nhiều chỗ có lớp gỉ quá dày làm bong tách hẳn lớp bê tông bảo vệ, cốt thép lộ ra ngoài và bị gỉ rất nặng. Ngoài ra, bê tông còn bị sóng biển bào mòn và rũa lỗ chỗ bề mặt do bào mòn rửa trôi.

Vùng khí quyển trên bin và ven bin: Hiện tượng ăn mòn và phá hủy kết cấu mang tính cục bộ thường xảy ra mạnh đối với kết cấu nằm ở vị trí hứng chịu mưa gió và khô ẩm thường xuyên như khu phụ, ban công, cầu thang, dầm cột…, phía mặt ngoài công trình. Đối với các kết cấu nằm ở vị trí khô ráo không bị ẩm ướt thường ít bị hư hỏng do ăn mòn hơn. Hiện tượng ăn mòn, phá hủy phổ biến là sau khoảng 15-25 năm sử dụng, trên bề mặt lớp bê tông bảo vệ thường xuất hiện các vết nứt bề rộng trung bình 5-15mm chạy dọc theo các thanh cốt thép.Với kết cấu dạng bản, sàn thường bị bong tách từng mảng lớn lớp bê tông bảo vệ, cốt thép lộ ra ngoài và bị gỉ rất nặng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá thực trạng vận hành từ đó đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình ngăn mặn vùng triều cống trà linh i thái thụy - thái bình (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)