Biện pháp hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu biện pháp giảm giá thành điện năng tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 27 - 29)

III. Phương pháp phân tích sự biến động về giá thành sản phẩm

5.Biện pháp hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung.

Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng chủ yếu phản ánh trình độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành là cơ sở để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất...Vì vậy doanh nghiệp không ngừng tìm mọi phương hướng và biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Các phương hướng về biện pháp hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp là:

- Nâng cao năng suất lao động thể hiện ở khối lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn trong một đơn vị thời gian giữa năm thực tế so với kế hoạch và thực tế năm nay so với năm trước. Bằng biện pháp này, doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí thuộc các chi phí cố định như khấu hao tài sản cố định hoặc

tương đối cố định như chi phí phân xưởng, chi phí quản lý xí nghiệp. Do sản lượng sản phẩm tăng và với điều kiện các yếu tố trên không thay đổi, mức chi phí thuộc các yếu tố đó tính vào giá thành sản phẩm sẽ giảm bớt.

Trong thực tế để nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp phải dựng biện pháp đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động bằng cách nâng mức lương, nâng mức tiền thưởng lấy ở trong quỹ lương. Để chi phí tiền lượng không ảnh hưởng đến mức hạ giá thành, doanh nghiệp cần phải tính toán để tỷ lệ % thực hiện kế hoạch quỹ lương nhỏ hơn tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá trị tổng sản lượng hoặc sản lượng.

- Hạ mức tiêu hao các loại nhiên liệu bằng cách cải tiến phương pháp chế biến nhằm giảm bớt khối lượng nguyên vật liệu, vật liệu dư thừa, phế liệu. Nâng cao khối lượng sản phẩm thu được từ 1 lượt sản xuất dựa trên sử dụng kỹ thuật tiến bộ hoặc nâng cao chất lượng cuả nguyên vật liệu. Tất cả các công việc đó đều có tác dụng giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu so với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cũ.

- Hạ thấp định mức tiêu hao nhiên liệu, động lực trên cơ sở các biện pháp bảo đảm cho máy móc thiết bị luôn luôn ở tình trạng kỹ thuật tốt, vận hành máy móc thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật cho phép.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị bằng cách nâng cao số ca hoạt động, giảm bớt thời gian ngừng làm việc của máy móc thiết bị phải sửa chữa bất thường. Dựa vào biện pháp này có thể nâng cao được sản lượng và có thể giảm bớt được yếu tố chi phí sử dụng cố định khiến cho khi sản lượng tăng lên chi phí phân bổ vào giá thành một đơn vị giảm xuống.

- Giảm thấp giá thành đơn vị các loại nguyên nhiên vật liệu bằng cách sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý như chở hàng hai chiều, chở đúng công suất của phương tiện, rút bớt thời gian chờ đợi để tăng thêm số chuyến.

Tăng cường khảo sát thăm dò giá cả nguyên vật liệu cần mua, chọn địa điểm mua thích hợp ở nơi gần nơi sản xuất sản phẩm vì hiện tại đang là cơ chế thị trường. Tích cực khắc phục, giảm bớt hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển.

- Giảm bớt chi phí quản lý ở cấp phân xưởng cũng như chi phí tiêu thụ, chi phí quản lý xí nghiệp bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý, giảm bớt các chi phí hội họp không cần thiết.

- Khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về sản phẩm hỏng và ngừng sản xuất do sự cố chủ quan gây ra. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý để không gây ách tắc trong sản xuất và không bị ứ đọng vốn lưu động quá nhiều để có thể hạn chế lãi suất vay ngân hàng không đáng cú.

- Không ngừng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý, tổ chức quá trình công nghệ với mục tiêu rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm giá thành đơn vị sản phẩm.

Một phần của tài liệu biện pháp giảm giá thành điện năng tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 27 - 29)