Quá trình hình thành phát triển và vai trò nhiệm vụ của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lạ

Một phần của tài liệu biện pháp giảm giá thành điện năng tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 33 - 37)

CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

I. Quá trình hình thành phát triển và vai trò nhiệm vụ của Công ty cổphần Nhiệt điện Phả Lại phần Nhiệt điện Phả Lại

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại trước kia là thành viên trực thuộc Công ty điện lực I nay là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty được xây dựng bên bờ sông Thương, cạnh quốc lộ 18, thuộc địa phận thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương với tổng diện tích mặt bằng xây dựng là 116,4 ha. Trong đó mặt bằng xây dựng nhà máy 39,25 ha còn lại là các công trình phụ trợ khác.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại do Liên Xô (cũ) giúp ta khảo sát, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng và lắp đặt. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 17 tháng 5 năm 1980 theo sơ đồ khối với công suất thiết kế 440MW gồm 4 tổ máy tua bin máy phát có 8 lò hơi thiết kế hai lò cho một máy và mỗi máy là 110MW.

Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Các tổ máy của nhà máy điện Phả Lại lần lượt xây dựng xong và đưa vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ phụ tảu trong thập kỷ 80.

Tổ máy đầu tiên được khánh thành và hòa vào lưới điện ngày 28 tháng 10 năm 1983, sau đó cứ mỗi năm các tổ máy 2, 3, 4 lần lượt được đưa vào hoạt động.

Tổ máy 2 khánh thành và hòa vào lưới điện ngày 01/9/1984 Tổ máy 3 khánh thành và hòa vào lưới điện ngày 12/12/1985 Tổ máy 4 khánh thành và hòa vào lưới điện ngày 29/11/1986.

Khi nhà máy được cắt băng khánh thành thì cũng là lúc sản lượng điện sản xuất ra ≈ 4,4 tỷ KWh.

Sau hơn 24 năm nhà máy đi vào sản xuất, nhà máy đã trải qua các giai đoạn ;

• Giai đoạn 1983 ÷ 1989 : Phát điện tối đa

Thời gian này do thiếu điện, hơn nữa thiết bị máy móc còn mới nên nhà máy khai thác ở mức tối đa. Năm 1988 nhà máy đạt sản lượng cao nhất là 2,548 tỷ KWh điện bằng 89% sản lượng thiết kế.

• Giai đoạn 1990 ÷ 1993 : Sản lượng co hẹp

Do các tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình lần lượt đi vào hoạt động nên sản lượng của nhà máy diảm dần, chỉ còn 0,616 tỷ KWh vào năm 1992 là 0,397 tỷ KWh, vào năm 1993 bằng 21,5% và bằng 13,8% sản lượng thiết kế, không những thế nhà máy còn phải lắp đặt thiết bị phòng mòn cho lò hơi và tua bin và thực hiện quy trình bảo dưỡng dài hạn.

• Giai đoạn 1994 ÷ 1998 ; Phục hồi sản xuất

Tháng 7 năm 1994, đường dây 500KV xuyên việt được đưa vào vận hành, cấp điện cho miền Trung , miền Nam do vậy sản lượng điện của nhà máy tăng dần lên.

• Giai đoạn 1999 đến nay :

Tháng 5 năm 1998 dây chuyền 2 được khởi công xây dựng với 2 tổ máy có tổng công suất 600MW (mỗi tổ máy 300MW). Tổ máy 1 dây chuyền 2 được đưa vào vận hành tháng 10/2001 và tổ máy 2 được đưa vào vận hành

tháng 5/2002, cung cấp cho hệ thống mỗi năm khoảng 5 tỉ KWh. Đây là dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa cao, thiết bị chủ yếu được chế tạo từ các nước G7.

Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1995 Nhà máy là đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam ( theo quyết định số 121NL/TCCB-LĐ ngày 04/3/1995 của Bộ Năng lượng), hạc toán phụ thuộc.

Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Bộ Công Nghiệp cú quyết định số 16/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạc toán độc lập – thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam ( nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam). Ngày 18 tháng 5 năm 2005 Tổng công ty điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV-EVNTCKT hướng dẫn bàn giao tài chính chuyển các nhà máy điện thành Công ty hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo đó Công ty Nhuệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/7/2005.

Ngày 31/12/2004 Bộ Công Nghiệp có QĐ số 3537/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Nhà máy nhiệt điện Phả Lại năm 2005.

Ngày 24/10/2005 Bộ Công Nghiệp có QĐ số 3496/QĐ-BCN về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

Ngày 26/01/2006 Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh điện năng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện. Phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng những nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩmm chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện.

• Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng

• Thí nghiệm, điều chỉnh các thiết bị điện.

• Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng.

• Tư vấn giám sát thi công xây lắo các công trình điện.

• Mua bán xuất nhập khẩu đầu tư thiệt bị.

• Sản xuât kinh doanh vật liệu xây dựng.

• Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư phụ tùng cơ – nhiệt điện.

• Đầu tư các công trình nguồn và lưới điện.

• Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc nhà máy điện.

• Bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.

• Ngành nghề bổ sung trong điều lệ sửa đổi được thông qua Đại hội cổ đông thường niên ngày 18/4/2007 gồm:

 Đầu tư tài chính và môi giới chứng khoán.

 Kinh doanh bất động sản.

2. Vai trò, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

a. Vai trò :

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một trong những nhà máy chủ lực của ngành điện Việt Nam chiếm khoảng 11,82% trong tổng nguồn điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Nhà máy với công suất thiết kế 440MW do Liên Xô (cũ) giúp ta khảo sát xây dựng cung cấp vật tư thiết bị. So sánh về công suất đứng sau nhà máy điện Phú Mỹ, thủy điện Hòa Bình. Nhưng trong hệ thống điện nhà máy điện Phả Lại có một vai trò đặc biệt quan trọng là : Nếu so sánh về tỷ trọng giữa nhiệt điện với thủy điện, giữa nhiệt điện chạy than với tua bin khí, với diesel, công suất thiết kế tính cho một tổ máy thì tương đương với công suất thiết kế cho một tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa

Bình. Điều muốn nói ở đây là sự tương đương của một tổ máy có thể hỗ trợ công suấtc ho nhau nếu như một trong các tổ máy của nhà máy nào đó phải ngừng hoạt động. Điều này đặc biệt quan trong vận hành hệ thống điện, nếu như công suất không được hỗ trợ kịp thời sẽ gây lên tình trạng mất cân đối giữa phụ tải (người tiêu dùng sản phẩm) với công suất được phát ra (điên năng) và dẫn đến nguy cơ rã lưới điện tức là toàn bộ hệ thống điện không được nối với nhau nữa, lúc này các nhà máy điện khác không thể cung cấp điện năng lên đường dây để truyền tải đi được nữa.

Ngoài ra nhà máy điện Phả Lại còn làm nhiệm vụ điều tần (duy trì tần số 50Hz) cho hệ thống điện tùy theo yêu cầu của người vận hành hệ thống điện

b. Nhiệm vụ :

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại làm nhiệm vụ sản xuất ra điện năng, sản phẩm của công ty là KWh điện. Năng lượng điện sản xuất ra được phát lên thanh cái qua các biến điện áp nâng điện lên tới 110KV và 220KV đưa ra trạm phân phối để cung cấp lên các đường dây tải điện cao thế đưa đi các nơi tiêu thụ. Tức là cung cấp năng lượng điện lên lưới điện quốc gia. Như vậy nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là sản xuất điện năng, Ngoài ra công ty còn làm nhiệm vụ điều tần cho hệ thống điện khi có yêu cầu của hệ thống.

Một phần của tài liệu biện pháp giảm giá thành điện năng tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w