Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn tại NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2009 2011)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 50 - 53)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.4 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn tại NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2009 2011)

tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua các năm có chiều hướng tăng điều này là tắt nhiên vì doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh qua các năm thì khó tránh khỏi nợ xấu của ngân hàng tăng lên. Nợ xấu là loại nợ đã đến hạn mà khách hàng không đến trả cho ngân hàng, nợ quá hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng qua từng năm thì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng bị thua lỗ và dẫn đến phá sản. Do đó chỉ tiêu nợ xấu là chỉ tiêu luôn được các ngân hàng quan tâm. Sau đây là tình hình nợ xấu tại NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. Được thể hiện thông qua bảng 11 sau.

Bảng 11: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. N - LN 6.816 4.017 2.629 (2.799) (41,06) (1.388) (34,55) 2. Thủy sản 1.257 522 880 (735) (58,47) 358 68,58 3. CN - TTCN 857 1.270 35.012 413 48,19 33.742 2656 3. TM - DV 3.878 7.846 12.910 3.968 102,3 5.064 64,54 4. Ngành Khác 3.845 6.340 6.589 2.495 64,89 249 3,92 Tổng nợ xấu 16.653 19.995 58.020 3.342 20,06 38.025 190

Ghi chú: N – LN: Nông – lâm nghiệp

CN – TTCN: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp TM – DV: Thương mại – dịch vụ

Ngành nông- lâm nghiệp: Nhìn vào bảng 11 ta thấy nợ xấu đối với ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2009 nợ xấu là 6.816 triệu đồng, đến năm 2010 là 4.017 triệu đồng giảm 2.799 triệu đồng với tốc độ giảm 41,06% so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ xấu là 2.629 triệu đồng giảm 1.388 triệu đồng với tốc độ giảm 34,55% so với năm 2010. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với ngành thủy sản: Nhìn chung, nợ xấu của ngành cũng tăng dần và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ xấu. Cụ thể, năm 2009 là 1.257 triệu đồng đến năm 2010 doanh số nợ xấu là 522 triệu đồng giảm 735 triệu đồng tương đương giảm 58,47% so với năm 2009. Đến năm 2011 nợ xấu đạt 880 triệu đồng tăng 358 triệu đồng, tỷ lệ tăng 68,58% so với năm 2010. Nguyên nhân do thiên tai, thời tiết khô hạn, dịch bệnh, làm cho cá chết, giá cả vật tư tăng cao nên làm cho một số hộ nuôi thủy sản làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên xin ngân hàng gia hạn nợ dẫn đến nợ xấu tăng.

Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: Nhìn chung, nợ xấu của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm nhưng tăng mạnh nhất là ở năm 2011. Năm 2010 đạt hơn 1.270 triệu đồng, tăng hơn 413 triệu đồng với tốc độ tăng hơn 48,19% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì nợ xấu tăng lên rất cao 35.012 triệu đồng, tăng 33.742 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2656% so với năm 2010. Bởi vì chế biến nông sản là thế mạnh của tỉnh, hầu hết khách hàng vay vốn đều kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng chỉ không thu hồi được nợ trong trường hợp một số cơ sở thu mua với giá cao từ bà con nông dân nhưng sau đó lại bán cho các nhà máy xay xát với giá khá thấp.

Đối với ngành thương mại- dịch vụ: Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn ngành thương mại - dịch vụ đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 7.846 triệu đồng tăng 3.968 triệu đồng, tỷ lệ tăng 102,3% so với năm 2009, đến năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 12.910 triệu đồng tăng 5.064 triệu đồng tương đương tăng 64,54% so với năm 2010. Nguyên nhân do chính sách phát triển của tỉnh nên ngân hàng đã đầu tư cho vay vào ngành thương mại- dich vụ ngày càng tăng, tuy doanh số thu nợ của ngành này tăng nhưng vẫn còn một số khách hàng làm ăn thua lỗ nên xin ngân hàng gia hạn nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 tăng.

Ngành khác: Nợ xấu đối với ngành khác cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009 nợ xấu là 3.845 triệu đồng, đến năm 2010 là 6.340 triệu đồng tăng 2.495 triệu đồng với tốc độ tăng 64,89% so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ

xấu là 6.589 triệu đồng tăng 249 triệu đồng tương đương tăng 3,92% so với năm 2010.

Nhìn chung lại, nếu xét theo ngành kinh tế thì nợ xấu trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, vì ngành này nhu cầu vốn phần lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mất mùa thì không thể thu hồi vốn được mà phải tiếp tục đầu tư vốn cho vụ sau, nợ xấu ngành thương mại dịch vụ tuy cao trong năm 2010, nhưng ngân hàng phấn đấu giảm dư nợ ngành này trong tương lai vì ngành này không thuộc bên lĩnh vực ngân hàng nông nghiệp, vì vậy công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn.

Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn vào bảng 12 ta thấy nếu xét theo thành phần kinh tế thì nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2010 nợ xấu tăng 20,06% so với năm 2009. Sang năm 2011 nợ xấu tăng 190% so với năm 2010. trong đó tỷ lệ nợ xấu đối với hộ gia đình cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của ngân hàng.

Bảng 12: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2009-2011)

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % HGĐ- CN 16.236 11.852 12.087 (4.384) (27,00) 235 1,98 DNNN 0 0 0 0 0 0 0 DNNQD 417 8.143 45.934 7.726 1852 37.791 464 Tổng nợ xấu 16.653 19.995 58.021 3.342 20,06 38.026 190

(nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: HGĐ – CN: Hộ gia đình – cá nhân

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đối với Hộ gia đình- cá nhân: xét trong cơ cấu nợ xấu trong 3 năm từ 2009-2011 thì hộ gia đình cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần. Trong năm 2010 đạt 11.852 triệu đồng giảm 4.384 triệu đồng tương đương giảm 27,00% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì nợ xấu đạt 12.087 triệu đồng tăng 235 triệu đồng tỷ lệ tăng 1,98% so với năm 2010. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, không đúng mục đích,…hay chưa ý thức được việc trả nợ vay đúng hạn cũng làm tăng nợ xấu trong những năm qua. Bên cạnh đó còn

có yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng ngân hàng quản lý chưa chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ qui định thủc tục tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Nhìn chung nợ xấu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 8.143 triệu đồng tăng 7.726 triệu đồng tỷ lệ tăng 1852% so với năm 2009. Qua năm 2011 nợ xấu đạt 45.934 triệu đồng tốc độ tăng cao 37.791 triệu đồng tương đương tăng 464% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các dự án xin vay vốn hoạt động không hiệu quả trong thực tế( như lạm phát cao, không lường trước có thêm đối thủ cạnh tranh, hàng tồn kho nhiều…). Ngoài ra các báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi cho ngân hàng thẩm định không đúng với tình hình kinh doanh thực tế nên ngân hàng xếp loại khách hàng sai dẫn đến ngân hàng gặp khó khăn khi thu hồi vốn. Nguyên nhân bất khả kháng như hỏa hoạn, cơ sở sản xuất kinh doanh bị giải thể, cũng làm gia tăng nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w