Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực i - tỉnh thái bình (Trang 44 - 45)

huy động vốn; có những lúc vốn huy động tăng nhanh và cao ở từng nơi, từng lúc, vì thế có ngân hàng thừa vốn, có ngân hàng thiếu vốn. Trong thời gian qua, nguồn vốn ngắn hạn của các NHNo-KVI Tỉnh Thái Bình chưa thực sự ổn định và lượng vốn mà các Chi nhánh huy động được chưa hiệu quả, cụ thể :

Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh chưa hợp lý, có sự mất cân đối giữa các hình thức huy động : Huy động qua tiền gửi tiết kiệm và huy động qua tiền gửi của các TCKT, tiền gửi của các TCKT vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, điều này chứng tỏ khách hàng chưa thực sự bị hấp dẫn bởi lãi suất và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho họ.

Thứ hai, phương thức huy động còn đơn điệu : Chỉ đơn thuần là các hình thức huy động tiền gửi như tìên gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán… và đưa ra rất ít các hình thức khuyến mại hấp dẫn như các NHTM CP như tiết kiệm bậc thang, gửi một lần nhưng rút gốc linh hoạt cho nhu cầu chi tiêu vẫn được hưởng lãi suất cao; gửi góp nhưng lĩnh ra một lần vào cuối kỳ với lãi suất hấp dẫn…

Thứ ba, chi phí huy động vốn còn cao do phải cạnh tranh về lãi suất, đưa ra các chương trình khuyến mại, các dịch vụ quảng cáo,…

Thứ tư, công tác tiếp thị, tuyên truyền chưa tốt, chưa thu hút được nhiều khách hàng đến NHNo, đặc biệt trong địa bàn thành phố.

Ngoài ra các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn cũng chưa nhiều như dịch vụ két sắt, ký gửi tài sản. Ngân hàng cần mở rộng và thực hiện các dịch vụ này phong phú hơn.

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực i - tỉnh thái bình (Trang 44 - 45)