Nghĩa việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng liên doanh lào – việt chi nhánh hà nội (Trang 29 - 61)

2. Kết cấu bài báo cáo:

1.2.4 nghĩa việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

* Đối với ngân hàng:

Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHTM mà tốt sẽ làm tăng khả năng sinh lời của sản phẩm, do giảm được sự chậm trễ và chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay. Thêm vào đó nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cao hơn khách hàng tìm đến nhiều hơn, cùng với chính sách khách hàng tốt họ sẽ có nhiều hợp đồng thu được nhiều lợi nhuận, tạo được mối quan hệ xã hội tốt.

* Đối với khách hàng:

Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tốt sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu vốn dễ dàng, nhanh chóng, với mức lãi suất hợp lý. Từ đó doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch kinh doanh thuận lợi, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

* Đối với nền kinh tế:

Xét trên phương diện toàn nền kinh tế, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các NHTM sẽ tác động tốt đến một số lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Vì phát triển cho vay tín dụng trung và dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ ngân sách nhà nước cho sản xuất kinh doanh. Tín dụng trung và dài hạn góp phần đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn tôt sẽ góp phần kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và uy tín quốc gia. Thêm vào đó tín dụng trung và dài hạn còn giải quyết các nạn thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chinhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

Thực hiện hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Dựa trên sự hợp tác, liên doanh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) vì thế Ngân hàng liên doanh Lào - Việt đã ra đời ngày 22 tháng 6 năm 1999 tại thủ đô Viêng Chăn - nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Ngân hàng liên doanh Lào - Việt thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một ngân hàng thương mại tiên tiến với công nghệ kỹ thuật hiện đại, phương thức giao dịch một cửa, đội ngũ cán bộ phục vụ khách hàng với phương châm phục vụ thuận tiện, nhanh chóng, chính sách và an toàn.

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo công văn số 253/QĐ-QHQT ngày 20/3/2000 cho phép Ngân hàng liên doanh Lào - Việt mở chi nhánh tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt triển khai thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào - Việt - Chi nhánh Hà Nội đã khai trương hoạt động vào ngày 27/3/2000 tại Hà Nội.

Ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các nghiệp vụ kinh doanh vì thế Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt - Chi nhánh Hà Nội bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của

doanh với nước Lào. Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động đầu tiên của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, ngân hàng cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất.

- Số vốn hiện nay của ngân hàng Lào – Việt – chi nhánh Hà Nội là 3.750.000 USD do Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt cấp. Năm 2000 được cấp vốn 2.500.000USD. Năm 2005, tăng vốn điều lệ lên 3.750.000USD.

* Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội

Với nhiệm vụ quan trọng, sinh ra để tăng cường mối quan hệ kinh tế, thanh toán, thương mại Việt Nam – Lào, và giúp các cá nhân và doanh nghiệp thuận lợi trong buôn bán hàng hóa, thúc đẩy và tăng cường quan hệ mậu dịch chính ngạch giữa hai quốc gia

Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội

Thành lập ngày 27/03/2000 theo giấy phép hoạt động số 05/GP-NHNN - Địa chỉ: 452 Phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, CHXHCN Việt Nam

- Điện thoại: +84.4.3.5737688/5737684, website: www.laovietbank.com.vn Ngân hàng luôn hướng tới:

- Khách hàng là trung tâm, là mục tiêu hoạt đông kinh doanh - Quản trị rủi ro là nền tảng của quản trị điều hành toàn hệ thống - Nhân sự và công nghệ là nhân tố quyết định sự thành công của LVB

Vì thế từ khi thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội không những hoàn thành được mục tiêu tăng cường mối quan hệ giữa hai nước mà còn kinh doanh có hiệu quả, đạt được mục tiêu khách hàng là trung tâm.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Liên doanh Lào–Việt Chi nhánh HàNội Nội

11.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội như sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

1.2.2 Chức năng của ngân hàng liên doanh Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội

− Thực hiện chuyển đổi đồng Việt Nam (VND), Kip (LAK) và các ngoại tệ khác, phục vụ khách hàng thanh toán. Làm nhiệm vụ giảI ngân các dự án theo chi định của Nhà nước.

