2. Kết cấu bài báo cáo:
2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc LVB đã bố trí các cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
Bảng 1: Tình hình vốn huy động của LVB chi nhánh Hà Nội.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Tăng trưỏng (%)
Số tiền Số tiền Số tiền
2011 2012 /2010 /2011 Tổng vốn huy động 3290 3790 4108 15,2 8,39 Theo kỳ hạn Có kỳ hạn 2464 3233,2 3186,52 31,2 -1,44 Không kỳ hạn 826 556,76 921,48 -32,6 65,51 Theo thành phần KT Dân cư 1320 1600,2 1374,66 21,2 -15.21 TCKT 1970 2089,8 2733,34 11,2 24,82
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng 1 ta có thể thấy khối lượng huy động vốn của LVB tăng dần qua các năm gần đây. Năm 2010 là 3290 tỷ VNĐ thì đến năm 2012 đã là 4108 tỷ VNĐ, điều này là dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển tốt của LVB tuy nhiên so với số vốn huy động của các ngân hàng thương mại khác thì con số này là không lớn. Rất dễ hiểu bởi lẽ LVB là một ngân hàng tương đối đặc thù hầu như chỉ tập chung vào các dự án trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào.
Biểu đồ 1.1: tình hình huy động vốn của LVB trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)
Xét về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn trong các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 74,9%, 85,3% và 77,56%. Xét về số tuyệt đối, xu hướng chung là tăng về khối lượng tiền gửi có kỳ hạn, tuy trong năm 2012 có giảm nhẹ 1,44% ( từ 3233,2 tỷ VNĐ xuống 3186,52 tỷ VNĐ )
Xét về cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế, ta có thể thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi dân cư, mà chủ yếu ở đây là tiền gửi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, cụ thể tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 59,9%, 57,78% , 66,55% trong các năm 2010, 2011, và 2012. Về số tuyệt đối tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng khá nhanh từ 1970 tỷ VNĐ năm 2010, 2089,8 tỷ VNĐ năm 2011 lên tới 2733,34 tỷ VNĐ năm 2012. Lượng tiền gửi này liên tục tăng lên trong các năm qua khẳng định được uy tín của Ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế. Ngân hàng LVB cũng đã biết tranh thủ lợi thế này để không ngừng tăng nguồn vốn có chi phí thấp hơn so với chi phí huy động vốn từ dân cư. Luồng vốn huy động này cũng liên quan trực tiếp đến các chính sách và tình hình kinh doanh của BIDV Việt Nam, bởi lẽ BIDV là ngân hàng có lượng tiền gửi lớn
nhất của LVB. Và những năm gần đây BIDV đều có kết quả kinh tốt, tăng trưởng tương đối bền vững và chính sách đầu tư ra nứoc ngoài ngày càng được đẩy mạnh vì vậy hứa hẹn nguồn vốn huy động của LVB sẽ ổn định và càng tăng nhanh hơn.
Mặt khác LVB đã có nhiều cố gắng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động khác như mở thêm các quỹ tiết kiệm , tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn dân cư. Ngân hàng tổ chức thu nhận tiền vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, thường xuyên có tổ thu tiền tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt. Đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời. Ngoài ra, còn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tạo tâm lý yên tâm và tin tưởng cho khách hàng.
2.1.3.2. Sử dụng vốn
Cho vay trong hoạt động của Ngân hàng là một quá trình tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với chức năng đi vay để cho vay nên các Ngân hàng nói chung cũng như LVB nói riêng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng như: đầu tư, phát triển các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu qủa và an toàn vốn. Từ nhận thức đó LVB chi nhánh Hà Nội đã có những quan điểm định hướng đúng đắn là “Tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc củng cố các bạn hàng truyền thống, đẩy mạnh thu hút các dự án có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng”.
Về tình hình hoạt động tín dụng tại LVB Hà Nội, Chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ nông lâm nghiệp, tiêu dùng... Chú trọng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng cho vay đối với xây dựng. Tích cực chuyển cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,. Cùng với toàn hệ thống từ ngày thành lập đến nay hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã không ngừng mở rộng góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển và
Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng tại LVB chi nhánh Hà Nội.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Tăng trưởng (%)
Số tiền Số tiền Số tiền 2011 2012
/2010 /2011
Tổng dư nợ 1844 2397,2 2794 30 16,55
Theo thời gian
Ngắn hạn 1322 1678,04 1928 26,9 15
Trung, dài hạn 522 719,16 866 37,7 20,42
Theo thành phần KT
Quốc doanh 276,6 407,52 486 47,3 19,26
Ngoài quốc doanh 1567,4 1989,68 2308 26,9 16
Theo loại tiền
VNĐ 1558 1989,68 2556 27,7 28,46
Ngoại tệ quy đổi 286 407,52 238 42,4 -41,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng 2 ta có thể thấy dư nợ cho vay đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây từ1844 tỷ VNĐ, 2397,2 tỷ VNĐ rồi 2794 tỷ VNĐ. Đây là kết quả tương đối khả quan trong điều kiện nền kinh tế đang rơi vào khó khăn những năm qua. Về cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn, cho vay doanh ngiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay doanh nghiệp quốc doanh, cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay bằng ngoại tệ khác.
