III. Phân tích sự biến động của giá thành và các nhân tố ảnh hưởng dến giá thành điện năng tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lạ
2.3. Phân tích tình hình thực hiện giá thành của năm 2007 đối với tình hình thực hiện năm
hình thực hiện năm 2006
Bảng 10 : Số liệu tình hình thực hiện giá thành năm 2006 và năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị TH 2006 TH 2007 Tăng (giảm) Tăng (giảm) % 1.Tổng chi phí giá thành Tr. Đồng 2,842,601.14 2,931,750.87 89,149.73 3% 2.Điện thương phẩm Tr. Kwh 6,529.27 6,317.49 -211.78 -3% 3.Giá thành đơn vị đ/ kwh 435.36 464.06 28.70 7%
Nhận xét:
Ta thấy trong năm 2007, tổng chi phí giá thành tăng 89,149.73 Tr. Đồng (3%), điện thương phẩm lại giảm đi -211.78 Tr.kWh (3%), dẫn đến giá thành đơn vị tăng 28.70 đ/kWh so với năm 2006. Do tổng chi phí giá thành tăng nhanh mà tổng sản lượng điện lại giảm, dẫn đến giá thành đơn vị điện năng tăng so với năm 2006 .
Để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng giá thành sản phẩm điện năng của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ta sẽ áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích giá thành sản xuất điện năng của công ty. 1.Ảnh hưởng của sự thay đổi tổng chi phí giá thành đến giá thành sản xuất điện năng:
Do tổng chi phí giá thành tăng lên 89,149.73 Tr.đồng (3.11%), nên làm giá thành đơn vị tăng lên 13.6 đ/kWh.
2.Ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng điện thương phẩm (điện bán cho EVN) đến sự thay đổi giá thành sản xuất đơn vị điện năng:
Tuy sự thay đổi tổng chi phí làm cho giá thành đơn vị điện năng tăng lên, nhưng sản lượng điện thương phẩm giảm 211.78 Tr.kWh (3%), làm cho giá thành đơn vị điện năng tăng 15.05 đ/kWh (3.47%).
Ta sẽ đi sâu phân tích tác động của từng yếu tố chi phí đến giá thành đơn vị điện năng.
Bảng 11: Giá thành điện theo yếu tố của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại thực hiện năm 2006 và 2007
Yếu tố Đơn vị TH 2006 TH 2007 Chênh lệch
Tăng (giảm) % 1.Nguyên nhiên vật liệu Tr. Đồng 1,411,556 1,456,378.39 44,822.39 3% 2.Nhân công Tr. Đồng 82,514 101,196.36 18,682.36 23% 3.Khấu hao TSCĐ Tr. Đồng 965,752 961,190.27 -4,561.73 -0,47% 4.Dịch vụ mua ngoài Tr. Đồng 5,323 5,579.67 256.67 5% 5.Sửa chữa TSCĐ Tr. Đồng 120,000 147,236.16 27,236.16 23% 6.Các CP bằng tiền khác Tr. Đồng 59,829 69,688.79 9,859.79 16% 7.Chi phí hoạt động tài
chính Tr. Đồng 190,366 182,005.73 -8,360.27 -4%
Tổng giá thành Tr. Đồng 2,835,340 2,923,275 87,935 3%
Bảng 12: Giá thành đơn vị điện năng theo yếu tố của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại năm 2006 và 2007
Yếu tố Đơn vị TH 2006 TH 2007 Chênh lệch
Tăng (giảm) % 1.Nguyên nhiên vật liệu đ/kWh 216.19 230.53 14.34 7%
2.Nhân công đ/kWh 12.64 16.02 3.38 27%
3.Khấu hao TSCĐ đ/kWh 147.91 152.15 4.23 3%
4.Dịch vụ mua ngoài đ/kWh 0.81 0.88 0.07 8%
5.Sửa chữa TSCĐ đ/kWh 18.38 23.30 4.93 27%
6.Các CP bằng tiền khác đ/kWh 9.16 11.03 1.87 20% 7.Chi phí hoạt động tài
chính đ/kWh 29.15 28.81 -0.34 -1%
Nhìn vào 2 bảng 10 và bảng 11 ta thấy tổng chi phí giá thành các yếu tố năm 2007 đều tăng so với năm 2006 ngoại trừ chi phí hoạt động tài chính là giảm nhưng mức giảm lại không đáng kể. Chính sự gia tăng các chi phí này đã làm cho giá giá thành đơn vị điện năng của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 ( tăng 28,48 đ/kWh tương ứng với mức tăng 7%)
Để tính ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố chi phí đến thay đổi giá thành sản xuất điện năng của công ty (ở đây ta xét đến giá thành đơn vị sản xuất điện năng) ta sử dụng phương pháp liên hoàn như sau:
• Ảnh hưởng do sự giá tăng chi phí nguyên nhiên vật liệu:
Trong năm 2007 chi phí nguyên nhiên vật liệu của công ty là 1,456,378.39 tr.đồng, chiếm 49,8% trong tổng chi phí giá thành sản xuất điện năng của công ty. So với năm 2006 thì chi phí nguyên nhiên vật liệu của công ty tăng 44,822.39 tr.đồng (tăng 3%)
(đ/kWh)
Do chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí giá thành nên việc gia tăng của yếu tố chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của giá thành sản xuất đơn vị điện năng của công ty. Cụ thể năm 2007 chi phí nguyên vật liệu tăng lên đã làm cho giá thành đơn vị sản xuất điện năng tăng lên 6,86 đ/kWh, tăng 1,58% so với năm 2006. Để có thể lập kế hoạch hạ giá thành sản xuất đơn vị điện năng thì cần phải tìm ra biện pháp hạ chi phí nguyên vật liệu, một trong những chi phí có tác động lớn đến việc tăng giá thành sản xuất đơn
vị điện năng trong năm vừa qua. Tuy nhiên để làm được việc này lại không hề dễ dàng bởi chi phí nguyên vật liệu không do công ty quyết định mà giá chi phí nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào tình hình thế giới cũng như việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Mặc dù vậy để giảm chi phí nguyên vật liệu có một phương pháp gián tiếp đó là giảm cước phí vận chuyển, tận dụng tối đa nhiệt trị của than cũng như dầu. Phần này em sẽ trình bày kỹ hơn trong chương III
• Ảnh hưởng do sự gia tăng chi phí nhân công:
Năm 2007 chi phí nhân công của công ty là 101,196.36 tr.đồng, chiếm 3,46% trong tổng chi phí giá thành của công ty. So với năm 2006 chi phí nhân công của công ty đã tăng lên 18,682.36 tr.đồng (tăng 23%). Trong năm 2007 đã có sự dịch chuyển cấu trúc chi phí, chi phí nhân công là 3,46% so với năm 2006 là 2,91%.
Ảnh hưởng của chi phí nhân công :
(đ/kWh)
Trong tổng chi phí giá thành sản xuất điện năng của công ty thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng không lớn. Nhưng sự gia tăng này cũng làm ảnh hưởng đến việc tăng giá thành đơn vị sản xuất điện năng, cụ thể là tăng 2,86đ/kWh so với năm 2006.
• Ảnh hưởng của chi phí khấu hao TSCĐ
công ty. So với năm 2006 chi phí khấu hao TSCĐ giảm 4,561.73 tr.đồng (giảm 0,47%).
Ảnh hưởng của việc giảm chi phí khấu hao TSCĐ:
(đ/kWh)
Do chi phí khấu TSCĐ của công ty giảm so với năm 2006 lên nó làm cho giá thành đơn vị sản xuất điện năng của công ty giảm 0,7 đ/kWh ( giảm 0,16%)
• Ảnh hưởng của chi phí dịch vụ mua ngoài
Trong tất cả các yếu tố chi phí giá thành sản xuất điện năng thì chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất . Năm 2007 chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty là 5,579.67 tr.đồng. So với năm 2006 chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty tăng 256.67 tr.đồng ( tăng 5%).
Ảnh hưởng của sự gia tăng chi phí dịch vụ mua ngoài :
Ta thấy chi phí cho yếu tố dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ lệ rất nhỏ lên hầu như ảnh hưởng rất ít đến sự gia tăng giá thành sản xuất đơn vị điện năng ( làm cho giá thành sản xuất đơn vị điện năng tăng 0,04 đ/kWh).
• Ảnh hưởng của chi phí sửa chữa TSCĐ :
Trong năm 2007 chi phí sửa chữa TSCĐ của công ty là 147,236.16 tr.đồng, chiếm 5% trong tổng chi phí giá thành sản xuất điện năng của công ty. So với năm 2006 chi phí sửa chữa TSCĐ của công ty tăng lên 27,236.16 tr.đồng ( tăng 23%).
Ảnh hưởng của sự gia tăng chi phí sửa chữa TSCĐ :
(đ/kWh)
Ta thấy chi phí sửa chữa TSCĐ tăng lên làm giá thành sản xuất đơn vị điện năng năm 2007 tăng 4,17 đ/kWh so với năm 2006 (tăng 0,96 %). Nhưng chi phí sửa chữa TSCĐ là bắt buộc đối với công ty lên việc tăng hay giảm chi phí sửa chữa TSCĐ là do việc điều hành của công nhân, tức là tùy vào tay nghề của công nhân. Do vậy muốn giảm chi phí sửa chữa TSCĐ để giảm giá thành sản xuất đơn vị điện năng thì công ty cần tuyển những công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm…
• Ảnh hưởng của chi phí khác
Trong năm 2007, các chi phí bằng tiền khác của công ty là 69,688.79 tr. Đồng, chiếm 2,4% trong tổng chi phí giá thành sản xuất điện năng của công
ty. So với năm 2006 chi phí bằng tiền khác của công ty tăng lên 9,859.79 tr.đồng (tăng 16%).