− Nghiệp vụ huy động vốn: Thực hiện huy động vốn bằng các loại tiền LAK, VND, USD và ngoại tệ khác với nhiều hình thức và lãI suất thích hợp như: nhận tiền gửi thanh toán; nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ LÀO – VIỆT BANK

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HÀ NỘI BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO (BCFL) CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH CÁC CHI NHÁNH TẠI LÀO P. NGUỒN VỐN & KDDN TỔ KIỂM TRA NỘI BỘ P.TÍN DỤNG PHÒNGVĂN

và ngoài nước.

− Nghiệp vụ tín dụng đồng tài trợ:

+ Cho vay ngắn hạn: Cho vay theo hạn tín dụng; Cho vay từng lần; Chiết khấu bộ chứng từ có giá; Tài trợ xuất nhập khẩu.

+ Cho vay trung và dài hạn: Đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ; Đầu tư mở rộng sản xuất; Đầu tư dự án mới.

− Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước thông qua các hinh thức.

Bao gồm những hình thức: Thanh toán tín dụng chứng từ (L/C); Thanh toán nhờ thu (collection); Nhận chuyển tiền, thực hiện thanh toán trong và ngoài nước; Thanh toán hàng đổi hàng.

− Dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng:

Bao gồm là: bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh tiền ứng trước; Bảo lãnh bảo hành công trình; Bảo lãnh thanh toán.

− Các dịch vụ khác:

Gồm có: làm đại lý vốn ủy thác đầu tư; dịch vụ ngoại hối mua bán ngoại tệ; dịch vụ thẩm định dự án và tư vấn tài chính; các dịch vụ khác.

− Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội được thực hiện tất cả các nghiệp của một ngân hàng theo Luật của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc LVB đã bố trí các cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

Bảng 1: Tình hình vốn huy động của LVB chi nhánh Hà Nội.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Tăng trưỏng (%)

Số tiền Số tiền Số tiền

2011 2012 /2010 /2011 Tổng vốn huy động 3290 3790 4108 15,2 8,39 Theo kỳ hạn Có kỳ hạn 2464 3233,2 3186,52 31,2 -1,44 Không kỳ hạn 826 556,76 921,48 -32,6 65,51 Theo thành phần KT Dân cư 1320 1600,2 1374,66 21,2 -15.21 TCKT 1970 2089,8 2733,34 11,2 24,82

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)

Qua bảng 1 ta có thể thấy khối lượng huy động vốn của LVB tăng dần qua các năm gần đây. Năm 2010 là 3290 tỷ VNĐ thì đến năm 2012 đã là 4108 tỷ VNĐ, điều này là dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển tốt của LVB tuy nhiên so với số vốn huy động của các ngân hàng thương mại khác thì con số này là không lớn. Rất dễ hiểu bởi lẽ LVB là một ngân hàng tương đối đặc thù hầu như chỉ tập chung vào các dự án trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào.

Biểu đồ 1.1: tình hình huy động vốn của LVB trong 3 năm 2010, 2011, 2012.

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)

Xét về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn trong các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 74,9%, 85,3% và 77,56%. Xét về số tuyệt đối, xu hướng chung là tăng về khối lượng tiền gửi có kỳ hạn, tuy trong năm 2012 có giảm nhẹ 1,44% ( từ 3233,2 tỷ VNĐ xuống 3186,52 tỷ VNĐ )

Xét về cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế, ta có thể thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi dân cư, mà chủ yếu ở đây là tiền gửi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, cụ thể tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 59,9%, 57,78% , 66,55% trong các năm 2010, 2011, và 2012. Về số tuyệt đối tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng khá nhanh từ 1970 tỷ VNĐ năm 2010, 2089,8 tỷ VNĐ năm 2011 lên tới 2733,34 tỷ VNĐ năm 2012. Lượng tiền gửi này liên tục tăng lên trong các năm qua khẳng định được uy tín của Ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế. Ngân hàng LVB cũng đã biết tranh thủ lợi thế này để không ngừng tăng nguồn vốn có chi phí thấp hơn so với chi phí huy động vốn từ dân cư. Luồng vốn huy động này cũng liên quan trực tiếp đến các chính sách và tình hình kinh doanh của BIDV Việt Nam, bởi lẽ BIDV là ngân hàng có lượng tiền gửi lớn

nhất của LVB. Và những năm gần đây BIDV đều có kết quả kinh tốt, tăng trưởng tương đối bền vững và chính sách đầu tư ra nứoc ngoài ngày càng được đẩy mạnh vì vậy hứa hẹn nguồn vốn huy động của LVB sẽ ổn định và càng tăng nhanh hơn.

