Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2009-2011)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 50)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2009-2011)

tỉnh Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Muốn vậy thì ngân hàng chọn cho mình khách hàng quen thuộc đảm bảo về mặt tài chính có dư nợ lớn nhưng có uy tín đối với ngân hàng. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng đánh gía đúng năng lực của khách hàng.

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do những nguyên nhân khách quan hay những nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ trong hạn và nợ xấu. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Do đó ngân hàng cần phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Nhìn vào bảng 9 ta thấy dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm cụ thể là:

Ngành nông- lâm nghiệp: Dư nợ ngành nông lâm nghiệp ngày càng tăng và có xu hướng tăng cao trong những năm tới. Tuy nhiên, trong năm 2009 dư nợ là 1.391.443 triệu đồng, đến năm 2010 là 866.376 triệu đồng giảm 525.067% triệu đồng giảm 37,97% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ là 1.281.582 triệu đồng tăng 415.206 triệu đồng, tương đương tăng 47,92% so với năm 2010. Nguyên nhân dư nợ ngành nông lâm nghiệp là do công nghệ ngày càng phát triển, ngày nay việc cắt lúa, cày xới đất đã được tiện lợi hơn với các máy móc, thiết bị nông nghiệp, nhưng chi phí mua sắm các thiết bị này cũng

không nhỏ và thế là nhu cầu vốn lại xuất hiện và dư nợ ngân hàng đã tăng lên cho khoản máy móc thiết bị này. Qua đó cho thấy, lĩnh vực kinh doanh sản xuất nông nghiệp vẫn là lĩnh vực trọng tâm và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, lĩnh vực này đang tăng trưởng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế và các khách hàng thuộc lĩnh vực này không chỉ là khách hàng truyền thống của ngân hàng mà còn là những khách hàng đầy tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 9: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế năm (2009-2011) ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. N - LN 1.391.443 866.376 1.281.582 (525.067) (37,73) 415.206 47,92 2. Thủy sản 137.348 128.166 147.016 (9.18) (6,68) 18.850 14,70 3. CN - TTCN 214.696 263.050 296.682 48.354 22,52 33.632 12,79 3. TM - DV 784.896 860.864 1.184.124 75.968 9,68 323.260 37,55 4. Ngành Khác 488.661 1.500.276 1.329.137 1.011.615 207 (171.139) (11,40) Tổng dư nợ 3.017.044 3.618.732 4.238.541 601.688 19,94 619.809 17,12

(nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: N – LN: Nông – lâm nghiệp

CN – TTCN: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp TM – DV: Thương mại – dịch vụ

Thủy sản: Qua số liệu bảng 9 cho thấy ngành thủy sản có dư nợ không đáng kể, chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong tổng cơ cấu dư nợ. Năm 2009 dư nợ là 137.348 triệu đồng, đến năm 2010 là 128.166 triệu đồng giảm 9.18 triệu đồng tương đương giảm 6,68% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ là 147.016 triệu đồng tăng 18.850 triệu đồng tương đương tăng 14,70% so với năm 2010. Nguyên nhân là vì ngân hàng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Do thiên tai mưa bão thường xuyên xảy ra nhiều hơn trong năm, kèm theo chi phí cho hoạt động tăng theo chỉ số giá tiêu dùng đã cho hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ hoặc không đạt hiệu quả như trước, một số khoản vay xin cơ cấu lại nợ, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm tỷ lệ các khoản vay tăng tương đối trong năm 2011.

Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng đều qua các năm. Đạt hơn 296.682 triệu đồng vào năm 2011. Ngân hàng đã tiếp cận được lĩnh vực chế biến nông sản cũng như công nghiệp đây là những ngành có thế mạnh của tỉnh. Nguyên nhân là những doanh nghiệp có quy mô thì đã trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng vì có nhiều chính sách ưu đãi.

