24 LÀM GIẢ MÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG
24.2 6.5 Ôtô dùng LPG và NGV
Rất khó mà dự đoán được tỉ lệ nhiên liệu tái sinh trong toàn bộ năng lượng tiêu thụ cho giao thông vận tải đến thập niên đầu thế kỷ 21. Những yêu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng này là:
- Tính khắt khe của luật về môi trường, mức độ tiêu thụ năng lượng, mức độ thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giao thông. - Tâm lý của người sử dụng.
Ở Mỹ, theo dự báo, trong số những sản phẩm không truyền thống thì khí dầu mỏ hoá lỏng LPG và khí thiên nhiên NGV sẽ chiếm ưu thê với mức độ tiêu thụ theo thứ tự khoảng 2 và 3% tổng lượng xăng tiêu thụ năm 2010. Tuy nhiên tình trạng giao thông ở Mỹ rất đặc biệt (xăng chiếm đại bộ phận trên thị trường nhiên liệu, luật môi trường rất khắt khe) nên không thể tổng quát hoá dự báo này cho những khu vực khác trên thế giới.
Nhiên liệu sinh học chỉ được sử dụng ở một vài khu vực trên thế giới (Châu Âu, Mỹ, Brazin, và Châu Phi). Ở Châu Âu người ta dự kiến sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học với mục tiêu là thay thế được 5% tổng lượng nhiên liệu truyền thống trong tương lai.
Khí thiên nhiên có trữ lượng rất lớn và được phân bố hầu hết khắp các Châu Lục nên nó là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ô tô. Tuy nhiên, yếu tô quyết định cho việc phổ biến rộng rãi ô tô dùng khí thiên nhiên là lợi ích thực sự của chúng (tính năng kinh tế-kỹ thuật, vấn đề ô nhiễm môi trường), tâm lý của người sử dụng (mức độ an toàn), việc xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ cho ô tô sử dụng khí thiên nhiên…(xem chương 5). Người ta dự đoán ở Mỹ vào năm 2010 sẽ có khoảng 25% ô tô sử dụng NGV.
Methanol dường như không có nhiều hứa hẹn trở thành nhiên liệu thay thế.
Trên đây đã giới thiệu đến ưu thế của LPG như là nhiên liệu tái sinh và đặc biệt nhấn mạnh sự phổ biến rộng rãi của chúng ở một số vùng trên thế giới (Hà Lan, Ý, Viễn Đông). Trên phạm vi toàn cầu, việc sử dụng LPG cho ô tô chiếm khoảng 3% lượng nhiên liệu lỏng truyền thống trong tương lại gần.