đ/kWh
Cũng tương tự như chi phí dịch vụ mua ngoài, do chiếm tỷ trọng không lớn trong cấu trúc chi phí giá thành nên sự thay đổi (gia tăng) của yếu tố chi phí khác bằng tiền không ảnh hưởng đáng kể vào chi phí giá thành sản xuất đơn vị điện năng.
• Ảnh hưởng của chi phí tài chính
Năm 2007 chi phí hoạt động tài chính của công ty giảm 8,360.27 tr.đồng so với năm 2006 ( giảm 4%)
Ảnh hưởng của chi phí hoạt động tài chính :
đ/kWh
Với việc giảm chi phí họat động tài chính thì công ty đã giảm được 1,28 đ/kWh trong giá thành sản xuất đơn vị điện năng
Bảng 13 : Tổng kết ảnh hưởng của các yếu tố chi phí đến giá thành sản xuất điện năng
Yếu tố chi phí Tỷ lệ ki(%) 1.Chi phí nguyên vật liệu 6.68 1.58 52.66
2.Chi phí nhân công 2.86 0.65 21.67
3.Chi phí khấu hao TSCĐ -0.7 -0.2 -6.67
4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 0.04 0.001 0.03
5.Chi phí sửa chữa lớn 4.17 0.96 32
6.Chi phí bằng tiền khác 1.51 0.35 11.67
7.Chi phí hoạt động tài chính -1.28 -0.3 -10
Tổng 13.28 3.101 100
Nhận xét:
Qua các bước tính toán trên ta thấy rằng trong năm 2007 giá thành sản xuất đơn vị điện năng tăng lên do sự tăng lên của tổng chi phí giá thành nhanh hơn với sự gia tăng của tổng sản lượng điện thương phẩm (điện bán cho EVN). Trong đó phải kể đến sự tăng lên của chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sửa chữa TSCĐ, còn các yếu tố khác lại có mức ảnh hưởng chênh lệch nhau không đáng kể. Qua đó thấy rằng để giảm chi phí giá thành sản xuất điện năng cần phải giảm chi phí đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sửa chữa TSCĐ. Tuy nhiên trong các yếu tố chi phí ta cũng cần phân biệt những yếu tố chi phí chủ quan và những yếu tố chi phí khách quan.
Yếu tố chi phí khách quan là các yếu tố chi phí chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài nhiều
Yếu tố chi phí chủ quan là các yếu tố chi phí chịu sự tác động từ bên trong, công ty có thể kiểm soát, điều chỉnh các chi phí này một cách hợp lý
Trong các yếu tố chi phí trên thì chi phí nhân công và chi phí sửa chữa TSCĐ là các yếu tố chi phí chủ quan. Như vậy, để giảm chi phí giá thành, công ty cần cố gắng tìm biện pháp giảm các chi phí này.
Các yếu tố chi phí còn lại là các yếu tố chi phí khách quan, công ty không thể điều chỉnh các loại chi phí này một cách trực tiếp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó công ty có thể tìm biện pháp để kiểm soát các loại yếu tố chi phí này. Trong phân tích trên ta thấy rằng chi phí nguyên nhiên vật liệu là yếu tố chi phí có ảnh hưởng lớn nhất đến sự gia tăng giá thành sản xuất đơn vị điện năng của năm 2007, tuy nhiên đây lại là yếu tố chi phí khách quan, nguyên nhiên vật liệu của công ty (nhiên liệu chính là than và dầu FO) chủ yếu mua của Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam và của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, lượng mua này là do nhu cầu sản xuất điện mà Tổng công ty điện lực Việt Nam yêu cầu, giá mua nguyên nhiên liệu không do tổng công ty quyết định. Như vậy chi phí nguyên nhiên vật liệu là yếu tố chi phí có ảnh hưởng lớn nhất đến giá thành sản xuất điện năng, song công ty lại không thể trực tiếp giảm chi phí này. Tuy nhiên, công ty có thể giảm lượng nguyên nhiên liệu mua vào bằng cách tận dụng tốt nhiệt trị của than dầu, giảm các chi phí vận chuyển… Vấn đề này em sẽ đề cập rõ hơn ở chương sau.
PHẦN III