Thương mại- dịch vụ: Hiện nay, ngành thương mại và dịch vụ đang đạt được những kết quả nhất định, có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh nhà. Với điều kiện thuận lợi trên, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư cho ngành này trong tương lai. Tại NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, năm 2010 có dư nợ của ngành đạt hơn 860.864 triệu đồng tăng 75.968 triệu đồng tương đương 9,68% so với năm 2009. Tiếp theo trong năm 2011 dư nợ là 1.184.124 triệu đồng tăng 323.260 triệu đồng tỷ lệ tăng 37,55% so với năm 2010. có được kết quả trên là do ngân hàng đã chủ động hơn trong cho vay bằng việc áp dụng nhiều chính sách thông thoáng, ưu đãi để tiếp cận khách hàng mới, tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại, cố gắng điều chỉnh lãi suất để không mất những khách hàng có hạn mức dư nợ cao, thường xuyên, khá uy tín,…

Ngành khác: Cũng như kinh doanh thương mại dịch vụ thì ngành nghề khác tình hình dư nợ cũng có chiều hướng tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 dư nợ là 1.500.276 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao 1.011.615 triệu đồng, tỷ lệ đạt 207% so với năm 2009. Chính vì vậy trong tổng dư nợ của ngân hàng khi được chia theo ngành kinh tế là ngành có dư nợ cao nhất trong năm 2010. Nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống 171.139 triệu đồng, giảm gần 11,40% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do những ngành nghề này trong năm làm ăn không hiệu quả, thiên tai, mất mùa, dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Với nhu cầu xã hội phát triển thì các ngành nghề để phục vụ đời sống tiêu dùng của người dân cũng phát triển và tăng lên nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đó ngân hàng đã sẵn sàng gia tăng doanh số cho vay nên tổng dư nợ cũng gia tăng theo.

Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, qui mô hoạt động của chi nhánh. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với số thu nợ báo cáo qua từng năm của ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay.

Hộ gia đình- cá nhân: các hộ gia đình- cá nhân cũng có dư nợ tăng dần với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, dư nợ năm 2010 đạt 2.775.566 triệu đồng và tăng 396.789 triệu đồng tương đương tăng 16,68% so

với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ đạt hơn 3.188.557 triệu đồng và tăng 412.991 triệu đồng tỷ lệ tăng 14,87% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng chủ yếu là do ngân hàng áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với bà con nông dân, do việc buôn bán của các hộ kinh doanh nhỏ thường mang tính thời vụ nên họ thường vay vào cuối năm nay nhưng đến đầu năm sau mới hoàn trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 10: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch2011/2010 Số tiền % Số tiền % HGĐ- CN 2.378.777 2.775.566 3.188.557 396.789 16,68 412.991 14,87 DNNN 7.130 15.461 18.535 8.331 116 3.074 19,88 DNNQD 631.137 827.705 1.031.450 196.568 31,14 203.745 24,61 Tổng Dư nợ 3.017.044 3.618.723 4.238.542 601.679 19,94 619.819 17,12

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: HGĐ – CN: Hộ gia đình – cá nhân

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đối với thành phần doanh nghiệp nhà nước: Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ đối với thành phần doanh nghiệp nhà nước là liên tục tăng qua các năm. Vào năm 2010 ngân hàng có dư nợ đạt hơn 15.461 triệu đồng và tăng 8.331 triệu đồng tỷ lệ tăng 116% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ là 18.535 triệu đồng tăng lên 3.074 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,88% so với năm 2010. nguyên nhân dẫn đến dư nợ một phần là do nhu cầu vốn tín dụng tăng và một phần là do khách hàng trả nợ vay không tốt, điều này có nghĩa là bên cạnh việc đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả ngày một nhiều thì còn do nợ tồn đọng lại ở các năm trước của những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Vì là thành phần kin tế được ngân hàng chú trọng đầu tư nên tất yếu sẽ có dư nợ tăng cả về tỷ trọng lẫn về số tuyệt đối trong những năm qua. Năm 2010 dư nợ đạt 827.705 triệu đồng tăng 196.568 triệu đồng tương đương tăng 31,14% so với năm 2009. Cho đến năm 2011 thì dư nợ lại tăng tiếp đạt 1.031.450 triệu đồng tăng 203.745 triệu đồng tương đương tăng 24,61% so với năm 2010. Tiềm năng mở rộng dư nợ trong các doanh nghiệp còn rất lớn vì có thể số lượng các doanh nghiệp mới sẽ tăng mạnh lên trong các năm tới vì Việt Nam gia nhập WTO. Tóm lại, dư nợ tín dụng đều gia tăng qua các năm và còn có sự chênh lệch lớn giữa các thành phần kinh tế với nhau. Sự

chênh lệch này phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng khẳng định vai trò đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w