Kỳ hạn của nguồn vốn luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn của một ngân hàng. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn sẽ cho biết mức độ cao hay thấp đối với khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, một cơ cấu vốn theo kỳ hạn có phù hợp hay không sẽ quyết định trực tiếp đến lãi suất đầu ra của ngân hàng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó NHNo-KVI Tỉnh Thái Bình luôn chú trọng vào sự an toàn trong kinh doanh.
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng 2009 2010 2011 PS tăng trong kỳ Số dư cuối kỳ PS tăng trong kỳ Số dư cuối kỳ PS tăng trong kỳ Số dư cuối kỳ Nguồn Vốn 1,112,894 131,662 1,039,889 141,464 1,694,034 180,921 1.Tiền gửi của khách hàng 1,107,690 125,721 1,037,231 137,291 1,691,747 178,730 1.1.Tiền gửi không kỳ hạn 252,836 3,569 357,306 4,385 529,314 6,720 1.2. Tiền gửi tiết kiệm 854,854 122,152 679,925 132,906 1,162,433 172,010 1.2.1. Tiền gửi tiết kiệm
KKH 6,925 330 12,629 218 7,297 677 1.2.2. TGTK KH dưới 12 tháng 660,721 95,510 633,724 111,869 1,129,379 155,067 1.2.3. TGTK KH từ 12 đến 24 tháng 34,172 20,152 31,510 20,195 25,164 15,909 1.2.4. TGTK KH trên 24 tháng 1,251 227 380 248 593 251 1.2.5. Tiền gửi TK khác 151,785 5,933 1,682 376 0 106 2. Phát hành GTCG 5,204 5,941 2,658 4,173 2,287 2,191
Bảng 2.7.1. Bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
2009 2010 2011
SD cuối kỳ Tỷ trọng SD cuối kỳ Tỷ trọng SD cuối kỳ Tỷ trọng Tiền gửi của khách
hàng 119,788 100 136,915 100 178,624 100
Tiền gửi không kỳ
hạn 3,899 3.25 4,603 3.36 7,397 4.14
Tiền gửi có kỳ hạn 115,889 96.75 132,312 96.64 171,227 95.86
Biểu đồ 2. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn
Ta thấy, nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, luôn chiếm trên 95% trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng rất ít là do nguồn vốn chủ yếu huy động từ vốn nhàn rỗi trong dân cư, người dân chủ yếu gửi tiết kiệm để được an toàn và hưởng lãi suất. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế gửi vào Ngân hàng nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, cả nguồn vốn
KKH và nguồn vốn có KH đều liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 41,705 triệu đồng so với năm 2010, trong đó TG KKH tăng 2,749 triệu đồng ( chiếm 6.6% trong tổng số vốn tăng thêm), TGC KH tăng 38,915 triệu đồng. Đây là một nguồn tiền quan trọng cho công tác sử dụng vốn dài hạn.
Với việc đa dạng hóa các hình thức gửi tiền với nhiều kỳ hạn khác nhau từ 1 tháng đến 60 tháng cùng với nhiều hình thức trả lãi đáp ứng nhu cầu của người dân làm cho tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng và phân theo kỳ hạn như sau:
Bảng 2.7.2. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
2009 2010 2011 SD cuối kỳ Tỷ trọng(%) SD cuối kỳ Tỷ trọng(%) SD cuối kỳ Tỷ trọng(%) 1. Tiền gửi tiết kiệm 116,219 100.00 132,530 100.00 171,904 100.00 1.1. Tiền gửi tiết
kiệm KKH 330 0.28 218 0.16 677 0.39 1.2. TGTK KH dưới 12 tháng 95,510 82.18 111,869 84.42 155,067 90.21 1.3. TGTK KH từ 12 đến 24 tháng 20,152 17.33 20,195 15.23 15,909 9.25 1.4. TGTK KH trên 24 tháng 227 0.21 248 0.19 251 0.15
Biểu đồ 3. Biểu đồ kết cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Đây là tiền thu nhập của dân cư chưa sử dụng được gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng. Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả thị trường, chính sách lãi suất của ngân hàng. Trong kết cấu của nguồn vốn có sự chênh lệch rõ rệt giữa các loại kỳ hạn, nguồn vốn chủ yếu tập trung ở TGTK KH dưới 12 tháng , luôn chiếm trên 80% tổng tiền gửi tiết kiệm,còn TGTK KKH và KH trên 24 tháng chiếm tỷ trọng rất ít. Điều này là do nguồn vốn chủ yếu từ dân cư đang nhàn rỗi, người dân đã hoặc chưa có mục đích sử dụng nên gửi vào Ngân hàng vừa đảm bảo an toàn vừa hưởng lãi. Lọai hình TGTK KH dưới 12 tháng rất phong phú với nhiều kỳ hạn khác nhau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hơn nữa, lọai tiền gửi này linh hoạt hơn các loại tiền gửi có kỳ hạn lâu hơn vì thời hạn ngắn có thể dễ dàng rút tiền đúng hạn để đảm bảo lãi suất được hưởng. Tuy TGTK có kỳ hạn có thể rút tiền trước hạn nếu người dân có nhu cầu nhưng nếu rút trước hạn thì lãi suất được hưởng rất thấp, thông thường thì lãi suất rút trước
hạn bằng lãi suất TGTK KKH. Vì thế người dân thường chọn loại hình tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn nhiều hơn để đảm bảo lãi suất. Nếu đến hạn mà khách hàng không đến nhận tiền thì hệ thống sẽ tự đông nhập lãi vào gốc và làm thành một khoản tiết kiệm mới cho khách hàng với kỳ hạn như cũ và theo lãi suất hiện hành tại Ngân hàng, điều này có thể giúp khách hàng tiếp tục gửi tiền mà không cần đến Ngân hàng khi đến hạn mà chưa cần dùng đến khoản tiền tiết kiệm đó. Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể gây ra rủi ro lãi suất cho khách hàng vì lãi suất Ngân hàng biến đổi không ngừng, khó dự đoán trước được. Đăc biệt, năm 2011 tình kinh tế biến động phức tạp, tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất biến động do đó ngân hàng đã khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm ngắn hạn bằng cách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, kỳ hạn càng dài lãi suất càng thấp.
Nguồn vốn từ TGTK kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng khoảng trên 10% trong tổng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Nguồn vốn này đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Ngân hàng. Nguồn vốn này chủ yếu từ dân cư với những khoản tiền xác định rõ mục đích chưa sử dụng đến trong thời gian dài của người dân, loại hình này đảm bảo tính ổn định về lãi suất cho khách hàng. Mặc dù để cho lợi nhuận cao, ngân hàng thường phải sử dụng các khoản vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra lớn, nhưng khi các khoản vốn ngắn hạn đến kỳ hạn thanh toán, khách hàng sẽ đến rút tiền thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh khoản. Do đó, việc tăng vốn trung, dài hạn là cần thiết đối với ngân hàng.
Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp( luôn dưới 1% trong tổng tiền gửi tiết kiệm) vì loại tiền gửi này được hưởng lãi suất rất thấp, thông thường chỉ khoảng 2%/năm nhưng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Loại tiền gửi này chủ yếu là do khách hàng gửi vào nhằm mục đích bảo đảm an toàn chứ không nhằm mục đích sinh lời.
Với trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối
kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất.