VINAFOOD 1 3.1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty bột mỳ Vinafood 1 (Trang 67 - 70)

- Cán bộ lãnh đạo cấp cao:

VINAFOOD 1 3.1 Thành tựu

3.1 Thành tựu

Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty bột mỳ Vinafood 1đã thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, không những đem lại hiệu quả riêng cho công ty mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho thành phố nói riêng và đất nước nói chung ( hàng năm công ty có nghĩa vụ nộp cho ngân sách Nhà nước trên dưới 500 triệu VNĐ ). Công ty đã đạt được những thành tựu như sau:

- Trước khi tiến hành đào tạo cong ty đã phân tích kỹ nhu cầu đào tạo từ phân tích công ty, phân tích nhu cầu công việc và phân tích nhu cầu nhân viên nên hầu hết các chương trình đào tạo đều đem lại hiệu quả tích cực cho công ty.

- Các chương trình đào tạo đã tạo ra đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, kỹ năng vững vàng hơn, tự tin hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc, làm cho kết quả kinh doanh không ngừng tăng lên góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.

- Ý thức kỉ luật từng bộ phận trong công ty tăng lên rõ rêt, bầu không khí văn hóa trong công ty ngày càng được cải thiện, mọi thành viên trong công ty đều tạo điều kiện để phát huy tài năng của mình và yên tâm làm việc với tinh thần dân chủ, thân thiện, đoàn kết.

- Một số hình thức đào tạo ngoài do có đội ngũ giáo viên giỏi, giáo trình biên soạn với nội dung phong phú cùng với các trang thiết bị hiện đại như: máy chiếu, giáo cụ trực quan…đã làm cho các học viên dễ thích hơn với môi trường làm việc thực tế. Hơn nữa hình thức đào tạo nội bộ như kèm cặp, chỉ dẫ công việc, thảo luận hội nghị đã làm cho cán bộ quản lý và nhân viên dưới

quyển dễ dàng hợp tác với nhau hơn trong công việc. Các hình thức này không những khai thác, tận dụng được những năng lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên mà còn tiết kiệm chi phí đào tạo cho Công ty. - Về số lượng nguồn nhân lực, trong 2 năm gần đây công ty đã có đủ số lượng phục vụ cho quá trình sản xuất và chất lượng của công nhân viên đã được nâng lên rất nhiều. Điều đó được thể hiện qua số lượng sản phẩm sai hỏng đã giảm đi đáng kể, uy tín về chất lượng sản phẩm đã ngày càng được nâng cao thể hiện qua số đơn đặt hàng ngày càng nhiều, công nhân hoàn thành tốt mọi khối lượng công việc được giao.

- Về kết quả đào tạo, học viên sau khi được đào tạo tương đối hài lòng với khóa học và họ đánh giá rằng những khóa học này đã truyền đạt được đầy đủ những kiến thức cần thiết và công tác chuẩn bị tương đối tốt, do đó sau khi đào tạo học viên có thể bắt tay vào làm việc thực tế luôn.

- Việc công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân giúp cho họ có khả năng tự đánh giá khả năng của mình, thúc đẩy sự phấn đấu, kích thích người lao động khả năng ham học hỏi,tự hoàn thiện bản thân.

- Cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao trình độ quản lý, các vấn đề trong công ty có để được đảm nhiệm bởi một người, do đó công ty đang hướng tới việc thực hiện quá trình giảm biên chế, giảm bớt số lượng công nhân viên.

3.2. Hạn chế

Trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh những kết quả đạt dược vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục.

- Vì đối tượng được cử đi đào tạo là những nhân viên theo quy hoạch phát triển của công ty, những người có hợp đồng không xác định thời hạn nên đã làm cản trở việc nâng cao trình độ chuyên môn của những nhân viên mới khác. Mặc khác, công ty chưa lập được kế hoạch đào tạo trong dài hạn mang tính chiến lược lâu dài.

- Có hình thức đào tạo có thể áp dụng cho cả hai đối tượng là cán bộ quản lý và các nhân viên trong công ty nhưng thực tế lại không áp dụng như vậy. Ví dụ, như chương trình văn hóa doanh nghiệp, nghệ thuật quản lý trong doanh nghiệp chỉ áp dụng cho cán bộ quản lý, nếu công ty cử nhân viên đi học cùng thì chính nhân viên đó sẽ có thêm kiến thức để giúp cho việc kèm cặp được dễ dàng hơn, họ sẽ có thêm kiến thức để tự quản lý bản thân mình trong công ty và cuộc sống. Đồng thời văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố cực kì quan trọng, nó nói lên thái độ, hành vi ứng xử của nhân viên trong công ty với nhau và với mọi người xung quanh, Điều này không những đã làm ảnh hưởng đến vấn đề xay dựng đội ngũ cán bộ kế cận có kinh nghiệm mà còn làm hạn chế khả năng học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty: trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo công ty đã không để ý tới những công nhận viên khác cũng có nhu cầu được đào tạo và phát triển để nâng cao trình độ tay nghề của họ. Họ muốn đào tạo thì phải tự mình đi học hỏi thêm ở các cơ sở khác, do đó đã không khích lệ nhân viên trong việc nâng cao tay nghề của mình.

- Về giáo trình công ty nên có một giáo trình hoàn chỉnh vừa để giáo viên có cơ sở lý luận truyền đạt kiến thức vừa để cho học viên có thêm tài liệu tham khảo ở trên lớp cũng như tự học ở nhà, từ đó giúp cho học viên chủ động học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn.

- Một số giáo viên trong đội ngũ giảng dạy của công ty chưa được đào tạo một cách bài bản để họ có khả năng truyền đạt đầy đủ các kiến thức cho học viên vì một số giáo viên còn trẻ, hoặc những người không có kiến thức sư phạm. Ngoài ra công ty chưa thuê hoặc liên kết với giáo viên ở các trường khác để giảng dạy cho nhân viên của công ty.

- Số lượng thời gian giảng dạy với một số học viên đánh giá là chưa đủ để có thể nắm bắt được hết các kiến thức, như đối với nội dung đào tạo may

giầy thì học viên đòi hỏi cũng như chương trình đào tạo của các công ty khác là 90 ngày, trong khi đó công ty chỉ đào đào 80 ngày, chênh lệch 10 ngày. - Kinh phí cho mỗi khóa học, so vơi công ty khác như công ty giầy Thượng Đình là khoảng 220.000 đồng/ học viên thì kinh phí đào tạo của Công ty bột mỳ Vinafood 1vẫn ở mức thấp, do đó chỉ đáp ứng được nhu cầu đào tạo trước mắt.

- Sau mỗi khóa học công ty không có chế độ đối với những học viên có thành tích tốt cũng như đối với việc tham gia khóa học chưa tạo được sự nhiệt tình, tự nguyện do đó chất lượng mỗi khóa học chưa đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Chưa có người nào được đi đào tạo ở nước ngoài, Vì hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, khó khăn trong kinh doanh càng tăng lên rõ rệt, và ngày nay khi thời đại của công nghệ bùng nổ thì việc tiếp thu và học hỏi từ các nước phát triển là điều cần thiết.

- Một số nhân viên sau khi được dử đi đào tạo lại chuyển sang công ty khác làm việc, làm cho việc đào tạo không hiệu quả và tính chất ổn định của đội ngũ lao động trong công ty chưa cao.

- Thiếu khả năng chuyển hóa những thông tin mới có được sau khi đào tạo và trong tình hình công việc thực tế.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty bột mỳ Vinafood 1 (Trang 67 - 70)