Mặt khác LVB đã có nhiều cố gắng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động khác như mở thêm các quỹ tiết kiệm , tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn dân cư. Ngân hàng tổ chức thu nhận tiền vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, thường xuyên có tổ thu tiền tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt. Đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời. Ngoài ra, còn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tạo tâm lý yên tâm và tin tưởng cho khách hàng.

2.1.3.2. Sử dụng vốn

Cho vay trong hoạt động của Ngân hàng là một quá trình tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với chức năng đi vay để cho vay nên các Ngân hàng nói chung cũng như LVB nói riêng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng như: đầu tư, phát triển các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu qủa và an toàn vốn. Từ nhận thức đó LVB chi nhánh Hà Nội đã có những quan điểm định hướng đúng đắn là “Tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc củng cố các bạn hàng truyền thống, đẩy mạnh thu hút các dự án có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng”.

Về tình hình hoạt động tín dụng tại LVB Hà Nội, Chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ nông lâm nghiệp, tiêu dùng... Chú trọng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng cho vay đối với xây dựng. Tích cực chuyển cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,. Cùng với toàn hệ thống từ ngày thành lập đến nay hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã không ngừng mở rộng góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển và

Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng tại LVB chi nhánh Hà Nội.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Tăng trưởng (%)

Số tiền Số tiền Số tiền 2011 2012

/2010 /2011

Tổng dư nợ 1844 2397,2 2794 30 16,55

Theo thời gian

Ngắn hạn 1322 1678,04 1928 26,9 15

Trung, dài hạn 522 719,16 866 37,7 20,42

Theo thành phần KT

Quốc doanh 276,6 407,52 486 47,3 19,26

Ngoài quốc doanh 1567,4 1989,68 2308 26,9 16

Theo loại tiền

VNĐ 1558 1989,68 2556 27,7 28,46

Ngoại tệ quy đổi 286 407,52 238 42,4 -41,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)

Qua bảng 2 ta có thể thấy dư nợ cho vay đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây từ1844 tỷ VNĐ, 2397,2 tỷ VNĐ rồi 2794 tỷ VNĐ. Đây là kết quả tương đối khả quan trong điều kiện nền kinh tế đang rơi vào khó khăn những năm qua. Về cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn, cho vay doanh ngiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay doanh nghiệp quốc doanh, cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay bằng ngoại tệ khác.

Biểu đồ 2: tình hình cho vay của LVB trong 3 năm 2010, 2011, 2012.

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LVB qua các năm 2010, 2011, 2012)

Tuy nhiên cũng cần lưu ý thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nhất quán thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Huy động vốn khó khăn hơn, khiến lãi suất cho vay trong suốt thời gian dài luôn ở mức rất cao, làm tăng chi phí vốn, hạn chế việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Có những thời điểm lãi suất cho vay giảm nhẹ, nhưng thực tế vẫn cũng quá cao so với sức chịu đựng của các doanh nghiệp. Điều này đó làm ảnh hưởng tới công tác tín dụng trong điều kiện nền khách hàng vốn chưa bền vững của LVB, và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm quá trình thu hồi nợ, nợ ngoại bảng của LVB chưa đạt kết quả cao.

2.1.3.3. hình nợ xấu, nợ quá hạn

Môi trường kinh doanh khó khăn trong cả năm 2012 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trước khó khăn và thử thách như thời điểm vừa qua. Với mức khống chế tín dụng hiện tại, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất hạn chế. Hơn nữa, mức lãi suất tín dụng luôn quá cao khiến chi phí vốn bị đội lên, ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ của đại đa số các doanh nghiệp khiến tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tăng mạnh trong toàn ngành ngân hàng.

Tại Chi nhánh trong điều kiện vốn điều lệ quá nhỏ (3,7 triệu USD), Chi nhánh gặp bất lợi rất lớn trong việc lựa chọn các khách hàng lớn mạnh, có tiềm lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng liên doanh lào – việt chi nhánh hà nội (Trang 29 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w