Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực i - tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: Triệu đồng

2009 2010 2011

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tiền gửi các

TCKT 3,062 2.31 4,707 3.3 6,077 3.32

Tiền gửi từ dân cư 123,498 93.21 133,507 93.75 174,340 95.48

Phát hành GTCG 5,941 4.48 4,173 2.93 2,191 1.19

Ký quỹ 0 0 17 0.02 5 0.01

Tổng nguồn vốn 132,501 100 142,404 100 182,613 100

(Nguồn: BCĐ chi tiết của NHNo-KVI Tỉnh Thái Bình)

Qua các năm từ 2009 đến 2011 nguồn vốn huy động được không ngừng tăng. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 142,404 triệu đồng tăng 9,903 triệu đồng (7.48%) so với năm 2009. Đến năm 2011, tổng nguồn vốn huy động được tăng mạnh 28,23% (40,209 triệu đồng ) so với năm 2010. Hiện nay, nguồn vốn huy động chủ yếu từ các nguồn:

- Tiền gửi của các TCKT - Tiền gửi từ dân cư - Phát hành GTCG

Trong đó nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn đạt trên 90% tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân đạt 167,366 triệu đồng năm 2011, tăng 29,234 triệu đồng so với năm 2010 (năm 2010 đạt 138,132 triệu đồng). Dự kiến nguồn vốn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ phát hành GTCG chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn do ngân hàng rất ít đưa ra những chính sách khuyến mại hấp dẫn đi kèm với các chương trình huy động vốn. Tiền vay từ các tổ chức tín dụng và vay của NHTW là không có - đây là một hướng đi đúng vì đây là nguồn vốn có giá tương đối cao và ngắn hạn.

Năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, tỷ lệ lạm phát tăng cao ở nửa đầu năm 2011 và các ngân hàng phải chịu sự ảnh hưởng của cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng với nhau nhưng công tác huy động vốn của chinh nhánh vẫn có sự gia tăng vượt bậc. Nguyên nhân là do chi nhánh đã làm tốt công tác tuyên truyền quảng cáo, các sản phẩm mới, các chính sách khuyễn mãi tiền gửi tiết kiệm do tỉnh đưa ra áp dụng cho cả VNĐ - USD điển hình như chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng “Kỷ

niệm 24 năm thành lập Agribank ” cùng cới việc áp dụng công nghệ hiện đại

những lợi thế vốn có, duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đưa ra các tiện ích mới cho dịch vụ SMS Banking, Monile Banking, Internet Banking dành cho khác hàng doanh nghiệp… nên đã thu hút thêm được lượng tiền gửi của khách hàng, làm tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên. Đồng thời, Ngân hàng cũng đa dạng hóa các hình thức gửi tiền với nhiều kỳ hạn khác nhau như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… cho đến 60 tháng. Đa dạng hoá các hình thức trả lãi như: trả lãi hàng tháng, trả lãi trước, trả lãi hàng quý, trả lãi theo thời gian thực gửi.... Đây cũng là một cách tốt để đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Tuy nhiên, năm 2011 thị trường vàng có nhiều biến động nên có những thời điểm người dân đổ xô đi mua vàng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Đồng thời với thông tin sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, dù nhiều lần NHNN khẳng định sẽ đảm bảo an toàn hệ thống nhưng người dân vẫn có tâm lý gửi tiền vào những Ngân hàng lớn với uy tín lâu năm. Là một Ngân hàng chưa cổ phần, có uy tín lâu năm, được người dân tin tưởng cùng đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trách nhiệm nên kết quả hoạt động huy động huy động vốn của NHNo- KVI vẫn tăng trưởng khá cao.

Một phần của tài liệu công tác huy động vốn- thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực i - tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)