Biểu đồ 2: tình hình cho vay của LVB trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)
Tuy nhiên cũng cần lưu ý thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nhất quán thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Huy động vốn khó khăn hơn, khiến lãi suất cho vay trong suốt thời gian dài luôn ở mức rất cao, làm tăng chi phí vốn, hạn chế việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Có những thời điểm lãi suất cho vay giảm nhẹ, nhưng thực tế vẫn cũng quá cao so với sức chịu đựng của các doanh nghiệp. Điều này đó làm ảnh hưởng tới công tác tín dụng trong điều kiện nền khách hàng vốn chưa bền vững của LVB, và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm quá trình thu hồi nợ, nợ ngoại bảng của LVB chưa đạt kết quả cao.
2.1.3.3. hình nợ xấu, nợ quá hạn
Môi trường kinh doanh khó khăn trong cả năm 2012 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trước khó khăn và thử thách như thời điểm vừa qua. Với mức khống chế tín dụng hiện tại, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất hạn chế. Hơn nữa, mức lãi suất tín dụng luôn quá cao khiến chi phí vốn bị đội lên, ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của đại đa số các doanh nghiệp khiến tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tăng mạnh trong toàn ngành ngân hàng.
Tại Chi nhánh trong điều kiện vốn điều lệ quá nhỏ (3,7 triệu USD), Chi nhánh gặp bất lợi rất lớn trong việc lựa chọn các khách hàng lớn mạnh, có tiềm lực tốt về tài chính. Và khách hàng của Chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ với khả năng chịu đựng trước các biến động bất lợi từ thị trường là hạn chế. Do vậy, trong năm 2012, nhiều khoản nợ xấu, nợ đến hạn tại Chi nhánh vẫn chưa thể thu hồi được. Trước tình hình trên, để ngăn chặn tình hình nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trong các năm tiếp theo, Chi nhánh đã làm hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro tín dụng từ nguồn dự phòng rủi ro và đã được Hội sở chính phê duyệt trong tháng 12/2012. Do đó, tính đến thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh vẫn được duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 3 : Nợ quá hạn của LVB trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012) 2.1.3.4. kinh doanh
Với nỗ lực cao của Chi nhánh trước những điều kiện khó khăn của nền kinh tế, năm 2012 vừa qua hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng doanh thu của Chi nhánh đạt 308,6 tỷ đồng, bằng gần 110% doanh thu cả năm 2011. Trong đó, thu từ lãi tiền gửi, tiền vay đạt 286,1 tỷ đồng .
Tổng thu dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ ròng đến thời điểm 31/12/2012 đạt 635 ngàn USD quy đổi, tăng 35% so với năm 2011 và đạt 105% so với kế hoạch được giao cả năm 2012.
Chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro đến 31/12/2011 đạt trên 52,87 tỷ đồng (tương đương 2,58 triệu USD), tăng 50% so với cả năm 2011. Trong năm 2012, do Chi nhánh thực hiện cơ chế lương mới khiến chi phí bị tăng lên đáng kể, và việc xử lý rủi ro tín dụng từ nguồn dự phòng rủi ro cũng khiến lợi nhuận của Chi nhánh bị sụt giảm. Hơn nữa việc chưa được tăng vốn điều lệ trong năm 2011 đã gây thiệt hại lớn cho kết quả kinh doanh của Chi nhánh, ước tính lên khoảng 600 ngàn USD. Do những bất lợi trên, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh trong năm 2011 chỉ đạt 23% so với năm 2010, và bằng 15% so với kế hoạch được giao.
Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến 31/12/2012 đạt 25,7 tỷ đồng, đảm bảo việc trích đúng, đủ dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó:
Dự phòng cụ thể đạt 11,4 tỷ đồng, tương đương 549 ngàn USD quy đổi.
Dự phòng chung đạt 15,5 tỷ đồng, tương đương 744 ngàn USD quy đổi. Phương hướng nhiệm vụ năm 2013
Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản:
Huy động vốn tại chỗ đạt 40 triệu USD quy đổi, tăng 21%.
Tổng dư nợ đạt 80 triệu USD quy đổi, tăng 19%.
Thu nhập ròng từ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ đạt 800 ngàn USD quy đổi.
Chênh lệch thu chi trước trích DPRR đạt 2,3 triệu USD quy đổi.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1,3 triệu USD quy đổi.
2.2 . THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠINGÂN HÀNG NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