Những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu biện pháp giảm giá thành điện năng tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 29 - 32)

III. Phương pháp phân tích sự biến động về giá thành sản phẩm

6. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Nhân tố chủ quan:

- Tìm kiếm khách hàng: Doanh nghiệp phải chủ động tìm đến khách hàng từ khi khách hàng có nhu cầu xây dựng mặt bằng, yêu cầu khách hàng ký hợp đồng nguyên tắc.

- Sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên (CBCNV): Cần phải chỉ đạo tổ chức thực hiện thông qua quy chế công khai dân chủ, từ đó đã khơi dậy được lòng nhiệt tình, hăng say lao động, tinh thần đoàn kết của công nhân viên chức. Phát huy tính tự giác của quần chúng thông qua quy chế công khai dân chủ trong doanh nghiệp nên nhiều vấn đề khó khăn phức tạp trong sản

xuất, quản lý đã được CBCNV bàn bạc thống nhất chủ trương và biện pháp thực hiện, được CBCNV nhiệt tình ủng hộ và đạt kết quả tốt.

-Sự năng động trong quản lý: CBCNV cần nhận thức rõ quan điểm của Nhà nước và toàn ngành kinh doanh về vấn đề chỉ độc quyền quản lý, không độc quyền kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.

-Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả, ưu tiên cho việc hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, công trình phục vụ kinh doanh điện năng, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động.

Nhân tố khách quan:

- Vấn đề chi phí cao của các dự án năng lượng tái tạo, thêm vào đó là thiếu sự thúc đẩy cũng như hỗ trợ của Chính phủ, khiến cho nhiều doanh nghiệp tin rằng năng lượng tái tạo là không khả thi hoặc sẽ có nhiều rủi ro đối với sự đầu tư của họ.

- Phụ phí gia tăng cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

- Thiếu những thông tin cơ bản về thị trường, thiếu những dự bỏo chính xác: Đây là vấn đề muôn thuở, không phải bây giờ người ta mới nhận ra điều đó mà từ rất lâu đã xác định được điểm yếu kém nhất này của các doanh nghiệp Việt Nam.

s- Chi phí đầu vào: Trong thời gian qua, những biến động thất thường trên thị trường của những loại mặt hàng (Xăng dầu, phân bón, muối, thuốc tân dược,sắt thép, đường, lúa gạo…) không chỉ khiến doanh nghiệp, Nhà nước mà cả người tiêu dùng bị thiệt hại nặng nề.

Trước tình hình một số mặt hàng thiết yếu tăng giá mạnh, vừa qua Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) đã đưa ra đề xuất gồm 7 nhóm giải pháp nhằm điều hành giá cả trong thời gian tới:

1. Đẩy mạnh sản xuất trong nước, điều hành tốt cung cầu, không để xảy ra những mất cân đối cục bộ làm tăng giá.

2. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả chính sách tài chính - tiền tệ nhưng không quá lạm dụng biện pháp này, gây ảnh hưởng đến cam kết quốc tế.

3. Tăng cường năng lực điều hành quản lý thị trường, chống đầu cơ, độc quyền hoặc liên kết độc quyền về giá.

4. Điều hành giá để thúc đẩy sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng.

5. Quản lý giá thành, chi phí lưu thông, tổ chức, điều tra chi phí sản xuất, lưu thông đối với một số mặt hàng: điện, sắt thép, phân bón, xi măng, giấy, bưu chính viễn thông, cước hàng không, dịch vụ hàng hải.

6. Thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích, dự báo giá cả thị trường thế giới và trong nước.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ điều hành giá cả của Nhà nước, quan hệ giá trong nước và nước ngoài trong hội nhập, từ đó ngăn ngừa tác động tâm lý đẩy giá lên cao

Kết luận :

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường đều phải tìm mọi biện pháp để tăng lợi nhuận cho mình, muốn vậy thì một nhiệm vụ không thể không quan tâm là công tác quản lý giá thành và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình. Trên cơ sỏ sản phẩm có chất lượng phù hợp với thị hiếu khách hang và có giá thành hạ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách giá cả nhằm cạnh tranh và mởi rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp mình, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, quy mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu biện pháp giảm giá thành điện năng tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w